Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

“Nhu cầu thông tin của sinh viên chưa được thoả mãn”

Thứ ba - 03/06/2008 22:38

Nguyên nhân chính của việc sinh viên chưa được thoả mãn những thông tin học tập là do sinh viên không chịu chủ động tìm kiếm thông tin. Đó là nhận định của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Nguyệt (K51 Thông tin - Thư viện) - tác giả của đề tài “Nhu cầu thông tin của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN”.

Nguyên nhân chính của việc sinh viên chưa được thoả mãn những thông tin học tập là do sinh viên không chịu chủ động tìm kiếm thông tin. Đó là nhận định của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Minh Nguyệt (K51 Thông tin - Thư viện) - tác giả của đề tài “Nhu cầu thông tin của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN”.

- Phóng viên (PV): Các bạn có thể giới thiệu đôi nét về đề tài của mình?

- Nhóm sinh viên (NSV): Đây là đề tài mới và có ý nghĩa thực tiễn, liên quan trực tiếp đến quá trình học của sinh viên Trường ta. Đề tài lấy sinh viên K51 và K52 - hai khoá đang triển khai đào tạo tín chỉ - làm mẫu khảo sát.

Thông tin rất quan trọng đối với sinh viên, đặc biệt là thông tin về học tập, nhất là khi các bạn bắt đầu học theo phương thức đào tạo tín chỉ. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu nhu cầu thông tin của sinh viên, từ đó đưa ra những kiến nghị giúp sinh viên thoả mãn được nhu cầu tài liệu để đạt hiệu quả cao trong học tập và nâng cao các kĩ năng sống.

- PV: Các bạn có thể cụ thể hoá những nội dung thông tin phục vụ học tập của sinh viên hiện nay?

- NSV: Trong đề tài, chúng tôi khái quát các nội dung thông tin của sinh viên trên hai lĩnh vực: thông tin phục vụ việc học tập trên lớp và thông tin giải trí. Trong đó thông tin phục vụ học tập là đặc biệt quan trọng và rất phong phú, cụ thể như: giáo trình, đề cương bài giảng, sách tham khảo, các tài liệu học tập khác, thông tin về lớp học, về lịch thi.... Thông tin phục vụ cho việc học tập của sinh viên đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ các tài liệu chính thức sinh viên được nhận từ thầy cô và nhà trường, thông tin trên mạng và các nguồn khác do sinh viên tự tìm kiếm...

- PV: Theo bạn, nhu cầu hiện nay của sinh viên về thông tin phục vụ học tập như thế nào? Sự đáp ứng ở mức độ nào?

- NSV: Theo như nhận định của chúng tôi thì nhu cầu thông tin của sinh viên hiện nay là rất lớn, đa dạng, muôn hình muôn vẻ nhưng chưa được thoả mãn.

Điều tra của chúng tôi cho thấy số sinh viên có tài liệu chủ yếu qua thư viện chiếm 34%, qua giảng viên chiếm 26%, qua Internet chiếm 20%, tự mua chiếm 11%, qua bạn bè chiếm 7% và còn lại là qua các nguồn khác. Về loại hình tài liệu sinh viên cần thì 41% là sách, 41% là thông tin từ Internet, 9% là từ tạp chí, 7% là qua báo chí, 2% là từ băng đĩa. Như vậy có thể thấy là sinh viên vẫn đang tìm kiếm thông tin học tập theo cách truyền thống, tức là chủ yếu từ các nguồn chính thức từ giáo viên, nhà trường, qua các sách, giáo trình được ban hành. Bên cạnh đó, Internet cũng đang ngày trở thành một nguồn thông tin rất giá trị và nhiều người quan tâm để nghiên cứu và phục vụ việc học của mình.

Trên thực tế, sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc tìm tài liệu. Với những sinh viên cho rằng tài liệu có được chủ yếu thông qua thư viện thì 37% số người được hỏi chỉ tìm thấy từ 10-20% tài liệu mình cần ở thư viện; 24% số người được hỏi chỉ tìm thấy 21-40% tài liệu mình cần; 11% số người được hỏi chỉ tìm thấy 61-80% tài liệu mình cần; chỉ có 5% số người tìm được từ 81-100% tài liệu mình cần ở thư viện. Điều này cho thấy thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu tài liệu của phần lớn sinh viên. Có đến 60% sinh viên được hỏi cho rằng tài liệu trên thư viện lạc hậu. Như vậy, cầu nhiều mà cung ít dẫn tới một số sinh viên không có đủ tài liệu, ngay cả ở cả học liệu bắt buộc chứ chưa nói tới học liệu tham khảo.

Hầu hết sinh viên chỉ đọc học liệu bắt buộc. Học liệu tham khảo thì do thiếu hay ngay cả khi đã có cũng ít sinh viên quan tâm. Nguyên nhân sinh viên không đọc tài liệu là do: không có tài liệu; không có khả năng đọc tài liệu (đối với những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài); không nhận thức đúng được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tài liệu tham khảo nên chỉ đọc các tài liệu bắt buộc.

[img class="caption" src="images/stories/2008/6/img_5366.jpg" border="0" title="Nguyễn Thị Vân Anh (trái) và Nguyễn Minh Nguyệt" width="480"/>

- PV: Với con số 31% sinh viên được hỏi không có đầy đủ tất cả đề cương các môn học được đưa ra trong công trình nghiên cứu, bạn nhận xét gì? Nguyên nhân chính của hiện tượng này là vì đâu?

- NSV: Đây là con số lớn gây ngạc nhiên cho cả chúng tôi khi thống kê. Vì nếu như vậy, các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Không có đề cương sẽ không biết là mình cần đọc tài liệu nào, không chuẩn bị được bài học cho mỗi tiết dẫn đến hiệu quả của việc giảng dạy sẽ thấp.

Nguyên nhân chúng tôi thống kê được là: 45% do thầy không cung cấp; 19% là do lớp không cung cấp, 16% do cá nhân làm mất mà không chịu tìm lại, 3% là do sinh viên không ý thức được tầm quan trọng của đề cương nên không lấy.

- PV: Theo bạn, nguyên nhân chính của việc sinh viên chưa được thoả mãn những thông tin học tập là do đâu?

- NSV: Nguyên nhân thì có từ nhiều phía.

Một là do tài liệu thư viện không cập nhật, không đủ sách đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.

Hai là về phía sinh viên chưa có ý thức tìm tài liệu, trình độ ngoại ngữ hạn chế hoặc do nguyên nhân tài chính...

Ba là về phía khoa và giáo viên, việc cung cấp thông tin đề cương môn học đôi khi chưa cập nhật, chưa cung cấp được cho sinh viên những địa chỉ tìm tài liệu..

Tuy nhiên, theo chúng tôi, nguyên nhân chính và đáng trách nhất là từ ý thức của sinh viên không chịu chủ động tìm kiếm thông tin.

- PV: Các bạn có kiến nghị gì để sinh viên chủ động và có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nội dung thông tin liên quan đến học tập?

- NSV: Đối với sinh viên, các bạn cần nhận thức rõ tầm quan trọng của các thông tin phục vụ học tập, không nên chỉ phụ thuộc vào các nguồn chính thống, mà cần tăng cường tìm kiếm nhiều nguồn khác nhau. Các bạn cần tự trang bị cho mình kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng thẩm định thông tin, khả năng ngoại ngữ để tiếp xúc với các tài liệu nước ngoài.

Đối với giáo viên, cần cung cấp đầy đủ đề cương môn học, tài liệu và địa chỉ tìm kiếm tài liệu đọc thêm cho sinh viên. Những học liệu quý hiếm, đã xuất bản lâu năm nên phô tô và cung cấp cho sinh viên. Những học liệu là bài tạp chí hoặc một phần của cuốn sách đã xuất bản nên giới thiệu cho sinh viên cả bìa và mục lục học liệu. Những học liệu tiếng nước ngoài nếu không có mục đích bắt buộc sinh viên phải sử dụng trong khuôn khổ giảng dạy bằng ngoại ngữ hoặc quy định sinh viên phải dịch để học thì vừa phải có bản gốc, vừa có bản dịch. Nếu không thì có thể lược dịch, dịch tóm tắt những điểm chủ yếu để gợi mở cho sinh viên tìm hiểu.

Đối với nhà trường và khoa, cần tăng cường các khoá học về khai thác mạng, sử dụng thư viện, học liệu mở trên mạng, các kĩ năng tin học, trình độ ngoại ngữ. Phòng tư liệu các khoa nên mở cửa phục vụ nhiều hơn để sinh viên tiếp xúc với sách và kiến thức chuyên ngành.

Đối với thư viện, cần có đội ngũ cán bộ phục vụ chuyên môn hoá cao. Thư viện cần liên tục bổ sung trao đổi để tạo nguồn tài liệu phong phú, cập nhật phục vụ sinh viên; đầu tư các trang thiết bị phục vụ việc tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt, với thời lượng phục vụ như hiện tại, nhiều sinh viên kiến nghị nên kéo dài thời gian phục vụ, tăng lượng sách tham khảo được mượn trong một lần.

Thanh Hà (thực hiện)

Tác giả: thanhha

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây