Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Người và hoa nồng nàn đắm đuối

Thứ sáu - 22/11/2013 12:10
Mặt người mặt hoa là tập sách thứ chín của nhà báo, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, tập hợp những bài chân dung, tiểu luận – phê bình về văn hoá, văn học, nghệ thuật đăng báo trong thời gian gần đây. Sách do Nxb Văn hoá – Văn nghệ ấn hành dày hơn 500 trang, chia làm 3 phần: Mặt hoa da phấn; Mặt hoa văn chương; Tôi và mặt hoa. Cuốn sách là sự tiếp nối của “Đánh đường tìm hoa” (đoạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2011) đã in năm 2010. game đánh chắn online đổi thưởng xin gửi tới bạn đọc lời giới thiệu cuốn sách của nhà phê bình văn học nghệ thuật Phạm Xuân Nguyên (Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội).
Người và hoa nồng nàn đắm đuối
Người và hoa nồng nàn đắm đuối

Tôi không thể khác hơn, khi nói về Nguyễn Thị Minh Thái, bằng hai từ “nồng nàn, đắm đuối”. Dù ai đó tiếp xúc lần đầu với chị dễ “phát khiếp” vì lối nói năng ào ạt, mạnh mẽ, thẳng băng, có thể đôi khi còn bị “dị ứng” nữa, nếu không quen. Nhưng chỉ cần đọc những trang chị viết, bất luận viết gì, người đọc sẽ thấy sự ào ạt tuôn trào của cảm xúc không thể kìm nén, phải tìm được cách viết ra, và viết ra bằng mọi cách, không câu nệ thể loại, văn phong. Mà viết cách gì thì cũng rất đắm say. Ngay cả cách nói của chị cũng vậy. Nghe quen rồi thì thấy người ấy tất phải nói thế ấy. Nói – không chỉ bằng ngôn từ, lời lẽ – mà bằng cả giọng điệu, cử chỉ, ngữ điệu, biểu cảm nét mặt, đôi mắt, bàn tay… Nghĩa là Minh Thái say cái gì, thích cái gì, đam mê cái gì, thế tất chị muốn truyền lại toàn bộ cái đó, và còn hơn thế, làm sôi sục, cháy lên, và tất cả những cái đó lại từ chị cháy lan đến người khác, những người nghe và đối thoại cùng chị, với chị.

Thế nên, chị đã chọn văn chương và sân khấu làm trường phô diễn những điều mình hiểu biết, cảm nhận qua từng con chữ và từng lớp lang kịch nghệ cho thấu tận cuộc đời và lẽ nhân sinh, nhân văn của người đời. Có cảm tưởng chị có viết nữa, viết mãi về những nhà văn nhà thơ nhà viết kịch, và rộng ra là những người được trời ban cho cái nòi nghệ sĩ, thuộc dòng giống ham cái đẹp và chế tác ra cái đẹp thì ngòi bút của chị vẫn không hề vơi cạn nguồn tư liệu và cảm xúc, ý và tình, sắc và điệu. Thì đấy, sau những cuốn sách đã viết khá dày dặn, sâu sắc về những kiếp nghề, Minh Thái lại cho ra tiếp hai cuốn mới về những kiếp tài tình trong cõi nhân gian – mà sự khóc cười của họ từ bao đời nay đã chẳng thể nào khiến người đời lạnh lùng, hờ hững.

Cuốn gần đây nhất của chị có tên “Đánh đường tìm hoa”. Lạ chưa! Xưa nay nghe nói “vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”, ta thường hình dung người chẳng quản nhọc công đi tìm hoa đích thị phải là người nam, và người được tìm là người nữ, là hoa, thuộc phái đẹp. Bây giờ, đã hẳn, người được tìm vẫn là người đẹp, song cái đẹp ở đây đã vượt lên phái tính, trở thành cái đẹp nghệ thuật. Người đánh đường tìm hoa đây là tìm tri kỉ tri âm, là khao khát trò chuyện, phân tích, bình luận cùng/với/những người làm nên cái đẹp trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Thực chất, người đi tìm là Nguyễn Thị Minh Thái, một nhà nghiên cứu, phê bình văn học và sân khấu, một tiến sĩ nghệ thuật học, một phó giáo sư ngữ văn, sau này còn là nhà nghiên cứu văn hoá. Và những người được tìm, những “hoa” được chiêm ngắm, là những Chế Lan Viên, Văn Cao, Hoàng Cầm, Thế Lữ, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Đình Nghi, Lưu Quang Vũ, Xuân Trình, Xuân Quỳnh, Trịnh Công Sơn, Lê Dung, Hoàng Ngọc Hiến, Hồ Anh Thái…, là chiếc áo dài Việt, cái đèn dầu Việt, cái yếm đào, cái áo bông chần Việt… Ôi chao, đi dọc con đường tìm hoa này cùng Minh Thái thì thấy ra cơ man nông nỗi của con đường nghệ thuật chông gai, của số phận nghệ thuật đa đoan, của giá trị nghệ thuật cao sang, mà với thăng trầm thế sự và nổi chìm thời gian, thì khéo chỉ còn vương lại trong kí ức của người đương thời, hay chỉ còn lại trên những trang viết nhạt nhoà khó lưu giữ. Phải chăng, vì thế mà Minh Thái nguyện làm người đồng hành, người khảo cổ nghệ thuật, một người thiết tha đến vượt ngưỡng như Thuý Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến với người tình chung, để trước hết thoả nỗi khát khao yêu mến của mình, sau là để cho người sáng tạo khỏi cảm thấy cô đơn khi sáng tạo, và có cảm giác ấm áp khi có người đồn hành cùng mình. Thường khi, người thưởng thức chỉ biết đến tác phẩm, chỉ căn cứ vào những thành quả mà người nghệ sĩ đã bày ra trước công chúng. Nhưng người đọc/xem/nghe lại cũng thói thường, hay tò mò về người nghệ sĩ, về những bí mật đằng sau tác phẩm. Minh Thái đã chấp nhận và tự nguyện đi con đường tìm đến phía sau, phía sâu, phía khuất trong tâm thức sáng tạo, và cả trong đời thường của người nghệ sĩ, để chiếu rọi một ánh sáng khác và mới cho người đọc/xem/nghe hiểu thêm tác phẩm của họ. Bản thân Minh Thái khi thưởng ngoạn tác giả và tác phẩm văn nghệ theo cách riêng của chị như thế, với tâm thế đọc/xem/nghe, trong cảm nhận đặc sắc riêng của chị, đã rất nhiều khi khiến cả người sáng tạo và người thưởng thức thấy bất ngờ, thú vị.

Từ phải sang: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, TS Lê Thị Thanh Tâm. (Ảnh: NA/ game đánh chắn online đổi thưởng
)
/ game đánh chắn online đổi thưởng
Từ phải sang: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, TS Lê Thị Thanh Tâm.

Nguyễn Thị Minh Thái đã đánh đường tìm hoa để thấy mặt người mặt hoa, và không chỉ thấy mà còn biết, không chỉ biết mà còn hiểu, không chỉ hiểu mà còn yêu, không chỉ yêu mà còn tiếc nuối, và không chỉ tiếc nuối mà còn lo âu và rất nhiều nghĩ ngợi… về hoa và người. Cuốn sau tiếp cuốn trước, cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay đây là tác giả đang dấn bước để hối thúc, giục giã người đọc. Nồng nàn đắm đuối đến đau đáu lo âu, đó là cái tình thực của Nguyễn Thị Minh Thái đối với nghệ thuật và người làm nghệ thuật. Cho nên chị đã dồn hết tâm lực của mình cho việc giới thiệu, làm sáng đẹp hơn lên, “treo cao giá ngọc” những mặt hoa của văn chương nghệ thuật, của văn hoá tinh thần, để cho người thưởng ngoạn cùng biết, cùng yêu, cùng nâng niu, quý trọng người nghệ sĩ.

“Mặt người mặt hoa”, tiếp nối “Đánh đường tìm hoa”, khai triển tiếp cách thức mới của nhà nghiên cứu văn hoá nghệ thuật Nguyễn Thị Minh Thái, là người chân thành và chăm chỉ khám phá cái đẹp của những giá trị tinh thần từ phía những người làm ra cái đẹp đó, và thú vị sao, cả từ phía những người thụ hưởng nó. Đọc cuốn sách mới này của Nguyễn Thị Minh Thái, người đọc sẽ đươc phát hiện thú vị về góc tâm hồn nghệ sĩ, về những bình dị đời thường mà ngỡ như sẽ khuất lấp, nếu không có người “mắt xanh” phát hiện và chưng cất.

Người viết đã không quản ngại “đánh đường tìm hoa”. Không chỉ thế, người viết còn soi tỏ “mặt người mặt hoa” cho người đọc chiêm ngưỡng và yêu mến. Vậy thì người đọc đừng nên tiếc thời giờ mà thử đi theo người viết tìm đến hoa thơm mật ngọt đã dâng cho đời, và bản thân người viết giờ đây dường như cũng đã là mật ngọt hoa thơm cho đời, qua chính trang viết của mình, khi cất công tìm kiếm và phơi mở cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật. Cái nồng nàn quyến rũ của câu chữ lời văn Nguyễn Thị Minh Thái, do đó, cũng chính là từ tình yêu cái đẹp, trước hết là ở văn chương nghệ thuật, sau đó là mong muốn cuốn hút được người đọc/xem/nghe đến trực tiếp với tác phẩm. Và khi đã được thấy, được biết những mặt người mặt hoa hiện lên dưới ngòi bút da diết, đam mê, nồng nàn của người viết, bạn đọc sẽ lại thấy thấp thoáng dáng đẹp của một người ẩn hiện sau trang sách. Bạn có nhận ra ai đó không? Dưới hoa dường có bóng người… Nhận ra, chắc là bạn sẽ thích thú. Không nhận ra, thì có thể bạn sẽ tiếc nuối vì đã… vô tình.

Tác giả: Phạm Xuân Nguyên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây