Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Webinar #5 : Hé mở nhiều góc nhìn mới mẻ về "Ngôn ngữ tình yêu"

Thứ năm - 28/04/2022 21:18
Tối ngày 23.04.2022 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học xã hội (CIRSS) đã tổ chức thành công Webinar #5 với chủ đề "Ngôn ngữ tình yêu" trên nền tảng trực tuyến.

Với sự đồng hành của diễn giả PGS.TS. Trịnh Thị Linh - Trưởng khoa Tâm lý học Trường ĐHKHXH&NV cùng sự dẫn dắt của MC - PGS. TS. Bùi Thị Hồng Thái, hơn 200 khán giả tham dự đã được lật mở, khám phá những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ tình yêu, đồng thời được giải đáp những băn khoăn, trăn trở của mình. Đặc biệt, không chỉ trong tình yêu đôi lứa như mọi người thường nghĩ, PGS. TS. Trịnh Thị Linh đã làm nổi bật tính ứng dụng của ngôn ngữ tình yêu ở nhiều mối quan hệ khác nhau giúp khán giả có thêm những góc nhìn mới mẻ.

Ảnh chụp Màn hình 2022 04 27 lúc 12 51 07 SA

Hiểu về sự khác biệt giữa các cá nhân

PGS. TS. Trịnh Thị Linh cho rằng trước khi tìm hiểu các kiểu ngôn ngữ tình yêu, chúng ta cần hiểu về sự khác biệt giữa người với người. Sự khác biệt giữa các cá nhân là phối hợp của các đặc tính di truyền và yếu tố môi trường sống. Sự khác biệt giữa cá nhân và cá nhân là điều hiển nhiên, vậy nên ta cần chấp nhận, học hỏi, tôn trọng để chung sống trong sự khác biệt. 

Sự khác biệt giữa các cá nhân ấy là cơ sở khiến mỗi người có những ngôn ngữ tình yêu khác nhau. Gary Chapman cũng từng cho rằng: Dường như mọi người trong mối quan hệ của mình đang gặp nhiều khó khăn trong việc đọc hiểu ngôn ngữ của nhau, bởi mỗi người là một sự khác biệt. Đây cũng là lý do vì sao năm ngôn ngữ tình yêu của ông lại vô cùng nổi tiếng.

Năm ngôn ngữ tình yêu của Gary Chapman

Ngôn ngữ tình yêu không chỉ là lời nói, mà còn là cách mà mỗi cá nhân phát đi tín hiệu để người khác hiểu được tình cảm mà mình muốn thể hiện. Năm ngôn ngữ tình yêu sau đây có thể đồng thời tồn tại trong mỗi người, song sẽ có một hoặc hai ngôn ngữ nổi trội hơn cả:

  • Lời khẳng định tích cực
Những người có kiểu ngôn ngữ tình yêu này coi trọng việc thể hiện tình cảm bằng lời nói. Họ thích được nhận những lời động viên khích lệ, những lời ghi nhận với việc mà họ đã làm, những lời tử tế với thái độ chân thành hay lời tha thứ sau những lỗi lầm… Khi nói chuyện với họ, hãy luôn chọn từ ngữ thể hiện tình cảm một cách tích cực, đồng thời hạn chế những lời nói gây tổn thương.
  • Quà tặng
Những người có quà tặng là ngôn ngữ tình yêu nổi trội thường xem các món quà là cách thức thể hiện tình cảm thay cho lời nói. Đối với họ điều quan trọng không phải món quà ấy là gì, mà là tình cảm được thể hiện thông qua món quà đó ra sao. Do đó, chúng ta cần chú ý rằng: tặng quà cho họ là để thể hiện tình yêu và sự quan tâm, không phải là để đổi lấy một điều gì đó hay để chuộc lỗi.
  • Hành động trợ giúp
Xung quanh chúng ta, chắc hẳn có những người có xu hướng nói ít, làm nhiều và tin rằng hành động thể hiện nhiều hơn là lời nói. Khi ấy, ngôn ngữ tình yêu của họ là hành động trợ giúp - cảm thấy được yêu khi nhận được sự hỗ trợ. Để xây dựng sự kết nối với họ, bạn cần học cách quan sát, quan tâm, đưa ra lời đề nghị và thể hiện sự chân thành khi giúp đỡ.
  • Thời gian chất lượng
Với những người có ngôn ngữ tình yêu là thời gian chất lượng, việc dành thời gian ở bên người khác là cách mà họ cảm nhận và trao đi yêu thương. Cần chú ý rằng dành thời gian bên nhau không có nghĩa là chỉ ngồi cạnh nhau. Thời gian chất lượng cũng không đồng nghĩa với việc mình dành bao nhiêu thời gian bên cạnh người ấy mà là dành  sự tập trung tuyệt đối, toàn tâm toàn ý với đối phương, luôn chú ý tới cảm xúc của họ.
  • Tiếp xúc vật lý
Những người có kiểu ngôn ngữ tình yêu này thường cảm thấy được yêu thương khi nhận được những cử chỉ thân mật hay những tiếp xúc cơ thể (ôm, hôn, nắm tay…). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: những tiếp xúc vật lý có thể giúp củng cố nhưng đồng thời cũng có thể phá hủy mối quan hệ. Nếu chúng ta là người có kiểu ngôn ngữ tình yêu này, trong khi đối phương không phải, sẽ rất nguy hại cho mối quan hệ nếu chúng ta hành xử không tinh tế. Do đó, cần tìm hiểu về  văn hóa, lựa chọn thời điểm phù hợp, và lưu ý về trải nghiệm trong quá khứ của đối phương.

Để biết được ngôn ngữ tình yêu của chính mình, bạn có thể quan sát cách bạn thể hiện tình cảm với người khác, đồng thời lắng nghe những nhu cầu của bản thân trong các mối quan hệ.

Ứng dụng ngôn ngữ tình yêu trong các mối quan hệ như thế nào?

Diễn giả gợi ý rằng, để việc thể hiện tình cảm trong gia đình trở nên dễ dàng hơn, chúng ta có thể đặt câu hỏi về việc bản thân được mọi người yêu thương như thế nào. Từ đó, chúng ta sẽ phần nào “đọc vị” được ngôn ngữ tình yêu của người thân và nhìn nhận xem bản thân đã sử dụng ngôn ngữ yêu thương của họ hiệu quả chưa. Đôi khi, bạn chỉ cần chạm đúng ngôn ngữ tình yêu của họ thôi là đủ. Chẳng hạn, ngôn ngữ tình yêu của bố mẹ bạn là hành động trợ giúp, bạn không nhất thiết phải thay họ làm toàn bộ việc nhà. Chỉ cần vài hành động nhỏ như rửa rau củ, dọn bát đĩa…đã khiến họ cảm thấy được yêu thương hơn rất nhiều.

PGS. TS. Trịnh Thị Linh cũng chỉ ra sự cần thiết của việc sử dụng ngôn ngữ yêu thương trong tình yêu đôi lứa. Ở giai đoạn đầu của tình, đôi khi chúng ta có phần "ảo tưởng" về tình yêu, luôn nhìn  mọi thứ qua lăng kính  màu hồng. Nhưng dần dần, mối quan hệ sẽ tiến tới giai đoạn thỏa hiệp  - bạn bắt đầu quan tâm tới nhu cầu của bản thân và đòi hỏi nhiều hơn ở đối phương. Lúc này, việc học hỏi về ngôn ngữ tình yêu của nhau rất quan trọng để hai người tiếp tục xây dựng một mối quan hệ hạnh phúc và bền chặt hơn.

Không chỉ vậy, ngôn ngữ tình yêu hoàn toàn có thể được ứng dụng trong các mối quan hệ khác (bạn bè, đồng nghiệp…): Bạn có biết ngôn ngữ tình yêu của bạn thân, đồng nghiệp không? Nếu chưa, bạn sẽ làm gì để tìm ra? Nếu đã biết, bạn sẽ làm gì trong thời gian tới?...

Khép lại phần chia sẻ của mình, PGS. TS. Trịnh Thị Linh đã gửi đến các bạn khán giả những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ tình yêu: Ngôn ngữ tình yêu chỉ là công cụ hỗ trợ, không phải là giải pháp duy nhất cho một mối quan hệ hạnh phúc: Một người có thể sử dụng ngôn ngữ tình yêu này nhưng lại mong nhận được ngôn ngữ tình yêu khác; Ngôn ngữ tình yêu có thể thay đổi theo thời gian; Không rập khuôn ngôn ngữ tình yêu với mọi mối quan hệ.

Thông qua những chia sẻ gần gũi, dễ hiểu nhưng không kém phần sâu sắc của PGS. TS. Trịnh Thị Linh, khán giả tham dự Webinar #5 đã có cơ hội được thấu hiểu hơn về ngôn ngữ tình yêu của chính mình và những người xung quanh, từ đó  xây dựng và cải thiện các mối quan hệ.

Chuỗi webinar Hỗ trợ tâm lý - xã hội cho cộng đồng của Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học xã hội - CIRSS đã đi đến những số cuối cùng. Sắp tới, CIRSS tiếp tục lên kế hoạch cho những buổi Webinar tiếp theo với các chủ đề hấp dẫn để hoàn thành mục tiêu mang lại nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2022 04 27 lúc 12 47 18 SA

Tác giả: Linh Chi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây