Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tư vấn trực tuyến: Tuyển sinh Đại học 2012

Thứ hai - 09/04/2012 12:22
Tư vấn trực tuyến: Tuyển sinh Đại học 2012
Tư vấn trực tuyến: Tuyển sinh Đại học 2012

Chào mừng các thí sinh và quý vị độc giả đến với chương trình tư vấn tuyển sinh đại học trực tuyến do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức, sáng nay, 10/3/2012. MỜI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY PGS.TS Nguyễn Văn Kim – Phó Bí thư thường trực, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV: Thay mặt Trường Đại học KHXH&NV, tôi xin gửi đến các bậc phụ huynh và các em thí sinh tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh đại học năm 2012 lời chào trân trọng. Trường Đại học KHXH&NV là trường đại học có truyền thống và uy tín trong nghiên cứu và đào tạo về KHXH&NV trong cả nước và khu vực. Trong những năm qua, Nhà trường đã không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế,…nhờ đó Nhà trường đã nhận được sự tin cậy cao của xã hội. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nộivề của công tác tuyển sinh năm 2012, Nhà trường đang tích cực chuẩn bị cho công việc quan trọng này. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là công tác tư vấn tuyển sinh để giúp thí sinh nắm chắc được các quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiểu sâu sắc hơn về các ngành đào tạo của Trường, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp; đồng thời, chuẩn bị những điều kiện để tiếp tục học tập ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ. Trong chương trình hôm nay, tôi rất muốn các em thí sinh, các bậc phụ huynh có những câu hỏi tập trung việc lựa chọn ngành như thế nào thì phù hợp với năng lực, nguyện vọng của các em và gia đình; việc học tập của sinh viên sẽ được Nhà trường hỗ trợ như thế nào cũng như là các chế độ học bổng, chính sách… Đây là những vấn đề cần thiết đối với các em sinh viên và gia đình trong suốt quá trình học tập tại game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội.

Em thấy năm nay Trường chỉ có ngành Lưu trữ học mà không có ngành Lưu trữ học và QTVP như những năm trước?  PGS.TS Nguyễn Văn Kim: Hoan nghênh em có câu hỏi về ngành Lưu trữ học. Đó là vấn đề Thầy cũng rất muốn được chia sẻ với tất cả các em. Từ năm 2012, thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục ngành đào tạo đại học, các ngành Thông tin học, Lưu trữ học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được tuyển sinh ở Trường Đại học KHXH&NV. Với nguyên tắc một tên ngành đào tạo có thể có nhiều chương trình đào tạo, sinh viên trúng tuyển các ngành Thông tin học, Lưu trữ học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được đào tạo theo các chương trình đào tạo có tên chương trình là: - Thông tin - Thư viện - Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Du lịch học Em yên tâm nếu học các ngành Thầy vừa nêu trên thì sinh viên được đào tạo ở các khoa đã có truyền thống và uy tín đào tạo từ nhiều năm nay của Trường. Chúc em thành công! Các thầy cho em hỏi, nếu em học khoa ngôn ngữ học của trường thì em có được học văn bằng kép hay văn bằng chính-phụ như các khoa khác không? Và nếu được thì em có thể học thêm được ngành nào và có được học bằng kép ở các trường khác thuộc khối ĐHQGHN hay không ạ? Em xin cảm ơn. PGS.TS Nguyễn Văn Chính – Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học: Nhà trường có tổ chức đào tạo bằng kép cho sinh viên sau khi hoàn thành năm học thứ nhất nếu đạt học lực từ mức trung bình trở lên. Các ngành sinh viên khoa Ngôn ngữ học có thể theo học là ngành Tiếng Anh ở trường Đại học Ngoại ngữ, các ngành học khác ở trường Đại học KHXH&NV như Báo chí, Văn học … Thầy cô có thể cho biết một thống kê nhỏ về số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường kiếm được việc làm đúng hoặc gần đúng với chuyên ngành mình được học? PGS.TS Trần Thị Quý – Chủ nhiệm Khoa Thông tin – Thư viện: Chào em! Cô hoan nghênh em hỏi vào vấn đề rất quan trọng không chỉ với em và gia đình mà còn với nhiều bạn thí sinh khác. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Trường 102 cựu sinh viên Thông tin – Thư viện từ khóa 2004 đến khóa 2006  đã có tới hơn 99,01% sinh viên đã có việc làm đúng ngành nghề và về thời điểm có việc làm có 43.13% SV có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và 49,01% SV có việc làm trong thời gian từ 1 đến 6 tháng; 7,86% có việc làm sau tốt nghiệp 6 tháng.

Các thầy cô có thể cho em biết Nhân học có phải là một ngành học mới được đào tạo ở Việt Nam phải không? Sinh viên học ngành Nhân học sẽ được học những kiến thức gì? TS Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học: Cảm ơn bạn, câu hỏi này cho thấy bạn đã tìm hiểu sơ qua về ngành Nhân học rồi thì phải. Nói một cách khái quát thì Nhân học là một ngành khoa học tích hợp kiến thức của khoa học xã hội với khoa học tự nhiên để nghiên cứu một cách có hệ thống về con người ở các góc độ khác nhau từ quá khứ cho đến hiện tại. Nghĩa là các nhà nhân học nghiên cứu về con người trong một mối quan hệ của nhiều khía cạnh bao gồm cả khía cạnh sinh học, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, v.v. và trong một khung cảnh rộng nhất: qúa khứ và hiện đại (từ tổ tiên con người hàng triệu năm về trước - bao gồm cả các loài vượn tiền con người cho tới hôm nay). Ở Việt Nam, thuật ngữ Nhân học thì còn khá mới, vì thế tên ngành Nhân học cũng mới, được thể hiện ở chỗ chương trình đào tạo đại học mang tên ngành Nhân học mới được tuyển sinh đào tạo từ cách đây mấy năm. Tuy nhiên, trong thực tế, chương trình đào tạo ngành Nhân học hiện nay là sự phát triển và mở rộng của chương trình đào tạo Dân tộc học để phát triển và hội nhập với thế giới. Dân tộc học là một chuyên ngành đã được hình thành và phát triển ở Việt Nam từ thế kỷ 19, tính đến nay đã đào tạo một số lượng lớn cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ. Như vậy, để trả lời câu hỏi của bạn, tôi có thể nói rằng nếu xét về tên gọi thì đây là một ngành học mới, còn nếu xét về lịch sử phát triển thì chúng ta thấy ngành Nhân học có một truyền thống phát triển và đào tạo nhiều thập kỷ ở Việt Nam.

Em dự định năm nay sẽ thi vào ngành Lưu trữ học, nhưng không biết cơ hội việc làm sau này thế nào? Thầy cô cho em hỏi là sau khi tốt nghiệp ngành này em có thể làm việc ở đâu? Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm có cao không? TS Nguyễn Liên Hương – Phó Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng: Hiện nay nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực Lưu trữ học và Quản trị văn phòng là rất lớn với phạm vi tuyển dụng rộng trải đều trên nhiều vị trí khác nhau. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc sau: + Làm văn thư, lưu trữ trong các cơ quan, doanh nghiệp + Làm công tác hành chính, văn phòng trong các tổ chức, công ty trong và ngoài nước + Đảm nhiệm công việc thư ký/trợ lý hành chính cho thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp. + Làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng có đào tạo các lĩnh vực liên quan đến văn bản, văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị văn phòng… Do có phạm vi tuyển dụng rộng nên tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mỗi năm thường đạt trên 90%, trong đó chủ yếu là đảm nhận các công việc đúng với ngành học của mình. Theo em được biết, năm nay những học sinh đạt giải ba trở lên trong kì thi HSGQG sẽ được tuyển thẳng vào các ngành đúng hoặc ngành gần đúng với môn mà học sinh được giải.Vừa rồi em được giải nhì môn Lịch sử trong kì thi HSGQG.Vậy em sẽ được tuyển thẳng vào những ngành nào? Th.S Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo: Chúc mừng em đã đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia! Trong 18 ngành của Trường Đại học KHXH&NV em chắc chắn có cơ hội đăng ký xét tuyển thẳng vào ngành Lịch sử của Trường. Trong ít ngày tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các ngành đúng, ngành gần với các môn thi học sinh giỏi để các em đăng ký xét tuyển thẳng thì Nhà trường sẽ công bố chi tiết hơn. Em tiếp tục theo dõi trên website của Trường để biết những ngành nào em được đăng ký tuyển thẳng nhé. Th.S Đinh Việt Hải: Hiện nay, Ban tư vấn đang nhận được nhiều câu hỏi của các bạn thí sinh gửi đến. Để đảm bảo thời gian trực tuyến, trước hết, các Thầy, Cô sẽ trả lời các câu hỏi về những vấn đề chung của kỳ thi tuyển sinh và các câu hỏi liên quan đến các ngành Triết học, Thông tin – Thư viện, Ngôn ngữ học, Nhân học, Lưu trữ học, Du lịch học. Các câu hỏi của các ngành khác, Ban tư vấn sẽ tiếp tục trả lời ngay sau buổi tư vấn hôm nay. Mời các em thí sinh tiếp tục theo dõi. Thưa thầy cô em xin hỏi ngành du lịch học của trường ta năm nay lấy bao nhiêu chỉ tiêu về ngành du lịch học.và cơ hội việc làm sau khi ra trường có đảm bảo không ạ.và phải học mấy thứ tiếng nước ngoài thì mới có thể làm hướng dẫn viên du lich.em xin chân thành cảm ơn. Th.S Nguyễn Thu Thủy – Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch học: Chào em, rất vui vì em đã quan tâm đến ngành du lịch học (nay đã được đổi tên là Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục đào tạo về tên ngành đào tạo). Năm nay Khoa vẫn tuyển sinh 100 chỉ tiêu. Theo kết quả khảo sát cựu SV 3 năm gần đây, tỷ lệ SV Khoa Du lịch học có việc làm sau khi tốt nghiệp rất cao, thu nhập trung bình hơn 4 triệu đồng chiếm tỷ lệ khá cao. Phần lớn các SV đều khá linh hoạt và đã tham gia các công việc bán thời gian (part time) tại các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn... ngay từ năm thứ ba. Để là hướng dẫn viên giỏi thì cần thật thông thạo ít nhất một ngoại ngữ em nhé. Cô muốn nói thêm với em rằng, khi là một HDV giỏi, em sẽ có nhiều cơ hội để chứng tỏ năng lực và có thu nhập cao. Ngoài  lương cứng, các công ty du lịch hiện đang trả công tác phí cho HDV nội địa là >400.000đ/ngày, HDV tiếng Anh khoảng 600.000đ/ngày. Với các HDV tiếng hiếm (Bồ Đào Nha, Ytalia...), có thể là >1.000.000đ/ngày. Hơn thế, HDV du lịch có thu nhập cộng thêm bởi khoản bồi dưỡng (tiền tip) của khách hoặc các chi phí hoa hồng, dịch vụ khác. Không dễ để xác định chính xác thu nhập thực tế của HDV vì nó phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng làm việc, thái độ, trách nhiệm và hiệu quả công việc song nhiều HDV có thu nhập trung bình >20 triệu đồng/tháng. Chúng em thường nghe người ta nói về Triết học và Khoa Triết học của Trường ta, nhưng em chưa hiểu học xong Triết học rồi thì chúng em có thể làm việc gì? Ở đâu? Triển vọng phát triển nghề nghiệp như thế nào? PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Khoa Triết học: Xin chào em, Triết học là một ngành khoa học cơ bản. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Triết học có thể làm một trong các công việc sau đây. - Thứ nhất là giảng dạy về Triết học: Những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tôn giáo học, Lôgic học, Đạo đức học, v.v. Đối với công việc này, đơn vị tuyển dụng là các Khoa Giáo dục Lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng trong cả nước; hệ thống các trường, học viện chính trị của Đảng từ trung ương đến cấp tỉnh. Triển vọng phát triển nghề nghiệp: có thể trở thành các giảng viên có trình độ cao chuyên sâu về một trong các lĩnh vực của khoa học Triết học, trở thành các tiến sỹ, phó giáo sư và giáo sư triết học. - Thứ hai là nghiên cứu truyền thông triết học: Nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu vào các lĩnh vực khác nhau của Triết học, như lịch sử triết học phương Đông và phương Tây, triết học xã hội, triết học thực tiễn, v.v. Có thể làm công việc biên tập cho các tạp chí, các nhà xuất bản, cũng có thể đảm nhiệm các công việc từ nhân viên cho đến lãnh đạo quản lý trong các cơ quan Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương. Và các cơ hội việc làm khác. Em xin được chào các thầy cô giáo. Năm nay em có nguyện vọng thi vào khoa thông tin thư viện của trường. Em có một số thắc mắc sau mong được các thầy cô giáo giải đáp. Thứ nhất, theo em được biết, khoa thông tin thư viện lấy chỉ tiêu là 60sv. Em xin được hỏi số chỉ tiêu này đã bao gồm cả diện thí sinh được tuyển thẳng vào ĐH hay chưa? Thứ đến, em muốn được biết chính xác mã ngành dự thi vào khoa thông tin thư viện để dễ dàng làm hồ sơ ĐKDT. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đón nhận và giải đáp giúp em những thắc mắc trên! PGS. TS Trần Thị Quý – Chủ nhiệm Khoa Thông tin – Thư viện: Số chỉ tiêu lấy 60 SV đã bao gồm cả diện thí sinh được tuyển thẳng vào ĐH rồi em ạ. Năm nay, mã ngành Thông tin Thư viện em ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi là: D320201. Chúc em thành công mong được gặp em trên giảng đường nhé. Các thầy cô cho em hỏi nhà trường có liên kết với tổ chức hoặc doanh nghiệp nào không để tăng cường đầu ra cho sinh viên. Em xin cảm ơn. Th.S Nguyễn Thu Thủy – Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch học: Chào em, quan tâm đến đầu ra ngay từ bắt đầu lựa chọn ngành học là điều rất đáng khen ngợi. Khoa Du lịch học có ký kết hợp tác với nhiều khách sạn từ 3 sao – 5 sao, một số văn phòng du lịch, công ty lữ hành ở Hà Nội để giới thiệu sinh viên đến thực tập cũng như trở thành nhân viên tại các đơn vị kinh doanh này. Công ty Dịch vụ Khoa học và Du lịch (TASS Co.Ltd) trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV cũng đang sử dụng các SV tốt nghiệp tại Khoa. SV cũng được giới thiệu thực tập hưởng lương tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán lẻ của Singapore trong thời gian 6 – 12 tháng. Tham gia chương trình này, sinh viên hưởng lương cứng khoảng 10 triệu đồng/tháng, đã bao gồm bảo hiểm, chỗ ở và tối thiểu 01 bữa ăn mỗi ngày, chưa bao gồm tiền thưởng và làm thêm, kèm theo chứng nhận của đơn vị thực tập. Thời gian qua, khoảng 30 SV đã tham gia chương trình này, được đơn vị thực tập đánh giá là linh hoạt và thích ứng cao. Tất nhiên còn tuỳ thuộc và khả năng ngoại ngữ của các bạn. TS Nguyễn Liên Hương – Phó Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và QTVP: Quản trị văn phòng được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn theo Chương trình đào tạo hệ Cử nhân ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng từ năm 1995. Chất lượng đào tạo của một CTĐT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đội ngũ gỉảng viên, phương pháp giảng dạy, cơ sở trường học, chính sách quản lí, phục vụ…Tất cả những yếu tố trên đều là điểm mạnh của trường ĐHKH Xã hội và Nhân văn Hà Nội so với rất nhiều cơ sở đào tạo khác trong cả nước. Cho đến thời điểm này, chưa có cơ sở nào ở nước ta đào tạo ngành Quản trị văn phòng ở bậc đại học. Chương trình đào tạo Lưu trữ học và QTVP trang bị cho người học kiến thức sâu rộng về văn bản học, hành chính học, lưu trữ học, quản trị học, văn hoá công sở; các kỹ năng quản trị văn phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức hội họp, nghiệp vụ thư kí văn phòng, nghiệp vụ hành chính văn phòng… Trường thường xuyên hợp tác với nhiều đối tác, như các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế…trong việc triển khai thực tập cho sinh viên. Tỉ lệ sinh viên ra trường hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp chiếm trên 50% tổng số. Em có thể tìm hiểu thực tế ở các Tập đoàn kinh tế lớn như VNPT, EVN, PAC… Em muốn hỏi là nếu em đỗ vào ngành Lưu trữ học thì em sẽ được học những nội dung kiến thức gì? Theo học ngành này, sinh viên có cần những tố chất gì đặc biệt không ạ? TS Nguyễn Liên Hương – Phó Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và QTVP: Sinh viên ngành Lưu trữ học và QTVP sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về văn bản quản lý nhà nước, về công tác Văn thư, về hành chính học, về lưu trữ học và lý thuyết về quản trị văn phòng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo các kỹ năng cơ bản trong các lĩnh vực công tác Văn thư, công tác lưu trữ và quản trị văn phòng như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập và quản lý hồ sơ, kỹ năng tổ chức các hoạt động văn phòng, kỹ năng tổ chức chỉnh lý khoa học kỹ thuật tài liệu lưu trữ. Do không phải là một ngành có tính chất đặc thù nên nhìn chung tất cả các học sinh đều có thể thi và học ngành Lưu trữ học và QTVP. Tuy nhiên, những bạn có tính cách cẩn thận và tỉ mỉ, có kỹ năng sắp xếp công việc, có khả năng giao tiếp tốt,..sẽ có lợi thế hơn trong quá trình học tập ngành Lưu trữ học và tìm kiếm việc làm sau này. Cho em hỏi có phải học ngành Ngôn ngữ học là học ngoại ngữ không? Vào học ngành này em sẽ chủ yếu được học những kiến thức gì? PGS.TS Nguyễn Văn Chính – Phó Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học: Hiện nay đang có một sự hiểu lầm khá phổ biến rằng học Ngôn ngữ học cũng là học ngoại ngữ. Trên thực tế, ngoại ngữ (tiếng Anh) chỉ là một môn học trong CTĐT của ngành nhưng được đầu tư để đảm bảo sinh viên của ngành sẽ có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn tương đương 5.5 IELTS. Trở thành sinh viên của khoa Ngôn ngữ học, bên cạnh các kiến thức thuộc khối ngành khoa học XH&NV khác các em sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học, về Việt ngữ học, về ngôn ngữ học ứng dụng cũng như ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới; đồng thời các em cũng được học về biên tập báo chí, từ điển, xuất bản, soạn thảo và phân tích văn bản…. Những kiến thức này giúp các em có thể làm việc ở rất nhiều cơ quan, vị trí công việc khác nhau. Em có thể xem một clip về ngành Ngôn ngữ học tại địa chỉ này: //2dzanga.com/10-nam-khoa-46-ngon-ngu-hoc/3689 Em là thí sinh tự do muốn thi khối A vào trường thì làm ĐKDT nộp vào Đai học Khoa Học Tự Nhiên hay nộp tại trường?  Thầy Nguyễn Văn Hồng - Cán bộ Phòng Đào tạo: Trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên được giao nhiệm vụ tổ chức thi tuyển sinh cho tất cả các thí sinh ĐKDT khối A, A1, B. Em nộp hồ sơ ĐKDT tại trường đại học trong thời gian từ 17 đến 23/04 thì em sẽ nộp hồ sơ ĐKDT tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Tuy nhiên, em lưu ý là phần ghi tên trường dự thi trong hồ sơ ĐKDT vẫn phải ghi là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Thưa thầy cô, em thấy trước đây Trường tuyển sinh ngành Du lịch học, nay lại có ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hai ngành này có gì khác nhau ạ? Nếu làm dịch vụ du lịch thì cụ thể là những nghề gì ạ?  Th.S Nguyễn Thu Thủy – Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch học: Chào em, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, từ năm 2012, ngành Du lịch học đã đổi tên thành ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính xã hội cao, vì thế sau khi tốt nghiệp em có thể trở thành nhân viên, cán bộ điều hành, quản lý trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ như: ăn uống (nhà hàng), lưu trú (khách sạn, khu nghỉ dưỡng...), vận chuyển (hãng xe, tàu biển, hàng không...), vui chơi giải trí (công viên, khu vui chơi...), lễ tân văn phòng, tổ chức sự kiện, lễ hội du lịch, truyền thông, các hoạt động dã ngoại, tư vấn đào tạo... cũng như nhiều dịch vụ bổ sung khác. Nếu không làm việc tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ, em có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học có đào tạo về du lịch. Hoặc trở thành chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch hoặc các ngành liên quan như Bộ VH,TT&DL, Tổng cục Du lịch, các Sở VH,TT&DL, Sở Thương mại, Ban quản lý du lịch, các cơ quan truyền thông... hay tham gia vào các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Kính thưa cô, em là Trần Quang Minh ở Hà Nội, em đang có nguyện vọng thi vào ngành Thông tin học của Khoa Thông tin-Thư viện, tuy nhiên em chưa biết sau khi ra trường em có thể làm việc tại đâu ạ? PGS.TS Trần Thị Quý – Chủ nhiệm Khoa Thông tin – Thư viện: Sau khi ra trường, em có thể làm việc tại các cơ quan như sau: Hệ thống các cơ quan/trung tâm thông tin của các Bộ, các ngành từ Trung Ương đến địa phương của Nhà nước. Các cơ quan thông tin của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán. Cụ thể như tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; Trung tâm Thông tin dầu khí; Trung tâm Thông tin tiêu chuẩn đo lường và chất lượng; Trung tâm thông tin du lịch; Trung tâm thông tin doanh nghiệp; Trung tâm thông tin tín dụng; Trung tâm thông tin tư liệu sở hữu công nghiệp; Trung tâm thông tin tài nguyên và môi trường; Trung tâm thông tin GD&ĐT; Trung tâm thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao và của Ban đối ngoại Trung ương; Viện Thông tin Khoa học Xã hội; Trung tâm Thông tin thương mại; Trung tâm thông tin Y học; Trung tâm Thông tin của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam; Trung tâm Thông tin của đại sứ quán các nước tại Việt Nam; Trung tâm thông tin khoa học và thư viện của Quốc hội; Phòng Thông tin khoa học & công nghệ của các Sở Khoa học và công nghệ của các tỉnh/thành phố…. Hệ thống các thư viện của các Tỉnh/thành phố; Quận/huyện; xã/phường; Các trung tâm thông tin - thư viện của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, phổ thông; Trung tâm thông tin và thư viện của các cục, tổng cục của Bộ Quốc phòng; của Bộ Công an. Thư viện cho người khuyết tật của các Tổ chức xã hội; Thư viện của các Viện nghiên cứu khoa học như Viện Toán học; Viện Văn học; Viện Sử học; Viện Kinh tế thê giới; Viện Luật học… Cán bộ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo (các trường cao đẳng, đại học, trung tâm giáo dục thường xuyên...) ngành Thông tin-Thư viện. Ngoài ra, các em còn có khả năng làm việc các ngành khác như: Cán bộ nghiên cứu trong các viện nghiên cứu; Cán bộ của các báo, các tạp chí điện tử của các viện, các trung tâm nghiên cứu, các công ty của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ…

Cho cháu hỏi năm nay cháu định thi ngành Việt Nam học của trường nhưng không biết sau này khi ra trường sẽ làm nghề gì? Mong các thầy cô trả lời giúp. Th.S Đinh Việt Hải: Chào em, học ngành Việt Nam học, sinh viên sẽ nắm bắt được những kiến thức về văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền đất nước cũng như hiểu biết về lịch sử, địa lý, kinh tế... Khá nhiều sinh viên Việt Nam học trở thành thuyết minh viên tại các bảo tàng, khu di tích, điểm du lịch..., hướng dẫn viên du lịch, cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch. Sinh viên cũng có thể trở thành giảng viên, chuyên viên nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo có môn học liên quan đến Việt Nam học hay trở thành biên tập viên, phóng viên tại các cơ quan báo chí, truyền thông cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế. Các thầy cô có thể cho em một số ví dụ cụ thể hơn về việc làm của các cử nhân ngành Nhân học sau khi ra trường không ạ? TS Nguyễn Văn Sửu: Cảm ơn em đã có câu hỏi rất hay và cụ thể! Để em hiểu rõ hơn, tôi lấy mấy ví dụ như thế này. Nếu tính từ những năm 1960 đến nay, tính trung bình mỗi năm có hàng chục sinh viên chuyên ngành Dân tộc học (nay là Nhân học) do Bộ môn chúng tôi đào tạo ra (chưa tính đến các số sinh viên được đào tạo ở các trường khác), vậy thì họ làm việc ở đâu? Tôi thấy có người làm ở Ủy ban Dân tộc, có người làm Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, có người làm việc ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, có người làm việc ở các bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, có người làm việc Ban Dân tộc ở các tỉnh, có người dạy ở các trường đại học, có người làm ở các viện nghiên cứu, có người làm việc ở các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam, có người đi học sau đại học ở các nước phát triển ở châu Mỹ, châu Âu, châu Úc, v.v. Như vậy thì các bạn biết lĩnh vực làm việc của nhà nhân học rất rộng và đa dạng. Thực tế đã chứng minh điều này. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh là trong vố số các công việc như thế thì bạn là người thích công việc nào nhất, bạn là người phù hợp với công việc nào, bạn là người có khả năng làm công việc nào tốt nhất, một giảng viên, hay một nhà nghiên cứu, hay một cán bộ văn phòng, hoặc là một người quản lý và thực hiện các chương trình và dự án phát triển? Nếu bạn muốn làm bất kỳ một trong các công việc trên thì hãy chọn ngành Nhân và lập cho mình một kế hoạch học tập, phấn đấu và rèn luyện để trở thành một nhà Nhân học chuyên nghiệp. Tôi tin rằng bạn sẽ tìm thấy niềm vui và có cơ hội thành đạt với ngành và với nghề Nhân học mà bạn chọn. Thưa thầy Tuấn, em vừa đọc câu trả lời trước của Thầy ạ. Em muốn biết vì sao học xong Triết học lại có thể làm việc được ở nhiều nơi như thế, từ nghiên cứu đến giảng dạy và nhiều công việc khác? Có thật thế không ạ? PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Khoa Triết học: Học ngành Triết học các em sẽ được rèn luyện tính kiên trì, vượt khó, làm việc bền bỉ, cẩn thận, nghiêm túc trong mọi công việc. Sinh viên ngành Triết học được cung cấp hệ thống phương pháp nghiên cứu, kỹ năng thực hành tiên tiến, hiện đại trong tiếp cận các vấn đề xã hội bên cạnh nền tảng kiến thức về lịch sử triết học, triết học xã hội và các khoa học cơ bản khác. Đó chính là lý do mà sinh viên ngành Triết học có thể làm được những công việc khác nhau như Thầy đã trả lời ở đầu buổi tư vấn này. Chúc các em thành công! Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học em có thể làm công tác dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được không ạ? PGS.TS Nguyễn Văn Chính: Nhu cầu học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam của các đối tượng học viên là người nước ngoài hiện đang rất lớn. Hàng năm, khoa Ngôn ngữ học thường nhận được đơn đặt hàng tuyển dụng từ rất nhiều các cơ sở đào tạo cho người nước ngoài chẳng hạn như các cơ sở đào tạo Việt ngữ học, Việt Nam học ở Pháp (Trường Đại học Paris 7 (Pháp); Đại học Cornell, Đại học UCLA ... (Mỹ) , Đại học NUS (Singapore), Đại học Hankook (Hàn Quốc, Đại hoạc ngoại ngữ Tokyo (Nhật bản), các trường đại học Trung Quốc, Đài Loan...), Các trường Quốc tế tại Hà Nội và các thành phố lớn trong nước. Đặc biệt bạn có thể tham gia dạy tiếng Việt cho các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đang công tác tại Hà Nội. Em thi vào khoa ngôn ngữ học năm nay. Em muốn tìm hiểu nhiều hơn về khoa thì có thể tiếp nhận và tìm kiếm thông tin ở đâu ạ? PGS.TS Nguyễn Văn Chính: Khi vào khoa Ngôn ngữ học nói riêng và các khoa khác trong trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung các em có thể truy cập vào website: ussh.2dzanga.com để tiếp nhận và tìm kiếm các thông tin chung. Ngoài ra, em còn có thể truy cập vào website: ở đó các em không những tìm kiếm được những thông tin về khoa mà còn có thể đăng ký để "sinh hoạt" trong forum (diễn đàn) của khoa để trực tiếp trao đổi mọi chuyện với các thấy cô, với các anh chị khóa trước và các bạn cùng khoa của mình. Cho em hỏi, nếu học ngành Lưu trữ học và QTVP, em có thể học tiếp ở bậc cao hơn ở đâu và như thế nào ạ. TS Nguyễn Liên Hương: Rất hoan nghênh tinh thần học tập của em. Học xong chương trình cử nhân, em có thể học tiếp bậc cao học ngành Lưu trữ học và ngành Quản trị văn phòng, tốt nghiệp cao học các em có thể học tiếp chương trình tiến sĩ Lưu trữ học. Em xin hỏi, em là con trai nhưng lại rất thích làm nghề thư kí văn phòng thì có được không? TS Nguyễn Liên Hương: Rất được em ạ. Con trai tốt nghiệp loại Khá trở lên luôn là nhu cầu tuyển dụng của rất nhiều cơ quan, tổ chức. Nhiều năm Khoa không còn người để giới thiệu đấy em ạ.

Thưa các thầy cô,em có ý định thi vào khoa du lịch của trường ta.Qua tìm hiểu em thấy năm ngoái khoa du lịch tuyển sinh 3khối liền.Vậy em muốn hỏi năm nay chỉ tiêu của khoa du lịch là bao nhiêu?Nếu em dự thi khối A thì năm nay tầm bao nhiêu điểm trở lên thì có thể đỗ vào khoa du lịch?Em xin chân thành cảm ơn! Th.S Nguyễn Thu Thủy  – Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch học: Chào em, năm nay Khoa Du lịch học tuyển 100 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển 2 năm gần đây đối với khối A là 16,5-17 điểm. Cố gắng được hơn 17 điểm để trở thành sinh viên du lịch tương lai em nhé. Chúc thành công. PGS.TS Nguyễn Văn Kim – Phó Bí thư thường trực, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV: Sau hơn 2 giờ đồng hồ, Ban tư vấn của Nhà trường đã nhận trực tiếp gần 30 câu hỏi cùng với 22 câu hỏi đã đặt trước đó. Chúng tôi rất cảm ơn các vị phụ huynh, các em thí sinh có câu hỏi về các ngành đào tạo của Nhà trường. Do thời gian có hạn, Ban tư vấn sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi của ngày hôm nay sau buổi tư vấn này. Vào các ngày thứ 7, 17 và 24/03/2012, Ban tư vấn sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi của thí sinh về các ngành khác của nhà trường. Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Các câu hỏi và trả lời khác sau buổi tư vấn

Do thời gian có hạn nên Ban tổ chức không thể trả lời ngay được tất cả các câu hỏi tại buổi tư vấn. Dưới đây là các câu trả lời của ThS Nguyễn Thu Thuỷ (Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch học) cho các câu hỏi về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Hỏi: Bố mẹ muốn em học kinh tế nhưng em muốn học ngành xã hội nhân văn như du lịch. Vậy em phải làm sao? Trả lời: Em nên trình bày vì sao mình chọn ngành đó, đồng thời lắng nghe ý kiến của bố mẹ về ngành nghề mà bố mẹ lựa chọn. Nếu quá khiên cưỡng theo ý kiến của bố mẹ có thể giảm hứng thú học, gây tâm lí không yêu thích ngành mình buộc theo học. Cũng cần kiểm tra xem mình có phù hợp với ngành đó không? Làm du lịch nếu giỏi ngoại ngữ sẽ dễ thành công. Khả năng giao tiếp linh hoạt trong ứng xử và sự điềm tĩnh cũng hết sức cần thiết. Nếu quá trầm tính, em sẽ không phù hợp với những công việc phải di chuyển nhiều trong ngành du lịch mà chỉ phù hợp với một số công việc văn phòng. Nên lựa chọn theo những khả năng mình sẵn có, điều này giúp các em thành công hơn. Hỏi: Em rất thích ngành du lịch nhưng em nghe nói là giống như tiếp viên hàng không đến 35-40 tuổi thì không còn làm được nghề này nữa có phải không? Trả lời: Cha ông ta có câu “Gừng càng già càng cay”. Khá nhiều HDV du lịch kì cựu >40 tuổi vẫn say sưa với nghề. Cách đây 4 năm, khi giảng dạy tại một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp chứng chỉ Nghiệp vụ hướng dẫn, học viên cao tuổi nhất của lớp sinh năm 1948. Học viên “Bác” có thái độ học tập hết sức chăm chỉ và cầu tiến, là tấm gương cho cả lớp. Ngành Du lịch cần sự năng động nhưng cũng cần sự từng trải và kinh nghiệm. Em yên tâm là chỉ khi sức khoẻ hoặc đam mê không còn đủ thì mới phải dừng bước với nghề này mà thôi. Hỏi: Em rất thích học ngành du lịch nhưng sức khoẻ của em không tốt lắm, em lại hay say xe. Vậy em có thể theo học du lịch? Trả lời: Sức khoẻ tốt luôn mang lại những lợi ích quan trọng. Nhưng không phải mọi công việc trong ngành du lịch đều đòi hỏi một sức khoẻ “như lực sĩ”. Khá nhiều bạn gái khi mới vào học tại Khoa Du lịch cũng rất sợ say xe, thậm chí vừa lên ô tô đã xin phép cho em xuống đi bộ, tuy nhiên sau một thời gian luyện rèn đã cải thiện rất đáng kể. Các giảng viên kinh nghiệm cũng có nhiều biện pháp giúp các em giảm nỗi sợ say xe. Tuy nhiên, nếu sức khoẻ không thật tốt, ó thể không chọn các công việc phải di chuyển nhiều như HDV, hay những công việc làm theo ca tại khách sạn. Làm nhân viên văn phòng, điều hành du lịch, bộ phận bán hàng, marketing, phòng vé máy bay... sẽ phù hợp hơn với sức khoẻ “không thật tốt” của em. Hỏi: Năm nay em muốn thi Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQGHN) chuyên ngành Du lịch. Sau khi được đào tạo ngành Du lịch em có thể làm gì ạ? Trả lời: Trước tiên, hoàn toàn ủng hộ vì em đã quan tâm đến ngành Du lịch, nay là Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành do Khoa Du lịch học quản lí. Tới năm thứ ba, SV có thể lựa chọn một trong hai hướng ngành: Quản trị lữ hành hoặc Quản trị khách sạn. - Nếu học Quản trị Lữ hành, có thể trở thành thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích..., HDV, nhân viên, cán bộ quản lí, điều hành tại các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, tổ chức sự kiện và truyền thông, dịch vụ giao nhận, dịch vụ vui chơi giải trí... - Nếu học Quản trị Khách sạn, có thể trở thành lễ tân, nhân viên, cán bộ quản lí, điều hành tại nhiều bộ phận trong nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort... SV cũng có thể làm việc tại bộ phận lễ tân của các doanh nghiệp đa ngành nghề khác. - Nếu yêu thích giảng dạy, có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại cá

Tác giả: cmp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây