Ngôn ngữ
Kính thưa:
Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ,
Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết BCHTU Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội,
Các vị lãnh đạo cácbộ, ban ngành Trung ương, Hà Nội và các tỉnh thành; các vị đại diện lãnh đạo các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị, và các vị khách quí Việt Nam,
Các vị đại sứ, các vị khách quốc tế,
Các thế hệ thầy giáo, cô giáo, các cán bộ viên chức của Trường,
Anh chị em sinh viên, học viên; cựu sinh viên, học viên các khóa thân mến,
Hôm nay, trong không khí kỷ niệm 61 năm giải phóng Thủ đô 10-10 và chuẩn bị đón chào ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống, 20 năm thành lập Trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Thay mặt tập thể lãnh đạo Nhà trường, tôi xin gửi đến Đ/c Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh thành và Đại học Quốc gia Hà Nội, các vị khách quý quốc tế và Việt Nam, các thầy giáo cô giáo, cán bộ viên chức cùng toàn thể các thế hệ anh chị em sinh viên, học viên lời cảm ơn và lời chào mừng nồng nhiệt nhất.
Kính thưa toàn thể quý vị,
Cách đây vừa tròn 70 năm, trong bối cảnh đất nước vừa giành được độc lập, thấu hiểu khát vọng của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do và đang vươn lên xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt Chính phủ lâm thời, đã ký Sắc lệnh số 45 thành lập Trường Đại học Văn khoa ở Hà Nội với mong muốn phát triển nền văn hóa, giáo dục dân tộc, để Việt Nam sớm ‘theo kịp các nước trên hoàn cầu’. Đó là một quyết định hết sức sáng suốt và đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của một lãnh tụ thiên tài về vai trò và sứ mệnh của Khoa học Xã hội và Nhân văn văn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trải qua 9 năm trường kỳ kháng chiến với biết bao gian khổ hy sinh, thầy và trò của Đại học Văn khoa đã góp phần mình vào chiến thắng chung của dân tộc, làm nên một Điện Biên Phủ "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu". Sau khi hòa bình được lập lại, năm 1956, kế thừa và tiếp nối truyền thống Đại học Văn khoa, Đảng và Chính phủ đã quyết định thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội để đáp ứng những yêu cầu phát triển mới của đất nước. Trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, mặc dù phải sơ tán về nhiều vùng nông thôn miền Bắc, nhưng được sự đùm bọc chở che của nhân dân, thầy và trò Trường Đại học Tổng hợp vẫn miệt mài nghiên cứu, đào tạo, tích cực tham gia phong trào thi đua "tay bút tay súng" và đã hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ được giao. Sau khi non sông thu về một mối, từ năm 1975, các cán bộ giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, mà còn còn tích cực chi viện, giúp đỡ các trường bạn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nền đại học cách mạng non trẻ ở các tỉnh phía Nam. Tiếp đó, từ cuối những năm 1970 - đầu những năm 1980, theo yêu cầu của nước bạn và thực hiện nhiệm vụ quốc tế, hàng trăm cán bộ của Trường đã tình nguyện sang Campuchia, tham gia chương trình giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, nhằm tăng cường quan hệ đoàn kết và góp phần làm hồi sinh đất nước Chùa tháp sau nạn diệt chủng. Vào đầu những năm 1990, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc xây dựng một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của đất nước, Đại học Quốc gia Hà Nội đã được thành lập với bốn trường đại học thành viên, trong đó có game đánh chắn online đổi thưởng . Từ năm 1995, Nhà trường bắt đầu tách ra hoạt động độc lập trong cơ cấu mới của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kính thưa các quí vị,
Trải qua 7 thập niên xây dựng và phát triển, từ Đại học Văn khoa (1945-1955), rồi Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-1995), đến nay Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội vẫn luôn giữ vững vị trí là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của đất nước. Trong suốt quá trình ấy, đội ngũ cán bộ, viên chức và sinh viên của Nhà trường, thế hệ tiếp nối thế hệ, đã kiên trì phấn đấu, ra sức công tác, học tập và luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Về đào tạo, chỉ tính từ thời kỳ Đại học Tổng hợp Hà Nội đến nay, Trường đã tổ chức đào tạo, cung cấp cho đất nước hàng vạn cử nhân; hàng ngàn thạc sĩ và tiến sĩ. Trong số đó có nhiều người đã trở thành các nhà giáo, nhà khoa học tên tuổi, các vị tướng tài ba, các nhà quản lý, nhà hoạt động chính trị và xã hội nổi tiếng của đất nước.
Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể khẳng định rằng, Nhà trường đã đi đúng định hướng trong việc xây dựng đại học nghiên cứu và luôn giữ vị trí tiên phong trong phát triển các ngành khoa học cơ bản. Khuynh hướng coi trọng nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với nghiên cứu liên ngành và đa ngành đã tạo nên các sản phẩm khoa học có tầm vóc trí tuệ cao. Đặc biệt, từ khi Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập (năm 1995) đến nay, dựa trên địa vị pháp lý mới cao hơn, Nhà trường đã tích cực xây dựng, phát triển thêm nhiều ngành học mới; đã chủ trì thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Kết quả của hàng trăm đề tài nghiên cứu,cùng với hàng ngàn công trình được xuất bản ở trong và ngoài nước đã có tác dụng không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn góp phần giải quyết các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và tăng cường hội nhập quốc tế.
Để phát huy tiềm năng và thế mạnh chuyên môn, mở rộng ảnh hưởng và không gian học thuật quốc tế, Nhà trường còn hết sức quan tâm xây dựng và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế ở trong và ngoài nước. Đến nay, Trường đã có mối quan hệ và ký văn bản hợp tác với trên 200 trường đại học và các tổ chức quốc tế trong đó có nhiều trường đại học, học viện nổi tiếng của châu Á và thế giới. Hằng năm, Nhà trường đều chủ động tổ chức hoặc phối hợp với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài tổ chức hàng chục cuộc hội thảo khoa học, trong đó có nhiều hội thảo tầm cỡ quốc gia, quốc tế, được giới chuyên môn và dư luận đánh giá cao.
Bên cạnh sinh viên Việt Nam, Trường ĐHKHH&NV Hà Nội cũng là một trung tâm hàng đầu, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại do Đảng và Nhà nước giao cho. Đến nay, Trường đã đào tạo tiếng Việt và chuyên môn cho hàng ngàn sinh viên, nghiên cứu sinh quốc tế, trong đó 8 người đã trở thành đại sứ của các nước tại Việt Nam, 6 người trở thành Phó Thủ tướng, Bộ trưởng của hai nước bạn Lào và Campuchia.
Với những thành tựu đặc biệt xuất sắc đó mà cán bộ, giảng viên Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước, Chính phủ trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý. Trong 70 năm qua, hàng trăm lượt tập thể và cá nhân trong Trường đã được nhận huân chương các hạng, hàng ngàn lượt tập thể và cá nhân đã được nhận danh hiệu thi đua và các phần thưởng của các ngành, các cấp từ trung ương đến tỉnh, thành phố và Đại học Quốc gia Hà Nội. Đã có 10 nhà giáo của Trường được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 14 nhà giáo được nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ; 25 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 56 nhà giáo được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Trường được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2001); danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động (năm 2005); Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2010); và ngày hôm nay, Trường lại vinh dự được Chủ tịch Nước quyết định trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai.
Kính thưa các vị khách quý, các thầy giáo cô giáo, các cán bộ, viên chức,
Anh chị em sinh viên, học viên và NCS thân mến,
Những thành tựu mà Nhà trường đạt được trong thời gian qua là kết quả lao động bền bỉ và sáng tạo, sự phấn đấu vươn lên không ngừng, với quyết tâm, lòng đam mê sáng tạo và trách nhiệm cao vì sự nghiệp giáo dục và khoa học của nhiều thế hệ nhà giáo, cán bộ, viên chức và sinh viên, học viên Nhà trường.
Nhân dịp Lễ trọng thể hôm nay, thay mặt lãnh đạo Nhà trường, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, cùng các cơ quan, đoàn thể, các tập thể và cá nhân, các nhà khoa học và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trung ương và các địa phương trong cả nước trong những năm qua đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đã ủng hộ, giúp đỡ Nhà trường về nhiều mặt, góp phần tạo nên những thành tựu, vị trí và danh tiếng của một trường đại học hàng đầu đất nước về Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tôi cũng xin thay mặt Nhà trường bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các thế hệ giáo sư, nhà giáo khai khoa tài danh đã có công lao to lớn trong việc kiến tạo nên những giá trị nền tảng, cốt lõi đầu tiên là lòng yêu nước, tinh thần khai phóng và chủ nghĩa nhân văn, bác ái của trường đại học chúng ta. Từ thế hệ các giáo sư đầu tiên như: Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường đến thế hệ các nhà giáo, nhà khoa học tiếp nối xuất sắc như Nguyễn Tài Cẩn, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, rồi các giáo sư thế hệ hiện nay, đã tạo thành một truyền thống, một bản sắc học thuật hàn lâm không thể trộn lẫn của một trường đại học hàng đầu đất nước.
Để có được niềm vui hôm nay, chúng ta không thể quên được những cống hiến, hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, của các nhà giáo, cán bộ và sinh viên, học viên qua nhiều thế hệ. Xin được kính cẩn nghiêng mình và bày tỏ những tình cảm biết ơn sâu nặng đến những cán bộ giảng viên và sinh viên của Trường tiêu biểu như thầy giáo Lê Anh Xuân, và các sinh viên Chu Cẩm Phong, Nguyễn Trọng Định, Nguyễn Hồng… trong những năm kháng chiến gian khổ, đã nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường ra trận, và đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì mái trường này và vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Xin được trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo các phòng ban, các khoa, trung tâm, lãnh đạo các đoàn thể, đơn vị qua các thời kỳ; nhất là xin chân thành cảm ơn các thế hệ nhà giáo, cán bộ, viên chức, các lớp sinh viên, học viên cao học và NCS đã và đang công tác, học tập tại Trường về những tình cảm gắn bó thân thiết, cùng những nỗ lực và cống hiến âm thầm và không mệt mỏi cho từng bước đi lên trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường.
Có được những thành tựu trên đây, bên cạnh công lao của các thế hệ cán bộ và sinh viên Nhà trường, còn có sự ủng hộ nhiệt tình, sự khuyến khích, giúp đỡ không nhỏ của các nhà khoa học, các trường đại học, đại sứ quán, các cơ quan nghiên cứu, các quỹ và tổ chức quốc tế ở nhiều nước khác nhau từ châu Á đến châu Âu, châu Mĩ, châu Phi... Nhân dịp này, cho phép tôi thay mặt Nhà trường xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất về sự giúp đỡ quý báu đó của bạn bè quốc tế gần xa.
Kính thưa các vị khách quý và toàn thể quý vị,
Trong chặng đường sắp tới, cùng với các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH KHXH&NV quyết tâm phấn đấu phát triển Nhà trường nhanh chóng trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu của đất nước, đưa Trường đứng vào nhóm 100 các trường đại học hàng đầu ở châu Á vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời cũng là nhằm góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong thời gian tới, thầy và trò Trường ĐH KHXH&NV đã, đang và sẽ nỗ lực cao nhất để thực hiện và hoàn tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển Trường đến năm 2020 tầm nhìn 2030, như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ XXVII đã đề ra.
Phát huy sức mạnh của bề dày truyền thống và những thành tựu đã đạt được trong 70 năm qua, với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, sự đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng của tất cả các thế hệ cán bộ và sinh viên; sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các nhà quản lý và nhà khoa học ở trong và ngoài Trường, sự hỗ trợ nhiệt tình và hiệu quả của các trường đại học, viện nghiên cứu, của các tập thể cơ quan đơn vị, cá nhân ở trung ương và các địa phương, ở trong nước và ngoài nước, Trường ĐH KHXH&NV chắc chắn sẽ giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đưa nước nhà nhanh chóng sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong đợi.
Xin kính chúc Đ/c PhóThủ tướng và các đồng chí lãnh đạo, các vị khách quý quốc tế và Việt Nam mạnh khỏe và an lành. Chúc các thầy cô giáo, các cán bộ viên chức và anh chị em sinh viên, HV và NCS hãy giữ mãi niềm tin về mái trường này, luôn yêu nghề, yêu Trường và có nhiều đóng góp to lớn và xuất sắc hơn nữa vì sự phát triển và trường tồn của Trường đại học KHXH &NV Hà Nội yêu quí của chúng ta!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả: GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn