Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu các Phó Hiệu trưởng nhiệm kì 2009-2014

Thứ hai - 02/11/2009 23:08

Sáng nay, 02/11/2009, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu các Phó Hiệu trưởng nhiệm kì 2009-2014. Tới dự có TS. Trịnh Ngọc Thạch - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ ĐHQGHN.

Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu các Phó Hiệu trưởng nhiệm kì 2009-2014
Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu các Phó Hiệu trưởng nhiệm kì 2009-2014

Sáng nay, 02/11/2009, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu các Phó Hiệu trưởng nhiệm kì 2009-2014. Tới dự có TS. Trịnh Ngọc Thạch - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ ĐHQGHN.

Hội nghị đã nghe các báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của PGS.TS Phạm Gia Lâm, PGS.TS Lâm Bá Nam, PGS.TS Vũ Đức Nghiệu trên cương vị là các Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kì 2004-2009. Các ý kiến phát biểu tại hội nghị nhất trí đánh giá các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhiệm kì vừa qua đã hoàn thành tốt công việc được giao, thể hiện được sự tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có đạo đức và tác phong mẫu mực trong cuộc sống.


PGS.TS Lâm Bá Nam trình bày báo cáo tự đánh giá tại Hội nghị. (Ảnh: NA/ game đánh chắn online đổi thưởng
)

Tiếp đó, TS. Đặng Xuân Kháng - Trưởng phòng TCCB - thông báo về quy trình giới thiệu bổ nhiệm các Phó Hiệu trưởng nhiệm kì 2009 - 2014 và các tiêu chuẩn bắt buộc đối với vị trí Phó Hiệu trưởng. GS.TS. Nguyễn Văn Khánh - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường - thay mặt Thường vụ Đảng uỷ, Ban giám hiệu giới thiệu nhân sự dự kiến cho cương vị Phó Hiệu trưởng nhiệm kì tới. Theo đó, các Phó Hiệu trưởng dự kiến gồm 03 đồng chí: PGS.TS Vũ Đức Nghiệu - phụ trách công tác tài chính, hành chính và cơ sở vật chất; PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – phụ trách công tác đào tạo đại học và công tác sinh viên; PGS.TS Nguyễn Văn Kim - phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học và quan hệ quốc tế.

Hội nghị tiếp tục nghe nhân sự được giới thiệu trình bày báo cáo dự kiến phương hướng và chương trình công tác trong nhiệm kì tới, đồng thời thảo luận đóng góp ý kiến cho các báo cáo trên.

Kết thúc hội nghị, các đại biểu tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các nhân sự được giới thiệu.

Một số nội dung chính trong chương trình công tác của các nhân sự dự kiến cho cương vị Phó Hiệu trưởng:


PGS.TS Vũ Đức Nghiệu

PGS.TS Vũ Đức Nghiệu khẳng định mình sẽ thực hiện công việc được giao bằng sự tận tâm, lòng chân thành và tinh thần trách nhiệm cao nhất. Chương trình công tác nhiệm kì 2009 - 2014 của PGS.TS Vũ Đức Nghiệu dự kiến tập trung vào các nhiệm vụ chính:

+ Một là tiếp tục theo dõi, thực hiện thu chi tài chính minh bạch, đúng quy định, qua đó góp phần phục vụ có hiệu quả hoạt động của nhà trường; tìm cách tăng nguồn thu cho trường.
+ Hai là tiếp tục chỉ đạo để tạo những đổi mới trong cải cách hành chính.
+ Ba là nâng cấp cơ sở vật chất trong điều kiện hiện có của Nhà trường, quản lí sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.

Xem tóm tắt quá trình công tác của PGS.TS Vũ Đức Nghiệu.


PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn phát biểu: “sẽ cố gắng hết sức mình, với tinh thần trách nhiệm cao nhất của người đảng viên để góp phần thực hiện sứ mệnh của Nhà trường, góp phần giữ vững vị trí hàng đầu đất nước trong đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, đưa nhà trường lên ngang tầm các đại học học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế”.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đối với công tác đào tạo đại học của Nhà trường, yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo điều hành công tác này đúng quy chế ở tất cả các khâu, từ tuyển sinh, tổ chức đào tạo tới tốt nghiệp. Mặt khác, Nhà trường cần tiếp tục đổi mới tư duy về đào tạo, từ cơ cấu ngành nghề cho đến tổ chức đào tạo, quản lí đào tạo; triển khai toàn diện và triển khai theo chiều sâu phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ; đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường nguồn học liệu, giáo trình, bài giảng; triển khai xây dựng chương trình và đào tạo một số ngành kép, ngành chính - phụ, mở rộng thêm một số ngành và chuyên ngành đạt trình độ quốc tế; duy trì và mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế; xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng đón đầu nhu cầu của thị trường lao động; tăng cường tính liên thông giữa các bậc đào tạo, phát huy thành quả của các đề tài, dự án NCKH vào công tác đào tạo.

Về đào tạo không chính quy, tuy đây không phải là hướng ưu tiên phát triển của ĐHQGHN và Trường ĐHKHXH&NV nhưng đây vẫn là mảng đào tạo quan trọng. Phương châm chỉ đạo đối với loại hình đào tạo này là: không chạy theo số lượng, quản lí tốt các công đoạn: tuyển sinh, tổ chức đào tạo và đầu ra, tránh quá tài cho một số ngành và đội ngũ giảng viên thuộc các ngành đó. Điểm cần lưu ý đối với đào tạo không chính quy là cần cân nhắc các tỉ lệ hợp lí liên quan đến số lượng sinh viên được đào tạo hàng nămg nhằm đáp ứng đúng nhu cầu xã hội; khai thác tối đa các yếu tố tích cực của đào tạo tín chỉ áp dụng vào loại hình đào tạo này nhưng phải chú ý tới đặc thù riêng của nó; tích cực triển khai đào tạo từ xa cho nhiều ngành trong trường, phát triển các khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ phục vụ nhu cầu xã hội.

Về công tác sinh viên, báo cáo nhấn mạnh đến hai điểm mấu chốt là tiếp tục chuẩn hoá, hiện đại hoá việc quản lí sinh viên, tăng cường liên thông giữa hai bộ phận đào tạo và quản lí sinh viên; tăng cường nắm bắt tình hình công tác của sinh viên sau khi ra trường, giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa cựu sinh viên và nhà trường, qua đó tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của Nhà trường.

Xem tóm tắt quá trình công tác của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn.


PGS.TS Nguyễn Văn Kim

Trong báo cáo của mình, PGS.TS Nguyễn Văn Kim khẳng định mong muốn được góp sức phấn đấu cùng tập thể nhà trường “nâng cao hơn nữa vị thế khoa học của Trường, góp phần xây dựng một môi trường học thuật, đào tạo đội ngữ cán bộ khoa học trẻ có trình độ chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề”.

Báo cáo nhấn mạnh đến một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường trong thời gian tới là phải tiếp tục xây dựng một số đề tài nghiên cứu lớn, trọng điểm góp phần giải quyết những vấn đề căn bản được đặt ra đối với sự phát triển của đất nước; tổ chức thực hiện một số đề tài nghiên cứu mang tính tiên phong, mũi nhọn để từ đó khẳng định vị thế và trường phái học thuật của Nhà trường; thông qua hoạt động NCKH để rèn luyện, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ.

Về công tác quản lí sau đại học, PGS.TS Nguyễn Văn Kim cho rằng cần thực hiện đúng quy chế, tổ chức bài bản nhưng mang tính nhân văn và chuyên nghiệp hơn nữa. Đặc biệt, Nhà trường và các đơn vị cần xây dựng định hướng nghiên cứu trọng tâm cho mỗi ngành học nhằm thích ứng với trình độ, xu thế đào tạo, nghiên cứu hiện nay của khu vực; xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu gồm nhiều thế hệ nhằm tạo điều kiện truyền nối các kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu cũng như hoàn thiện hệ thống lí thuyết và mục tiêu nghiên cứu lớn.

Về quan hệ quốc tế, Nhà trường cần hiện thực hoá được nội dung các văn bản đã kí kết bằng các chương trình hợp tác cụ thể và tăng cường củng cố quan hệ với các đối tác. Các dự án phối hợp nghiên cứu quốc tế cũng cần được quan tâm xây dựng; việc trao đổi học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên, học viên, cán bộ cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Xem tóm tắt quá trình công tác của PGS.TS Nguyễn Văn Kim.

Tác giả: thanhha

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây