Đề xuất nhân rộng việc sử dụng website môn học
thanhha
2012-06-24T07:20:47-04:00
2012-06-24T07:20:47-04:00
//2dzanga.com/vi/news/thong-bao/de-nghi-nhan-rong-viec-su-dung-website-mon-hoc-5603.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
game đánh chắn online đổi thưởng
- ĐHQGHN
//2dzanga.com/uploads/ussh/logo.png
Chủ nhật - 24/06/2012 07:20
Ngày 21/6/2012, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức nghiệm thu hợp đồng sử dụng website môn học với các giảng viên dưới sự chủ trì của PGS.TS Trần Thị Minh Hoà - Phó Hiệu trưởng Nhà trường.
Ngày 21/6/2012, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức nghiệm thu hợp đồng sử dụng website môn học với các giảng viên dưới sự chủ trì của PGS.TS Trần Thị Minh Hoà - Phó Hiệu trưởng Nhà trường.
Với mục đích thí điểm sử dụng website môn học như một công cụ đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường sự tương tác giảng viên - sinh viên, trong học kì II năm học 2011-2012, Trường kí hợp đồng sử dụng website môn học với 15 giảng viên thuộc nhiều đơn vị trong Trường. Đợt thí điểm này đã đem đến những kết quả tích cực đồng thời cũng chỉ ra một số khó khăn, hạn chế về mặt kĩ thuật và chế tài nếu nhân rộng và đồng bộ hoá việc sử dụng website môn học trong thời gian tới.
Một trong những cán bộ trẻ có hợp đồng được nghiệm thu xuất sắc, ThS. Nguyễn Khánh Thương (giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông), cho rằng: website môn học là công cụ quá tốt cho giảng viên, giúp giảng viên thực sự có những thay đổi trong nhận thức và cách thức giảng dạy, sinh viên cũng thay đổi cách học theo hướng chủ động hơn. Với việc sử dụng website môn học, tính tương tác giữa giảng viên - sinh viên - các nguồn thông tin cao, cực kì hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như việc tổ chức quản lí trong học tập. Giảng viên có thể xây dựng được một kho dữ liệu thông tin về bài giảng, tài liệu học tập, trong đó có tài liệu multimedia rất phong phú về môn học để có thể chia sẻ với sinh viên.
TS. Phạm Mạnh Hà (giảng viên Khoa Tâm lí học) thì chia sẻ: từ góc độ tâm lí, website môn học giúp khắc phục tính ngại ngần vốn là tâm lí đặc trưng của sinh viên Việt Nam để các em có thể mạnh dạn trao đổi với sinh viên về những vấn đề mình quan tâm. Trong các tính năng của website môn học, TS. Hà cho rằng diễn đàn là chức năng ấn tượng nhất, là nơi mà cả giảng viên và sinh viên cùng trao đổi thông tin rất sôi nổi và hào hứng về những chủ đề chuyên môn, giúp kéo gần hơn khoảng cách giảng viên - sinh viên, giúp giảng viên nắm bắt được suy nghĩ và những quan tâm của người học để có những điều chỉnh thích hợp. Trong tương lai, Nhà trường hoàn toàn có khả năng triển khai giảng dạy trực tuyến cho sinh viên qua website môn học.
ThS. Nguyễn Thu Thuỷ (Khoa Du lịch học) thì thừa nhận, sử dụng website môn học buộc giảng viên phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn khi những bài giảng của chính mình được xuất bản công khai và chính thức trên mạng, việc đầu tư của giảng viên cho môn học cũng mất nhiều công sức hơn. Nhưng kết quả thu được từ cả phía giảng viên và sinh viên thì tốt hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng phương thức giảng dạy truyền thống trong lớp học như hiện nay.
Tuy nhiên, nhiều giảng viên cũng cho rằng còn khá nhiều hạn chế trong lần sử dụng thí điểm này như: đây là một cách làm quá mới đối với cả sinh viên và giảng viên nên mọi thứ đều rất bỡ ngỡ và lúng túng trong thời gian đầu; giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm và phương pháp để thúc đẩy và cuốn hút sinh viên sử dụng website môn học thường xuyên; người dùng chưa khai thác hết các tính năng của website môn học; giao diện website chưa thân thiện; hệ thống máy tính và mạng của Trường chưa đáp ứng được việc sử dụng website môn học thường xuyên của sinh viên...
Tại buổi họp, các ý kiến phát biểu đều khẳng định triển vọng sử dụng website môn học như công cụ hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới hoạt động tổ chức quản lí lớp học, đề nghị Nhà trường nhân rộng cách làm này ra toàn trường. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi lộ trình và sự đầu tư tương xứng để nâng cấp hệ thống mạng và phòng máy; nâng cấp phần mềm ứng dụng; chuẩn bị về cả tư tưởng và các kĩ năng sử dụng cho người dạy, người học; ban hành quy định chính thức có liên quan...
ThS. Đinh Việt Hải - Phó Trưởng Phòng Đào - nói: “Cần có hệ thống khung pháp lí cho việc này. Quy định này cần được xây dựng trên cơ sở đảm bảo: mở đường cho việc đổi mới sang tạo trong kiểm tra, đánh giá nâng cao chất lượng học tập; ngăn ngừa được các tiêu cực, gian lận trong thi cử; đồng bộ hoá phân công phân nhiệm trong Nhà trường để khai thác tối đa các nguồn lực”.