Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Khái quát về đề án đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ học đạt trình độ quốc tế

Thứ hai - 29/03/2010 14:26
Đề án đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ học đạt trình độ quốc tế của Trường Đại học KHXH&NV là 1 trong 16 đề án đào tạo bậc cử nhân đạt trình độ quốc tế ở ĐHQG Hà Nội. Mục tiêu của đề án là nâng chất lượng đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ học đạt trình độ quốc tế, đồng thời tăng cường năng lực, hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy và quản lí theo chuẩn mực quốc tế.

Đề án đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ học đạt trình độ quốc tế của Trường Đại học KHXH&NV là 1 trong 16 đề án đào tạo bậc cử nhân đạt trình độ quốc tế ở ĐHQG Hà Nội. Mục tiêu của đề án là nâng chất lượng đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ học đạt trình độ quốc tế, đồng thời tăng cường năng lực, hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy và quản lí theo chuẩn mực quốc tế.

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Nâng cao chất lượng đào tạo đạt đến trình độ quốc tế

Mục tiêu quan trọng nhất của Đề án là nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhân ngành Ngôn ngữ học đạt đến trình độ quốc tế. Các cử nhân Ngôn ngữ học tốt nghiệp chương trình đào tạo này phải có các kiến thức và kĩ năng chuyên môn, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và làm việc trong các môi trường văn hóa – xã hội khác nhau, đạt trình độ của các trường tiên tiến trong khu vực vào năm 2015 (tương đương với các trường tiên tiến trong khu vực như ĐH Chukalongkorn, ĐH Chiang Mai của Thái Lan) và các trường trong Top 100 của thế giới vào năm 2020 (tương đương Đại học Quốc gia Seoul của Hàn Quốc, hoặc Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc).

2. Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động nghiên cứu, giảng dạy

Vì nhiều lí do khác nhau, hiệu quả hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của các ngành nói chung và ngành Ngôn ngữ học nói riêng còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và còn có khoảng cách khá xa so với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Với sự đầu tư về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất trên, Đề án hướng đến mục tiêu thứ hai là tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của cơ sở đào tạo theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế, phấn đấu đạt chuẩn của các trường ở Top 200 của thế vào năm 2015 và chuẩn của các trường trong Top 100 của thế giới vào năm 2020.

3. Tăng cường cơ sở vật chất và đổi mới phương thức quản lí

Một trong những hạn chế chính làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam là cơ sở vật chất quá nghèo nàn, kinh phí đào tạo ít ỏi, phương thức quản lý đào tạo lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đề án này, với nguồn kinh phí dự kiến khoảng 3000USD/sinh viên/năm, hướng đến mục tiêu đầu tiên là bước đầu đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo ở mức trung bình của các nước trong khu vực (cho giai đoạn 2008-2012), đồng thời tạo ra những thay đổi về phương thức quản lí theo các chuẩn mực quốc tế.

4. Bồi dường nguồn nhân lực cho các giai đoạn kế tiếp

Cũng vì nhiều lí do khác nhau, chất lượng đội ngũ giảng viên đại học của Việt Nam nói chung và của Khoa Ngôn ngữ học nói chung hiện tại còn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, không chỉ về bằng cấp mà cả trình độ. Vì vậy, mục tiêu thứ ba của Đề án là bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên với nhiều hình thức khác nhau (tổ chức đào tạo thêm về chuyên môn và ngoại ngữ, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng thu nhập cho đội ngũ giảng viên, v.v…) để họ dần dần bắt kịp với trình giảng viên của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC

- Chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ để tăng tính chủ động cho sinh viên.

- Tăng dần số lượng các môn lựa chọn từ 15% năm 2007 đến 40% năm 2010, đáp ứng yêu cầu lựa chọn môn học và người dạy của sinh viên.

- Triển khai việc đào tạo theo chuyên ngành cho sinh viên đáp ứng yêu cầu lựa chọn chuyên ngành và định hướng chuyên môn sâu cho sinh viên.

- Tăng thời lượng các giờ học thảo luận, thực hành, tự học/tự nghiên cứu và các hoạt động ngoại khóa,thực tế, thực tập nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn.

- Kết hợp giữa hình thức dạy bằng ngoại ngữ và bản ngữ theo hướng tăng dần các môn dạy bằng ngoại ngữ, phấn đấu đến năm 2010 có 25% các môn dạy bằng tiếng Anh và 25% các môn dạy bằng cả hai ngôn ngữ Anh và Việt. - Tăng cường sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập (các phương tiện nghe nhìn, internet...).

III. PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ

1. Kiểm tra đánh giá môn học

Kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá theo qui chế đào tạo đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội và các qui định thường áp dụng ở các trường tiên tiến của thế giới:

- Sử dụng các bài kiểm tra nhanh trên lớp, các bài tập về nhà

- Tổ chức thảo luận (seminar), hoạt động nhóm trong hoặc ngoài lớp.

- Viết các bài tổng quan (overview), báo cáo (reoport) họăc tiểu luận (essay)

- Thi giữa kỳ (middle–term) và cuối kỳ (final examination)

- Khóa luận tốt nghiệp (graduation paper)

2. Kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo

- Kết hợp với Trung tâm kiểm định của Trường để xây dựng bộ tiêu chí kiểm định chất lượ ng đào tạo trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các trường tiên tiến của khu vực và thế giới.

- Tiến hành kiểm định chất lượng đào tạo định kì và so sánh với kết quả kiểm đinh của các chương trình đào tạo khác để điều chỉnh về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, chính sách đầu tư và phương pháp quản lí.

IV. SÀNG LỌC, CHUYỂN ĐỔI SINH VIÊN

- Các sinh viên năm thứ nhất ở các ngành khác đủ các điều kiện sau đây sẽ được xét tuyển bổ sung vào năm thứ hai (không xét tuyển bổ sung vào năm thứ ba và năm thứ tư) của chương trình đào tạo này:

+ Đạo đức tác phong, ý thức tổ chức kỉ luật tốt

+ Có điểm trung bình học tập của năm thứ nhất đạt ≥ 3.2 điểm.

+ Đạt trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

- Các sinh viên vi phạm một trong các điểm sau đây sẽ không được nhận học bổng từ chương trình này trong một học kì:

+ Bị xử lí kỉ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

+ Có trên 10 % điểm thi lần đầu của các môn học trong một học kì (tín theo số tín chỉ) dưới 5,5 điểm (loại D)

+ Có điểm thi trung bình chung của học kì dưới 2.5 điểm

+ Không đạt điểm ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình.

- Các sinh viên vi phạm một trong các điểm sau đây sẽ không được đề nghị cấp bằng tốt nghiệp chương trình đạt trình độ quốc tế:

+ Bị xử lí kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên:

+ Có trên 5% điểm thi lần đầu các môn học trong toàn khóa (tín theo số tín chỉ) duới 5,5 điểm (loại D)

+ Có điểm trung bình chung của toàn khóa dưới 2.5.

- Các sinh viên không được cấp bằng tốt nghiệp chương trình đạt trình độ quốc tế có thể thi tốt nghiệp để nhận bằng tốt nghiệp hệ chuẩn, nếu đáp ứng các điều kiện qui định của Qui chế đào tạo đại học của Đại học quốc gia Hà Nội.

V. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SINH VIÊN

- Được các nhà khoa học đầu ngành, các giáo sư, giảng viên có trình độ và kinh nghiệm, có uy tín trong nước và quốc tế trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

- Được cung cấp hoặc sử dụng miễn phí các tài liệu học tập, được ưu tiên sử dụng các phương tiện,trang thiết bị kĩ thuật, thư viện và hệ thống internet phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học.

- Được ưu tiên xét cấp học bổng của Đề án và của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Định mức học bổng của Đề án và tiêu chuẩn để được nhận học bổng của Đề án (xét theo từng học kì) như sau:

+ Học bổng A (4 triệu đồng /học kì): Dành cho 10% sinh viên có điểm TBC cao nhất trong học kì và giá trị điểm TBC ≥ 3.6, tối đa 6 suất/học kì.

+ Học bổng B (3 triệu đồng/học kì): Dành cho 15 % sinh viên có điểm TBC của học kì ở mức cao tiếp theo và giá trị điểm TBC ≥ 3.2, tối đa 9 suất/học kì.

+ Học bổng C (2 triệu đồng/học kì): Dành cho 25 % sinh viên có điểm TBC của học kì ở mức cao tiếp theo và giá trị điểm TBC ≥ 2.5, tối đa 15 suất/học kì. Như vậy, hàng năm có khoảng 50% số sinh viên của lớp sẽ được nhận học bổng nếu đạt các tiêu chuẩn bình xét. - Đựơc phân công giảng viên làm cố vấn khoa học; thực hiện các đề tài khoa học và tổ chức các hoạt động ngoại khoá khác.

- Được hỗ trợ kinh phí để đi thực tập, thực tế ở trong nước và nước ngoài với định mức như sau:

+ Sinh viên có điểm TBC 3 năm đầu ≥ 3.2: được hỗ trợ 01 lần đi thực tập ở nước ngoài với mức từ 10 đến 20 triệu đồng (Ban Quản lí sẽ qui định kinh phí và thời gian cụ thể dựa trên kết quả học tập)

+ Tất cả các sinh viên được hỗ trợ kinh phí đi kiến tập, thực tập, thực tế trong nước với mức bình quân 3 triệu đồng/sinh viên/khóa.

- Các sinh viên đạt loại giỏi trở lên, có điểm rèn luyện tốt, được ưu tiên xét chuyển tiếp cao học, nghiên cứu sinh, tuyển chọn làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của ĐHQG Hà Nội.

- Sinh viên tốt nghiệp thủ khoa hoặc á khoa sẽ được giữ lại Khoa, được cử đi NCS ở nước ngoài với sự hỗ trợ học bổng của Chương trình (khoảng từ 200 đến 500 triệu đồng, phụ thuộc vào chương trình và địa điểm đào tạo), nếu cam kết sau khi tốt nghiệp trở về công tác tại Khoa Ngôn ngữ học.

- Các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng có học lực khá (có điểm TBC của học kì ≥ 2.5) sẽ được xét trợ cấp khó khăn.

Tham khảo:

Tác giả: no1knows

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây