Bên lề hội thảo quốc tế lần thứ V về Hàn Quốc học, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) đã trả lời phỏng vấn của báo chí về sự phát triển Hàn Quốc học tại Việt Nam và Đông Nam Á.
- Xin giáo sư giới thiệu đôi nét về Hiệp hội nghiên cứu Hàn Quốc học ở Đông Nam Á?
Hiệp hội nghiên cứu Hàn Quốc học ở Đông Nam Á gọi tắt là KoSASA, hiện có thành viên là 10 trường đại học ở 7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN là một thành viên chủ chốt tham gia Hiệp hội này từ nhiều năm nay. Theo sự phân công, mỗi đại học của một nước sẽ làm chủ tịch Hiệp hội này trong vòng 2 năm. Và năm nay Trường ĐHKHXH&NV đóng vai trò chủ tịch KoSASA.
Có thể nói rằng đây là một bước tiến đáng nhớ khi các trường đại học hàng đầu ở Đông Nam Á đang định hướng cho ngành Hàn Quốc học trong khu vực và thúc đẩy hợp tác về nghiên cứu và giáo dục. Sự cống hiến và tận tâm các tổ chức thành viên của KoSASA trong hơn 8 năm qua đã thúc đẩy sự phát triển hưng thịnh của ngành Hàn Quốc học tại Đông Nam Á. Một số dự án nghiên cứu hợp tác quan trọng đã được thực hiện thành công bởi các đối tác chiến lược của các tổ chức KoSASA trong các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, ngôn ngữ, chính trị, kinh tế, nhân văn, kinh doanh, xoay quanh khu vực của ngành Hàn Quốc học. KoSASA đã tổ chức thành công bốn hội nghị nổi tiếng của ngành Hàn Quốc học ở Đông Nam Á tương ứng trong năm 2005, 2007, 2008 và 2011. Hội nghị lần này là hội nghị thứ năm của KoSASA tổ chức bởi game đánh chắn online đổi thưởng
, Hà Nội.
- Giáo sư đánh giá thế nào về ảnh hưởng của văn hoá Hàn Quốc đến Việt Nam?
Hàn Quốc, từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. Sau chưa đầy bốn thập kỉ, đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như "Kì tích trên sông Hàn". Văn hoá Hàn Quốc cũng có ảnh hưởng khá lớn tới các nước trong khu vực và trên thế giới với làn sóng Hallyu. Trong kỉ nguyên hội nhập văn hoá, xu hướng này còn tiếp tục diễn ra và phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, có rất nhiều sản phẩm văn hoá Hàn Quốc như phim, nhạc, sách vở tài liệu về kinh tế xã hội Hàn Quốc du nhập vào từ khá sớm. Đây là nhu cầu tất yếu của sự phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Điều này giúp tăng cường sự hiểu biết văn hoá Hàn Quốc với người dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu học tập, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Hơn 20 năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng có những bước phát triển tốt đẹp, đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
- Việc xây dựng và phát triển ngành Hàn Quốc học tại Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội đã gặp những khó khăn gì và hiện đã đạt được những kết quả gì thưa giáo sư?
Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN là một trong những cơ sở xây dựng ngành Hàn Quốc học từ rất sớm ở Việt Nam, từ năm 1993 đến nay. Khi mới thành lập, Bộ môn Hàn Quốc học gặp rất nhiều khó khăn về tài liệu, giáo trình, đội ngũ, đặc biệt là thiếu nhiều tài liệu liên quan đến phát triển kinh tế, chính trị văn hoá xã hội Hàn Quốc. Nhưng đến nay, sau gần 20 năm phát triển, Bộ môn đảm nhiệm giảng dậy trên 40 sinh viên hệ chính quy mỗi năm. Cho đến nay đã có hơn 400 sinh viên tốt nghiệp ngành học này ra trường và làm việc tại nhiều cơ quan Nhà nước cũng như những doanh nghiệp Hàn - Việt. Đây cũng là một ngành học có điểm thi đầu vào cao và thu hút sự quan tâm lớn của xã hội. Chúng tôi đang tiến tới xây dựng Hàn Quốc học thành một ngành học độc lập đào tạo từ cử nhân đến các bậc sau đại học.
Về đội ngũ, Bộ môn Hàn Quốc học có 7 giảng viên chính thức, hầu hết đều tu nghiệp tại Hàn Quốc. Ngoài ra, Bộ môn còn mời rất nhiều giảng viên kiêm nhiệm tại nhiều đại học, viện nghiên cứu đến giảng dạy. Quỹ KOICA hàng năm đều cử giảng viên Hàn Quốc sang giảng dạy tại Trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Quỹ Hàn Quốc đã giúp Bộ môn xây dựng một phòng đọc với khoảng 1000 cuốn sách Tiếng Hàn và rất nhiều tạp chí các loại. Hàng năm, nhiều sinh viên của trường đã nhận được sự tài trợ từ Quỹ hỗ trợ của Hàn Quốc như Quỹ KOICA, Quỹ Hàn Quốc, Quỹ Chung-Soo. Hiện nay, Nhà trường đã thành lập một trung tâm Hàn Quốc học và đào tạo tiếng Hàn cấp chứng chỉ quốc tế. Có thể nói đó là một bước tiến bộ vượt bậc trong sự phát triển của ngành học này tại Trường ĐHKHXH&NV nói riêng và Việt Nam nói chung.
Để tiếp tục phát triển ngành học này, Trường ĐHKHXH&NV chủ trương không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với KRI, UNSW cũng như các đại học của Hàn Quốc; và các nước khác trong khu vực trong nghiên cứu và đào tạo về Hàn Quốc.
- Tại sao hội thảo lần này lại có chủ đề về “khía cạnh mới trong hợp tác nghiên cứu Hàn Quốc học tại Đông Nam Á” thưa giáo sư?
Chủ đề hội thảo muốn nhấn mạnh vào vấn đề: trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, việc nghiên cứu Hàn Quốc học không chỉ đặt trong phạm vi từng quốc gia mà cần được mở rộng, chia sẻ kinh nghiệm trong các nước của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ nghiên cứu giữa các nhà khoa học, trường đại học của Hàn Quốc.
Thực tế nhiều năm qua, các thành viên KoSASA đã tiến hành một số nghiên cứu bao gồm các xu hướng mới về nghiên cứu và đào tạo của ngành Hàn Quốc học trong các lĩnh vực học thuật khác nhau. Và Hội nghị lần thứ 5 sẽ giúp tăng cường và làm phong phú thêm những cơ sở trên nhằm đưa Hàn Quốc học đạt được một tầm cao mới. Cũng bắt đầu từ Hội nghị thứ 5, KoSASA sẽ nỗ lực để trở thành một hiệp hội theo định hướng nghiên cứu và Hội nghị của KoSASA sẽ trở thành nơi công bố các kết quả nghiên cứu từ các dự án hợp tác nghiên cứu; trao đổi về tầm nhìn và các chương trình nghiên cứu trong tương lai giữa các trường đại học thành viên và học giả cá nhân trong khu vực.
- Xin cảm ơn giáo sư!