Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

PGS. Bùi Phụng - nhà giáo tài ba, nhà từ điển học nổi tiếng

Thứ sáu - 21/08/2015 03:14
Điều mà hầu như nhiều thế hệ người Việt học tiếng Anh hay người nước ngoài biết tiếng Anh học tiếng Việt nhớ đến ông nhất, có lẽ, ông là một nhà từ điển lớn. Ông đã viết hàng chục bộ, quyển từ điển Anh-Việt, Việt-Anh lớn nhỏ, nhưng Bộ từ điển “Việt-Anh” đồ sộ của ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ lần I năm 2000 thực sự là một tượng đài trong hệ thống từ điển song ngữ tại Việt Nam
PGS. Bùi Phụng - nhà giáo tài ba, nhà từ điển học nổi tiếng
PGS. Bùi Phụng - nhà giáo tài ba, nhà từ điển học nổi tiếng

PGS. Bùi Phụng sinh ngày 21 tháng 3 năm 1936 tại làng Châu Cầu, Thanh Liêm, Hà Nam, mất ngày 1 tháng 9 năm 2007 tại Hà Nội. Họ Bùi Châu Cầu là một dòng họ Khoa bảng, nhiều đời đỗ đạt, đã được vua Tự Đức thự phê:

“Thiên hạ đệ nhất gia

Tứ đại đồng đường đại đại khoa”

Dòng họ này đã sản sinh ra các bậc túc nho như cụ Bùi Kỷ, cụ Bùi Bằng Đoàn...

PGS. Bùi Phụng - nhà từ điển học nổi tiếng, Chủ nhiệm Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1990-1994). Trong suốt cuộc đời làm nghề nhà giáo và dịch thuật, biên soạn từ điển của mình, ông gắn bó với Khoa Tiếng Việt, để lại nhiều công trình khoa học có giá trị.

PGS Bùi Phụng, vì hoàn cảnh gia đình nên từ nhỏ sống với ông bà nội. Ông nội ông là cụ Bùi Đống, một vị quan thanh liêm, chính trực. Trong quãng đời làm quan của mình, cụ đã thuyên chuyển nhiều nơi, từ tri huyện, tri phủ...rồi bố chánh Thái Nguyên. Sau này cụ từ quan về Hà Nam sinh sống. Thời kháng chiến chống Pháp, cụ được bầu làm Chủ tịch Liên Việt Hà Nam. Chính vì Bùi Phụng đi theo ông nội nên thuở nhỏ ông không học ở một trường nào cố định. Sau này, khi về Hà Nội, ông học ở Trường Nguyễn Trãi và trường Chu Văn An trước khi đỗ vào Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội). Ông tốt nghiệp khóa 1, năm 1959 và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy tại tổ Việt ngữ, sau là Khoa Tiếng Việt cho đến lúc nghỉ hưu. Xuất thân trong một dòng họ khoa bảng, lại được ông nội là một người am hiểu về Hán văn và Pháp văn kèm cặp nên từ nhỏ, ông đã là người ham học và chuyên tâm về ngôn ngữ. Ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn những năm 50 của thế kỷ trước, tiếng Anh chưa phát triển (nếu không nói là bị kỳ thị), ông được ông chú ruột là nhà giáo Bùi Ý (Một trong những người đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam làm từ điển Anh Việt) hướng dẫn để tự học tiếng Anh.

Công trình "Từ điền Việt-Anh" của PGS. Bùi Phụng được Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2000

Ông là một trong 3 người đầu tiên tốt nghiệp khóa I, Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà nội được phân công về tổ Việt ngữ, tiền thân của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt ngày nay để dạy tiếng Việt cho sinh viên quốc tế.

Ông từng viết rằng: “Sau khi tốt nghiệp, hầu hết các bạn tôi – vốn là học sinh trong thành cũ đều được phân công công tác hầu như ở rất xa Thủ đô. Chỉ vài ba người lưu ở Hà Nội, tôi may được giữ lại trường, phân về tổ tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài. Công việc lúc đó ít được xem trọng và hình như chẳng có gì là vinh quang (theo quan niệm của phần lớn anh em cán bộ giảng dạy lúc đó) vì chỉ là dạy tiếng Việt thôi ấy mà, đâu có phải là văn chương văn học này nọ. Đó cũng là lý do một số “kẻ sĩ” lúc đó không dám nói mình ở Khoa Việt Ngữ

Ấy thế mà như thế một hoành sơn, tôi đã làm được nhiều việc, có ích cho đất nước, cho trường, cho khoa tôi không dám nói, nhưng có ích cho tôi: điều này tôi có thể khẳng định. Tôi đã thấy Khoa Tiếng Việt lớn lên, tôi đã từng lãnh đạo Khoa một nhiệm kỳ 4 năm. Khoa nay đã thay da đổi thịt và đôi khi nó lại là niềm ước mơ của các Khoa khác trong trường, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vì nhiều lý do...” (Trang 12, 30 năm Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, NXBĐHQGHN, 1998)

Trong suốt cuộc đời làm nghề nhà giáo và dịch thuật, biên soạn từ điển của mình, ông gắn bó với Khoa tiếng Việt, để lại nhiều công trình khoa học. Bộ giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (thường được gọi là giáo trình K, 1987) mà ông được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cùng Trường và Khoa giao trách nhiệm làm chủ biên thực sự đánh dấu một mốc quan trọng trong việc biên soạn giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam. Từ sau bộ giáo trình theo định hướng giao tiếp này, các bộ sách tiếp theo của các tác giả khác đều được biên soạn theo hướng này. Trong giai đoạn ông làm Chủ nhiệm Khoa tiếng Việt, từ 1990­-1994, ông cũng làm chủ biên cuốn giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài (NXB Giáo dục, 1992) rất được ưa chuộng.

Không chỉ dạy tiếng Việt cho sinh viên quốc tế, ông còn dạy tiếng Anh cho người Việt, có những gia đình, cả 2 thế hệ đều học tiếng Anh với “bác Phụng”. Trong khoảng thời gian 1980-1985, ông đã đào tạo nhiều khóa tiếng Anh cho cán bộ giảng dạy trẻ ở khoa Tiếng Việt và từ việc học tiếng Anh đó, các giáo viên trẻ có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh trước thời đổi mới, cũng từ những giờ học tiếng Anh đó, họ còn học thêm được ở ông phương pháp giảng dạy một sinh ngữ, dạy làm sao cho người học nghe nói được một thứ tiếng, đồng thời lĩnh hội được từ ông vốn văn hóa của thế hệ trí thức lớp trước mà sau này hậu sinh chẳng thể nào có nổi.

Trong lĩnh vực dịch thuật, ông cũng để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Dịch thuật văn chương đã mang lại cho ông niềm cảm hứng bất tận, thế nên, ngoài công việc giảng dạy tiếng Việt, tiếng Anh, ông là một dịch giả nổi tiếng. Ngay từ khi mới hai mươi tuổi, ông đã cùng với nhà giáo Bùi Ý, người chú ruột của ông, cùng dịch các vở kịch nổi tiếng  như Macbeth, Hamlet của William Shakespeare. Và rất nhiều những dịch phẩm của ông được nhiều người biết đến như Shogun (Tướng Quân) của James Clavell, A Woman of Substance (Người đàn bà đích thực) của Barbara Taylor Bradford, Godaan (Gôđan) của nhà văn Ấn Độ Munshi Premchand...

Tuy nhiên, điều mà hầu như nhiều thế hệ người Việt học tiếng Anh hay người nước ngoài biết tiếng Anh học tiếng Việt nhớ đến ông nhất, có lẽ, ông là một nhà từ điển lớn. Ông đã viết hàng chục bộ, quyển từ điển Anh-Việt, Việt-Anh lớn nhỏ, nhưng Bộ từ điển “Việt-Anh” đồ sộ của ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ lần I năm 2000 thực sự là một tượng đài trong hệ thống từ điển song ngữ tại Việt Nam.

Cố PGS. Bùi Phụng và tác giả bài viết - PGS.TS Nguyễn Thiện Nam (Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV HN)

Cuốn Từ điển Việt-Anh này được Nhà xuất bản Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành lần đầu vào năm 1978, qua 30 lần tái bản, số lượng mục từ đã tăng từ 15000 lên đến hơn 350 000 với số trang là 2301. Cuốn từ điển này đáp ứng được một cách đầy đủ mọi nhu cầu của đông đảo người sử dụng trong hầu khắp các lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kinh tế...cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Vào thời điểm cuốn từ điển này được trao giải thưởng, và sau một số lần tái bản nữa trước khi tác giả qua đời, và thậm chí cho đến nay, đây vẫn là cuốn từ điển Việt Anh được giới khoa học đánh giá là có cách định nghĩa chính xác, có độ bao phủ các lớp từ phong phú, vừa cổ kính, vừa hiện đại, có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng, và là cuốn từ điển Việt-Anh lớn nhất, hữu ích nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Ông đã căn cứ vào đặc trưng đơn lập, phân tích tính của tiếng Việt để thống kê và đưa ra từ tương đương phù hợp trong tiếng Anh. Trong lời ngỏ cho lần xuất bản năm 2000, ông cũng quan niệm rằng: “Mục đích của người làm từ điển không phải là đặt ra quy tắc, quy luật này nọ mà chỉ đơn giản là ghi lại và chỉ ra một số từ đã được dùng và đang được dùng như thế nào” (trang 9) và “Không thể chỉ đưa “máy bay” mà không có “phi cơ”,  “máy bay lên thẳng” mà không có “trực thăng” (trang 10).

Nhờ vậy, chúng ta có thể thấy có từ cách thể (ling.) isolate, tr. 221, đồng thời cũng thấy từ đơn lập isolating, tr. 692 (thuật ngữ thường sử dụng trong ngôn ngữ học). Chúng ta cũng có thể thấy những thuật ngữ kinh tế hiện đại như: thiểu phát (econ.) low inflation, giảm phát (currency or economy) deflate, disinglation, deflation, tr. 1889. Người quan tâm văn học cổ cũng có thể tìm thấy mục từ cả cười laugh (loud/boisterously); shout with laughter; cùng nhau trông mặt cả cười (Kiều) eyes locked launghing, tr. 218. Những tiếng lóng thông dụng cũng được tác giả đưa vào, ví dụ: cạ (slang) side; cạ với...side with..., trang. 218.

Ngoài ra, nhiều từ ngữ địa phương Bắc, Trung, Nam cũng được ông dày công lựa chọn và đưa vào.

Về mặt ứng dụng, cuốn từ điển đã được sử dụng rộng rãi ở trong nước cũng như trên thế giới, góp phần đắc lực trong tiến trình hội nhập, giao lưu quốc tế của Việt Nam về nhiều lĩnh vực như giáo dục, nghiên cứu, chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, nghệ thuật... Có một giai đoạn, khi các loại từ điển máy tính chưa phát triển như bây giờ, hầu hết giá sách của các nhà Khoa học Việt Nam và các nhà khoa học quốc tế quan tâm đến Việt Nam, các trung tâm, thư viện của các đại học lớn nhỏ trên thế giới đều hiện diện cuốn từ điển Việt - Anh này. Các nhà làm từ điển máy tính về sau, cơ bản đều dựa trên bảng từ gốc của tác giả để soạn phần mềm.

Được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, cuốn “Từ điển Việt - Anh” còn được Nhà xuất bản Longman của Anh xin phép in, Trường Đại học Hawai (Mỹ) đã đưa thành phần mềm sử dụng trong máy tính… góp phần giao lưu, trao đổi văn hóa, ngoại thương, ngoại giao và học tập tiếng Anh, tiếng Việt.

Trong lời giới thiệu cho lần xuất bản năm 1995, được in lại ở cuốn này, TS. Jayn Werner, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Long Island và Đại học Colombia, nhận xét: Đây là cuốn từ điển tra nhanh, dễ dùng và rất thực dụng. Nó được soạn để dành cho những sinh viên mới bắt đầu học cũng như cho cả những chuyên gia về văn hóa và văn minh Việt Nam.

Có thể nói rằng, cuốn từ điển Việt Anh của ông đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình hội nhập với thế giới của Việt Nam, góp phần nâng cao dân trí, đặc biệt sau giai đoạn Đổi Mới, và thậm chí cho đến nay, khi vẫn chưa có một cuốn từ điển Việt Anh nào tạo nên được ảnh hưởng lớn hơn thế về mặt khoa học và giá trị sử dụng.

Thấm thoắt, ông rời xa thế giới này đã 8 năm, những trang viết ông để lại thật đồ sộ: những bộ giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài mang ý nghĩa mở đường cho một xu hướng mới, những dịch phẩm kinh điển với lối hành văn tiếng Việt dường như không thể hay hơn, những trang từ điển mà cả một thời kỳ dài, nếu không có nó, người Việt Nam sẽ cảm thấy khó khăn hơn nhiều khi học tiếng Anh hay người nước ngoài sẽ cảm thấy khó khăn hơn nhiều khi học tiếng Việt. Bùi Phụng xứng danh là một nhà giáo tài ba và là nhà từ điển học nổi tiếng.

Hà Nội tháng 6/2015

PHÓ GIÁO SƯ BÙI PHỤNG

  • Năm sinh: 1936.
  • Năm mất: 2007.
  • Quê quán: Hà Nam.
  • Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa I năm 1959.
  • Được công nhận chức danh Phó Giáo sư.
  • Thời gian công tác tại trường: 1959 - 2001.

+ Đơn vị công tác: Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

+ Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1990-1994).

  • Các hướng nghiên cứu chính: Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tiếng Anh cho người Việt Nam, từ điển học.
  • Các công trình khoa học tiêu biểu:

Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài (2 tập) (chủ biên) Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp xuất bản, Hà Nội, 1987.

Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1992.

Gần 100 công trình đã được công bố: Từ điển Anh – Việt, Từ điển Việt – Anh, Từ điển Mỹ - Việt, Các loại sách công cụ tiếng Anh, gần 35000 trang.

  • Các giải thưởng khoa học tiêu biểu:

+ Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ lần I năm 2000 cho công trình Từ điển Việt – Anh (1978).

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thiện Nam, Bùi Vũ Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây