Bằng kép: cơ hội và thách thức
thanhha
2012-09-27T03:46:46-04:00
2012-09-27T03:46:46-04:00
//2dzanga.com/vi/news/thong-bao/bang-kep-co-hoi-va-thach-thuc-8624.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
game đánh chắn online đổi thưởng
- ĐHQGHN
//2dzanga.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ năm - 27/09/2012 03:46
Đào tạo bằng kép ngành Du lịch học đã triển khai tại Trường ĐHKHXH&NV từ năm học 2009-2010, đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 3 khoá. Đáp ứng nhu cầu thông tin của người học với chương trình đào tạo mới này, ngày 22/9 Khoa Du lịch học tổ chức toạ đàm “Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: chương trình đào tạo bằng kép và cơ hội nghề nghiệp” nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn thấu đáo hơn về thực tế nghề nghiệp liên quan đến ngành QTDVDL&LH cũng như việc theo đuổi chương trình đào tạo bằng kép.
Đào tạo bằng kép ngành Du lịch học đã triển khai tại Trường ĐHKHXH&NV từ năm học 2009-2010, đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 3 khoá. Đáp ứng nhu cầu thông tin của người học với chương trình đào tạo mới này, ngày 22/9 Khoa Du lịch học tổ chức toạ đàm “Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: chương trình đào tạo bằng kép và cơ hội nghề nghiệp” nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn thấu đáo hơn về thực tế nghề nghiệp liên quan đến ngành QTDVDL&LH cũng như việc theo đuổi chương trình đào tạo bằng kép.
Không quá đông sinh viên tham gia nhưng những câu hỏi đặt ra cho các vị khách mời rất cụ thể và sát với thực tế học tập và làm việc của sinh viên bằng kép ngành QTDVDL&LH. Điều đó cho thấy những cân nhắc và quan tâm thật sự của chính các bạn sinh viên với cơ hội học tập mới này. Bên cạnh đó, khách mời của toạ đàm đều là những người đang giữ vị trí quản lí cao cấp tại các khách sạn, công ty du lịch lớn, những cựu sinh viên thành đạt đang hoạt động trong ngành du lịch nên phần trả lời và chia sẻ kinh nghiệm của họ thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của các bạn sinh viên.
Bằng kép: nhiều lợi ích
ThS. Nguyễn Thu Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch - cho biết: sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ năm thứ 2, 3 có thể theo học bằng kép ngành QTDVDL&LH trong khoảng 2 năm nữa thì khi ra trường đã có hai bằng tốt nghiệp ĐH. Hiện nay, sinh viên ngành ngoại ngữ thì đã có ngoại ngữ rất tốt rồi nhưng định hướng nghề nghiệp chưa rõ nét. Học thêm bằng kép sẽ giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau này. Hiện chương trình đào tạo của Khoa có 2 chuyên ngành là Khách sạn và Lữ hành - Hướng dẫn.
Trả lời câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Dịu – sinh viên K55 ngành tiếng Trung Trường ĐH Ngoại ngữ về khả năng kết hợp chuyên môn tiếng Trung với công việc quản trị du lịch lữ hành, bà Đinh Nguyệt Ánh - TGĐ của Viettraltour - cho rằng: các công ty du lịch hiện ưu tiên sử dụng tiếng Anh, nhưng tiếng Trung cũng là một lợi thế trong các dịch vụ phục vụ khách Trung Quốc. Đặc biệt, hiện nay khách du lịch Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất trong các tour du lịch đến Việt Nam.
Đối với sinh viên ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nhật thì cũng có rất nhiều lợi thế khi theo học bằng kép QTDVDL&LH - ThS. Nguyễn Thu Thuỷ khẳng định. Khoa Du lịch học có quan hệ hợp tác với ĐH Rikkyo và sinh viên biết tiếng Nhật sẽ được ưu tiên tham gia các khoá học, thực tập liên kết với ĐH này. Bên cạnh đó, Khoa cũng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành để đảm bảo các bạn có đù trình độ tiếng Anh phục vụ công việc. Trong tương lai ngành Quản trị sự kiện sẽ có một môn giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Hữu Châu - sinh viên tiếng Đức hiện đang theo học bằng kép khoá 3 - quan tâm đến việc bảo lưu kết quả học bằng kép thì việc học lại cùng với khoá sau có gặp khó khăn gì không. Trả lời mối quan tâm này, thầy Phạm Văn Huệ (chuyên viên phụ trách bằng kép Phòng Đào tạo) cung cấp thông tin: bạn hoàn toàn có thể theo học các môn còn lại với khoá sau hoặc được sắp xếp để theo học các lớp môn học với sinh viên hệ chính quy Khoa Du lịch sao cho vẫn đảm bảo được tiến độ học tập của chương trình.
Liên quan đến việc đi thực tập nghề nghiệp trong quá trình học, bà bà Lê Thị Hạnh (Trưởng phòng Nhân sự khách sạn 5 sao Crowne) nói: sinh viên của Khoa được hoan nghênh đến đăng kí để trở thành nhân viên thời vụ tại khách sạn 5 sao Crowne, được tham gia một buổi tập huấn về những nguyên tắc ứng xử cơ bản trong công việc trước khi làm chính thức. Bà Hạnh cũng cấp con số 33 sinh viên của Khoa đã đến thực tập trong 2 năm qua tại Crowne với thời gian tối thiểu là một tháng rưỡi. Tương tự, TGĐ của Viettraltour cũng khẳng định công ty thường xuyên nhận sinh viên đến thực tập hoặc làm CTV tại nhiều vị trí. Tuy nhiên, muốn làm CTV sinh viên phải có khả năng ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp nhất định, yêu thích công việc và vượt qua được bài test do công ty đặt ra.
Chọn kiến thức hay kinh nghiệm?
Một trong những vấn đề được nhiều sinh viên boăn khoăn tại buổi toạ đàm, đó là thay vì học thêm một chương trình bằng kép, sinh viên một ngành bất kì sau tốt nghiệp có thể học thêm một chứng chỉ nghề hướng dẫn viên du lịch là có thể được công nhận khả năng nghề và đi làm được. Vậy khi tuyển dụng, các công ty về dịch vụ du lịch ưu tiên kiến thức, bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc ?
Băn khoăn này nhận được nhiều chia sẻ chân thành từ các vị khách mời khi họ cùng nhận định: tuỳ vào mức độ yêu nghề, có ý định gắn bó lâu dài với nghề này không mà mỗi sinh viên có sự lựa chọn cho riêng mình. Bà Đinh Nguyệt Anh phát biểu: “Chúng tôi quan tâm đến cả hai. Nếu bạn có kinh nghiệm thì rất tuyệt vời nhưng chỉ có kinh nghiệm không thôi thì chưa tích luỹ đủ các kiến thức cấn thiết để theo đường dài và có sự thăng tiến trong công việc. Hãy quan tâm đến việc học để có một kiến thức nhất định ở một chuyên ngành bạn cần quan tâm”.
Anh Doãn Văn Tuân, cựu sinh viên K54 Du lịch học, hiện là PGĐ một công ty du lịch thì chia sẻ thêm: vẫn tồn tại việc sử dụng người lao động có bằng cử nhân ngành Du lịch học và cả những bạn chỉ có chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch. Nhưng thuê người lao động có chứng chỉ nghề thường chỉ vào những mùa cao điểm về du lịch trong năm. Các công ty du lịch luôn coi trọng những bạn trẻ được trang bị kiến thức nghề nghiệp căn bản, tức là có cái “gốc” thì gắn bó lâu dài với công ty và nghề nghiệp đã chọn hơn. Anh Tuân cũng đưa ra lời khuyên: “Nếu bạn xác định làm du lịch lâu dài thì nhất thiết phải có kiến thức nền, gốc thì bạn mới có thể phát triển bất kì hướng nào trong nghề nghiệp sau này”.
Đồng tình với quan điểm của hai vị khách mời trên, ThS. Nguyễn Thu Thuỷ đưa ra một minh chứng: sinh viên Khoa Du lịch học những năm trước khi mới ra trường làm việc thường bị các công ty du lịch “phàn nàn” rằng bị yếu một chút về kĩ năng ngoại ngữ. Nhưng chỉ sau một vài năm làm nghề, các bạn đã có sự trưởng thành và tiến bộ vượt bậc, thăng tiến rất nhanh ở nhiều vị trí. Đó là do các bạn được trang bị kiến thức nền rất tốt, làm bệ đỡ cho các bạn dễ dàng bắt nhịp với công việc thực tế, giúp phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt và định hướng tốt cho nghề nghiệp. Lãnh đạo các công ty du lịch luôn thích những ứng viên được trang bị kiến thức nền căn bản tốt, bởi đó là nội lực để các bạn tiến xa hơn với nghề.
Trên thực tế, với những người đam mê nghề, có những nỗ lực học tập và rèn luyện đối với nghề thì phần thưởng đối với họ rất xứng đáng, đó là chế độ đãi ngộ tốt, được đào tạo thêm ở nước ngoài, được thử thách ở nhiều vị trí khác nhau làm phong phú thêm kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Các vị khách mời cũng tiết lộ mức lương khá hấp dẫn đối với các vị trí quản lí trong ngành. Theo đó, bên ngành quản trị khách sạn, chức vụ trưởng các bộ phận thì thu nhập từ 1.500-3.000 USD/tháng. Ở các vị trí quản lí trong ngành Lữ hành có mức lương từ 1.000-1.500 USD, vị trí lãnh đạo có thể lên đến 2.000-2.500 USD. Đặc biệt có mức lương lên tới 7.000USD tại các vị trí quản lí ở các khách sạn, resort cao cấp. Thu nhập của hướng dẫn viên, đặc biệt là HDV quốc tế rất hấp dẫn, lên đến vài nghìn USD tuỳ vào năng lực của mỗi cá nhân.
Cơ hội mới cho sinh viên KHXH&NV
Tại buổi toạ đàm, nhiều thông tin mới về tuyển sinh bằng kép ngành QTDVDL&LH năm nay cũng được chia sẻ thêm. Đó là việc mở rộng đối tượng tuyển sinh, nếu trước đây chỉ tuyển sinh viên của Trường ĐH ngoại ngữ, ĐHQGHN thì nay sinh viên các ngành đào tạo trong Trường ĐHKHXH&NV cũng có cơ hội đăng kí học bằng kép để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho mình. Bên cạnh hai chuyên ngành đã có thì sang năm tới đây dự kiến có thêm đào tạo bằng kép chuyên ngành Quản trị sự kiện.
Việc học bằng kép hai ngành đối với sinh viên Trường có khá nhiều thuận lợi khi số tín chỉ được miễn giảm cho bằng thứ hai là khá nhiều. Hiện phương thức đào tạo tín chỉ và việc chung khối kiến thức M1,M2 trong chương trình đào tạo của các ngành đã giúp sinh viên tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức, đồng thời khiến việc lựa chọn lớp môn học để theo học bằng 2 đơn giản thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, các thầy cô cũng đưa ra lời khuyên rằng với những bạn muốn học bằng kép thì phải xác định quyết tâm rất cao, bởi đi kèm theo đó là sự bận rộn, mất nhiều thời gian hơn, đầu tư công sức cũng lớn hơn các sinh viên học hệ thường nhiều lần, không kể học phí cho cả hai ngành học sẽ khá cao…
Để kết thúc buổi toạ đàm, ThS. Nguyễn Thu Thuỷ chia sẻ kinh nghiệm mà cô có được sau một thời gian giảng dạy sinh viên chương trình này: “Dường như có sự khác biệt về tư duy học tập giữa sinh viên bằng kép và sinh viên hệ thường. Các em sinh viên bằng kép có lẽ do xác định trước được mục tiêu học tập, cộng với việc phải bỏ ra một số tiền không nhỏ cho bằng kép nên học với thái độ tích cực, chăm chỉ và chủ động hơn rất nhiều. Các em có sự đòi hỏi rõ ràng đối với giảng viên trong các buổi học, rất quan tâm chủ động tìm hiểu thực tiễn nghề nghiệp ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Và điểm số của khoá 1 bằng kép sắp kết thúc tới đây đã chứng minh điều đó khi kết quả học tập toàn khoá rất tốt với tỉ lệ bằng giỏi khá cao”.