Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Đề xuất chính thức mở mã ngành ĐT thạc sĩ Du lịch học

Thứ ba - 14/04/2009 23:20

Ngày 14/4/2009, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức hội nghị tổng kết 3 khoá đào tạo thí điểm bậc thạc sĩ ngành Du lịch học.

Ngày 14/4/2009, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức hội nghị tổng kết 3 khoá đào tạo thí điểm bậc thạc sĩ ngành Du lịch học.

Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình triển khai chương trình thí điểm này, đánh giá nhu cầu xã hội đối với bậc đào tạo này này, lấy ý kiến góp ý từ các cán bộ, giảng viên, học viên tham gia quá trình đào tạo, đồng thời đề xuất, kiến nghị ĐHQGHN chính thức công nhận chương trình đào tạo thạc sĩ Du lịch học. PGS.TS Lâm Bá Nam - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - chủ trì hội nghị.

Năm 2003, ĐHQGHN giao cho khoa Du lịch xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học. Ngày 04/7/2003, Giám đốc ĐHQGHN ra quyết định số 154/SĐH ban hành Khung chương trình và chương trình chi tiết đào tạo thạc sĩ ngành Du lịch học. Cho tới nay, sau 6 năm đào tạo thí điểm, Khoa đã đào tạo được 3 khoá, 1 khoá hiện đã nhận đề tài luận văn tốt nghiệp, 2 khoá đang theo học chuyên đề. Có 151 học viên đã và đang học cao học Du lịch học tại khoa.

Báo cáo tổng kết tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng khẳng định: “Chương trình đào tạo cao học Du lịch học hiện nay đã đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, cập nhật với các chương trình đào tạo sau đại học về du lịch của các trường đại học trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Nội dung, thời lượng của các môn học tương thích với mục tiêu, yêu cầu đào tạo cũng như khả năng của người học”. Kết quả đào tạo 3 khoá thạc sĩ du lịch học đầu tiên cũng rất khả quan với 100% học viên (73 người) đạt loại khá, giỏi, trên 90% luận văn đạt kết quả giỏi và xuất sắc. Các luận văn được đánh giá là có chất lượng cao, nhiều luận văn đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của khoa học du lịch và thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam.

[img class="caption" src="images/stories/2009/04/15/img_4832.jpg" border="0" alt="PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng: Nhu cầu đào tạo cán bộ trình độ sau đại học về du lịch phục vụ xã hội là rất lớn." title="PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng: Nhu cầu đào tạo cán bộ trình độ sau đại học về du lịch phục vụ xã hội là rất lớn." width="240" height="160" align="right" ]

PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng cũng cho rằng nhu cầu đào tạo cán bộ trình độ sau đại học về du lịch phục vụ xã hội là rất lớn. Nguồn học viên cho chương trình sau đại học của khoa khá ổn định và phong phú. Thành phần học viên tham gia học chương trình này khá rộng rãi với nhiều chuyên môn và nhiều ngành kinh tế, xã hội. Những người được đào tạo có thể đảm nhiệm các công việc: giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo du lịch, làm quản lí các cấp tại các cơ quan Nhà nước về du lịch, điều hành các doanh nghiệp du lịch.... Trên thực tế, tuy mới đào tạo thí điểm nhưng số lượng thí sinh đăng kí dự thi khá cao với gần 50 hồ sơ đăng kí mỗi năm, bằng 6% tổng số hồ sơ đăng kí thi cao học vào 26 ngành đào tạo toàn trường.

Trong quá trình triển khai đào tạo, Khoa đã tổ chức tốt việc quản lí và tổ chức học tập cho các học viên, tạo cơ hội cho các anh chị em tham gia vào các hoạt động chuyên môn của khoa, tham gia nghiên cứu cùng giáo viên hướng dẫn, hướng dẫn sinh viên viết báo cáo khoa học, hướng dẫn thực tập thực tế... Khoa cũng bước đầu xây dựng được hệ thống bài giảng, tài liệu tham khảo khá đầy đủ cho các môn học, bước đầu thử nghiệm xây dựng các bài giảng, giáo trình điện tử. Ngoài các cán bộ cơ hữu, Khoa đã huy động được lực lượng lớn các nhà giáo dục, nhà khoa học về du lịch trong cả nước tham gia vào quá trình đào tạo sau đại học. Họ đến từ các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lí du lịch, các sở du lịch, hiệp hội du lịch...

Theo yêu cầu của ĐHQGHN, Khoa Du lịch học đã gửi phiếu xin ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo sau đại học của khoa tới nhiều cơ quan đối tác có sử dụng nhân lực sau đại học của khoa, các học viên đã tốt nghiệp và đều nhận được những phản hồi tích cực. Nhìn chung, các sản phẩm đào tạo của Khoa được đánh giá cao, đáp ứng tốt yêu cầu xã hội.

Trên cơ sở phân tích khả năng và điều kiện tổ chức đào tạo, đánh giá nhu cầu xã hội đối với chương trình đào tạo, kết quả làm được trong 6 năm triển khai thí điểm, Khoa Du lịch đã chính thức đề nghị Trường ĐHKHXH&NV và ĐHQGHN một số nội dung sau:

  • Mở mã ngành riêng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học;
  • Tăng cường cơ sở vật chất, nhất là các phương tiện và cơ sở thực hành nghề;
  • Cho phép nghiên cứu thành lập Trung tâm thực nghiệm du lịch thuộc khoa;
  • Tăng biên chế cho đội ngũ cán bộ giảng dạy để đảm bảo nhân lực cho đào tạo các hệ đại học và sau đại học;
  • Tạo điều kiện hơn nữa để cán bộ của khoa được trao đổi, thực tập, đào tạo tại nước ngoài.

Tác giả: thanhha

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây