Ngôn ngữ
Ngay từ nhỏ, cô luôn học tập và rèn luyện với thái độ nghiêm túc, tích cực, giỏi các môn tự nhiên và đi đầu trong các hoạt động tập thể. Năm 1983, cô đăng ký thi vào Đại học Kinh tế Quốc dân và với kết quả thi đỗ đại học cao, cô được Nhà nước gửi đi học ở nước ngoài. Đứng trước nhiều sự lựa chọn về ngành học, cô được tư vấn học ngành Kinh tế du lịch tại Bulgaria. Thời kỳ đó đất nước còn đang trong chế độ bao cấp, khó khăn thiếu thốn đủ đường, những bức bối trong đời sống kinh tế xã hội càng đặt ra yêu cầu bức thiết của những đổi mới tiến bộ và toàn diện. Chuyên ngành Kinh tế và Tổ chức du lịch cô theo học hứa hẹn một tương lai rộng mở phía trước. Đất nước cô đến khác biệt hoàn toàn với bối cảnh kinh tế xã hội quê nhà đương thời. Một chân trời mới về kiến thức khoa học, về điều kiện học tập và sinh hoạt đã chắp cánh cho tinh thần ham học hỏi, khả năng làm việc chủ động, lối sống nghiêm túc và độc lập, cô đã đạt được kết quả học tập xuất sắc. Được chọn giữ lại chuyển tiếp sinh, cô theo đuổi chuyên ngành Du lịch quốc tế, đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Cảm nhận về chuyên ngành mình nghiên cứu - nặng nề, vất vả thì không thể nói hết, nhưng không hề khô khan, càng học càng thấy hiểu biết quá ít ỏi, thiếu hụt. Được học tập và nghiên cứu theo một quá trình xuyên suốt và chuyên sâu tại Bulgaria (1984-1995), chứng kiến nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước phát triển từ chế độ xã hội chủ nghĩa chuyển sang chế độ theo hướng tư bản chủ nghĩa, cô coi đó là một sự may mắn khi được tiếp cận với nhiều trường phái nghiên cứu kinh tế, nhiều nguồn tài liệu và kiến thức có giá trị. Ý chí quyết tâm, không để lãng phí thời gian và những điều kiện thuận lợi mình may mắn có được, cô dốc lòng tận lực học tập và nghiên cứu với tâm thế "nắng hạn gặp mưa rào". Kinh tế không phải là một lĩnh vực khoa học cơ bản, phải "năng nhặt chặt bị", nghiêm cẩn, nhạy bén và có tầm nhìn. Năm 1996, hành trang cô trở về quê hương với tấm bằng tiến sĩ cùng nhiều dự định, trăn trở được đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Trong khi tiến sĩ kinh tế du lịch tại Việt Nam lúc đó rất thiếu, cơ hội nghề nghiệp rộng mở và hấp dẫn, cô lại lựa chọn trở thành giảng viên. Một phần là do sở thích từ thời trẻ, một phần nữa, quan trọng hơn, là khi đã trải qua một thời gian đi và ngấm, có lẽ mong muốn được sẻ chia tri thức, được truyền lửa cho thế hệ trẻ, được góp phần nhỏ tạo động lực cho một sự phát triển bền vững lớn hơn bất kỳ điều gì khác.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Minh Hoà/Ảnh: Bùi Tuấn
Bắt đầu sự nghiệp giảng dạy từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1996, cô tâm đắc và tập trung nghiên cứu trường phái kinh tế vĩ mô, những mô hình, phương pháp, chiến lược trong quản lý và phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế du lịch. Các hướng nghiên cứu và giảng dạy chính cô theo đuổi là: Kinh tế và kinh doanh du lịch, Thanh toán quốc tế trong du lịch, Marketing. Cô từng giữ cương vị Trưởng Bộ môn Kinh tế và kinh doanh du lịch, Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu du lịch Việt Nam, cô trăn trở khi ngành du lịch giàu tiềm năng nhưng thiếu chiến lược phát triển tốt, chỉ tập trung vào lượng mà chưa đầu tư nâng cao về chất, nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả và giá trị thu được thấp. Bên cạnh đó, đặt trong thế cạnh tranh với khu vực và quốc tế, du lịch Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung gặp nhiều thua thiệt trong những tình huống mà hiểu biết về luật pháp, vè các nguyên tắc, về ứng xử trong quan hệ kinh tế còn hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu phải luôn học hỏi, nghiên cứu, tiếp nhận tri thức mới và áp dụng vào bối cảnh Việt Nam một cách phù hợp, linh hoạt, quyết liệt và tâm huyết hơn nữa. Liên tục trong suốt hơn 10 năm kể từ khi về nước, cô đã tập trung nghiên cứu, xuất bản và công bố nhiều giáo trình, sách tham khảo, công trình nghiên cứu, bài viết khoa học với chất lượng chuyên môn cao, giàu tâm huyết với những luận kiến sắc sảo. Năm 2007, cô được phong chức danh Phó Giáo sư. Trong quá trình tham gia giảng dạy và hợp tác cùng các cơ quan, tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, có nhiều lời mời PGS.TS Trần Thị Minh Hoà về làm việc. Và trong số những ngã rẽ đang mở ra phía trước, cô đã lựa chọn bước trên con đường phát triển của khoa Du lịch học, game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội.
PGS.TS Trần Thị Minh Hoà đến với Khoa Du lịch học, Trường Đại học KHXH&NV với sự kính phục uy tín và nhân cách của những người thầy lỗi lạc, những đồng nghiệp tâm huyết, niềm tin ở một môi trường đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực về khoa học xã hội và nhân văn giàu truyền thống và khả năng phát triển. Ở đây, cô thấy được những thế mạnh, những đặc thù khác biệt giúp cô tiếp tục đào sâu nghiên cứu với những góc nhìn, cách tiếp cận mới, đồng thời có khả năng đóng góp cho sự phát triển chung của Khoa. Là người luôn chủ động và nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, cô đã tự học, tự tìm hiểu, nhanh chóng tiếp thu nguồn tri thức về khoa học xã hội và nhân văn từ những công trình tiêu biểu của các giáo sư uyên bác, từ những đồng nghiệp trong Khoa, trong Trường. Cô tốt nghiệp thêm bậc cử nhân Anh văn của Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô có trình độ ngoại ngữ rất tốt cả trong nghiên cứu và giao tiếp bằng tiếng Bulgaria và tiếng Anh. Đối với cô, học tập không bao giờ là đủ, tri thức là của nhân loại, tiếp nhận tri thức không ngừng còn là trách nhiệm cao cả của một giảng viên, của một người làm công tác nghiên cứu khoa học. PGS.TS Trần Thị Minh Hoà tích cực chủ biên và tham gia biên soạn nhiều bài giảng cùng đồng nghiệp trong Khoa Du lịch học; viết nhiều bài báo khoa học trong các kỷ yếu hội thảo quốc tế, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước; chủ trì và tham gia nhiều đề tài các cấp. Trong nghiên cứu, PGS.TS Trần Thị Minh Hoà thể hiện những góc nhìn liên ngành và những kiến giải, đề xuất được lập luận một cách tường minh và thuyết phục. Sự tâm huyết dồn vào công tác nghiên cứu được cụ thể hoá bằng những mục tiêu, từng kế hoạch và một khi đã đặt ra cần phải nỗ lực và quyết tâm thực hiện.
Khi chuyển sang công tác quản lý cấp trường, phụ trách mảng tài chính, hành chính, quản trị cơ sở vật chất và đảm bảo chất lượng, PGS.TS Trần Thị Minh Hoà đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thách thức lớn nhất chính là những mâu thuẫn giữa tư duy bao cấp và tinh thần tự lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cải cách hành chính bao gồm cải cách thiết chế, thể chế, con người và điều kiện vật chất, trong đó nhân tố con người - vấn đề nhận thức là phức tạp và lâu dài nhất. Với tâm huyết và năng lực của mình, cô đã cùng Ban Giám hiệu Nhà trường đưa ra đường lối chỉ đạo, nhiều quyết sách phù hợp, kịp thời, được sự hưởng ứng đồng thuận của tập thể cán bộ viên chức trong Trường. Cô tâm niệm, từ vị trí của cá nhân cho đến cả tập thể, cần biết biến tiềm năng trở thành điều kiện, tạo nên lợi thế của sự phát triển. Cô chia sẻ, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam sẽ ngày càng được tập trung đầu tư, hoàn toàn có khả năng tăng cường giá trị tri thức và vật chất từ hoạt động nghiên cứu, tư vấn chính sách trong xu thế phát triển chung của đất nước và toàn thể nhân loại.
PGS.TS Trần Thị Minh Hoà là Chủ nhiệm Khoa Du lịch học (2010-2012) và Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (2012 đến nay)/Ảnh: Bùi Tuấn
Trong cảm nhận của tập thể cán bộ giảng viên Khoa Du lịch học, PGS.TS Trần Thị Minh Hoà là một tấm gương về khả năng làm việc khoa học, năng lực chuyên môn và quản lý. Luôn sát sao với công việc, cẩn thận và đòi hỏi cao về hiệu quả, mọi việc đối với cô, cần phải nỗ lực không ngừng. Đối với cán bộ trẻ, sự quan tâm, dìu dắt của cô không chỉ với tư cách một người quản lý mà như là một người thân, một chỗ dựa vững chắc. Khi âm thầm, lúc thẳng thắn, cô đều muốn nhắc nhở cán bộ phải cố gắng vượt lên những khó khăn, những sao nhãng đời thường để hoàn thành tốt công việc và cải thiện cuộc sống. Không có gì đạt được một cách dễ dàng và những gì có được từ may mắn sẽ không thể bền vững. Đối với học viên, sinh viên, mỗi giờ học của cô thực sự thú vị và hấp dẫn. Phương pháp truyền giảng logic, lập luận chặt chẽ, ví dụ sinh động và cả khiếu hài hước trong biểu đạt khiến những giờ học hay trao đổi nghiên cứu đều bổ ích và hiệu quả. Có chia sẻ vui từ khoa Du lịch học, khi Khoa triệu tập sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá, sinh viên nói nhỏ với cán bộ Khoa rằng: "Thưa cô, đừng triệu tập em vào giờ cô Hoà, vì cô giảng rất hay...!". Đó chính là niềm vui, là động lực lớn nhất đối với PGS.TS Trần Thị Minh Hoà. Với cô, dù đã từng ở nhiều cương vị, cô vẫn luôn tự hào và xúc động khi được nhớ đến với tư cách là một giảng viên.
Xây dựng gia đình từ bên Bulgaria, người bạn đời của PGS.TS Trần Thị Minh Hoà đã cùng cô trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, tạo dựng sự nghiệp từ đôi bàn tay của những trí thức du học trở về nước lập nghiệp và cống hiến. Ít ai biết rằng, cô đã từng trải qua một tai nạn giao thông khủng khiếp, tưởng chừng phải nằm liệt, sự nghiệp phải dở dang. Tập đi từng bước, hồi phục sức khoẻ, hoà nhịp trở lại với cuộc sống sinh hoạt và công việc, nghị lực phải gấp lên nhiều lần để có thể đi tiếp những bước vững vàng. Bàn tay của một người mẹ, người vợ vẫn hàng ngày tự chăm lo cho gia đình, dù công việc bận rộn trăm bề. Cô rất tâm đắc với phương pháp giáo dục trong gia đình: Mỗi thành viên cần phải có trách nhiệm với bản thân, với gia đình từ những việc nhỏ nhất, con cái cần được rèn luyện khả năng tự lập, tự chủ và tinh thần trách nhiệm, dựa trên sự yêu thương và chia sẻ. Điều gì đó cứ đọng lại mãi sau ánh mắt nghiêm nghị, phong thái mực thước và những lập luận chặt chẽ trong công việc.... Cô cười, nụ cười rất hiền và chia sẻ: "Tôi thực sự nhàn tâm, vì bản thân mình luôn mong muốn và nỗ lực không ngừng vì những điều tốt đẹp nhất".
PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TRẦN THỊ MINH HOÀ
+ Đơn vị công tác: Khoa Du lịch học. Ban Giám hiệu. + Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Khoa Du lịch học (2010-2012). Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (2012 đến nay).
Tiềm năng và thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về Quản trị và Giáo dục, Hà Nội, 09/ 2003 (tiếng Anh). Nghiên cứu những xu hướng biến động của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004 và dự báo đến năm 2010, Tạp chí Kinh tế Phát triển, ĐH Kinh tế Quốc dân, số 101 (2005). Thanh toán quốc tế trong du lịch (giáo trình, chủ biên), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006. Tìm hiểu một số chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam dưới góc độ hoạt động du lịch, trong thời kỳ hội nhập, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế”, 2010. Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam. Tạp chí khoa học (Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn), Đại học Quốc gia Hà Nội;Vol.29, No.3, 2013. Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới (chủ biên, sách chuyên khảo), NXB ĐHQGHN, 2015. |
Tác giả: ThS. Lê Thu Hà