Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Nghe nhạc hiệu đoán chương trình

Thứ hai - 23/06/2014 12:21
Vấn đề độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là một nguyên tắc bất di bất dịch, là điều thiêng liêng nhất của mọi dân tộc. Kể từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Việt Nam đã trải qua 17 cuộc chiến tranh chống xâm lược nên rất hiểu giá trị của hòa bình. Hòa bình là khát vọng sống của những người có văn hóa, có tư tưởng vì sự tiến bộ của nhân loại. Thời đại ngày nay, mọi tranh chấp giữa các quốc gia chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại hòa bình trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp lý và đạo lý thời đại. Ngược lại, ứng xử bằng vũ lực, bằng lời lẽ đe dọa và trịnh thượng đều là biểu thị của kẻ thiếu văn hóa, vốn là tố chất của tiểu nhân.
Nghe nhạc hiệu đoán chương trình
Nghe nhạc hiệu đoán chương trình

Việt Nam thiết tha sống cho hòa bình, hữu nghị, phát triển giữa các nước nên thẳng thắn mà nói rằng, trong chiều dài lịch sử của mình, kể cả cho đến hôm nay, Việt Nam đã phải đương đầu với những “ứng xử biên giới” không lành mạnh, thiếu đứng đắn sinh ra từ phía Trung Quốc. Chỉ riêng những tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao và báo chí Trung Quốc từ đầu tháng 5 năm nay cho đến sự kiện ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sang Việt Nam vừa mới đây đã nói lên điều đó. 

Tới nay, dù vô lý nhưng Trung Quốc khăng khăng tuyên bố việc họ đưa giàn khoan nước sâu Haiyang Shiyou - 981 đặt trái phép tại vùng biển của Việt Nam là hoạt động bình thường trong vùng biển của họ. Khi các tàu đánh cá Việt Nam hoạt động trên ngư trường truyền thống của mình và các tàu cảnh sát biển thực thi công vụ, tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam bằng các ngôn ngữ Trung, Anh, Việt thì bị các loại tàu chức năng Trung Quốc cản trở, vây đuổi, đâm húc gây hư hại, thậm chí tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của Việt Nam. Kế đó, Trung Quốc liên tục xuyên tạc, vu khống Việt Nam cho tàu quân sự, thả người nhái,… ra quấy phá xung quanh hiện trường giàn khoan Haiyang Shiyou - 981; phao tin tàu Việt Nam đã hơn 1.500 lần đâm tàu của họ; thậm chí cho tàu chức năng chạy lùi sát tàu cảnh sát biển Việt Nam để vu tàu Việt Nam đâm tàu của họ. Màn kịch vụng về này đã bị các nhà báo quốc tế vạch mặt. Thế giới chẳng tin những gì Trung Quốc nói, họ quan tâm, bình luận, phán xét những gì Trung Quốc làm trong cái gọi là “trỗi dậy hòa bình”.

Trung Quốc đề xướng phương châm hữu nghị 16 chữ: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” trong lợi thế “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan”. Chúng ta hoan nghênh chủ trương trên và đã có lúc gọi là “16 chữ vàng”, vì hay thế sao không hoan nghênh nhỉ ! Vì “Sơn thủy tương liên” nên chúng ta rất cần những tinh thần hữu hảo ấy và cùng Trung Quốc phấn đấu để nó hữu hảo thực sự trên thực tế. Than ôi, hóa ra “nói vậy, không phải vậy” ! Ngay đang trong thời gian vốn hai bên Trung - Việt có bổn phận thực thi tinh thần 16 chữ và 4 tốt, vậy mà khi ngư dân các tỉnh miền Trung Việt Nam đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống thuộc quyền chủ quyền nước mình, thì Trung Quốc đã hàng trăm lần xua đuổi, tấn công, đánh đập, bắt bớ ngư dân Việt Nam cùng ngư cụ, rồi bắt nộp tiền chuộc tàu cá. Vì đại cục, nhiều khi báo chí ta chỉ gọi là “tàu lạ” bức hại tàu cá Việt Nam, nhưng dân nước Việt và thế giới đều biết “kẻ lạ” ấy chính là người đã đề xướng “tinh thần 16 chữ và 4 tốt”.

Kế đó là ngày 15/5/2011, tàu hải giám Trung Quốc có số hiệu 84 đã cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam khi đang làm nhiệm vụ tại vùng Việt Nam có chủ quyền, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 110 hải lý. Ấy vậy mà, chính Nhân dân nhật báo Online (Trung Quốc), ngày 31/5/2011, lại bóp méo sự thật rất xấc xược: "Việt Nam có ý đồ gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi". Ngày 9/6/2011 tàu thăm dò dầu khí Wiking 2 của Việt Nam lại bị 3 tàu bán vũ trang Trung Quốc tấn công cắt cáp trong vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. 

Ngày 12/10/2011, lãnh đạo cấp cao hai nước đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt - Trung. Trong đó, nguyên tắc thứ nhất là: “Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

 Đó là một trong sáu nguyên tắc chỉ đạo của cấp cao hai nước và cũng chính trong những ngày chuẩn bị ký kết ở Bắc Kinh, thì tại ngư trường truyền thống của mình, các tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn bị các tàu chức năng Trung Quốc xua đuổi, uy hiếp.  

Còn năm nay, vào đầu tháng 5, Trung Quốc lại sử dụng hàng chục tàu các loại, kể cả tàu có vũ trang được máy bay hộ tống để áp tải giàn khoan nước sâu Haiyang Shiyou - 981 đưa vào đặt trái phép tại vùng biển của Việt Nam (vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền phù hợp với Công ước UNCLOS 1982). Vụ việc này cả thế giới đều biết. Hình ảnh các máy bay quần đảo uy hiếp và các tàu chức năng Trung Quốc phun vòi rồng, đâm thẳng gây hư hại tàu cảnh sát Việt Nam không chỉ xuất hiện nhiều lần trên màn hình vô tuyến Việt Nam, mà còn cả trên truyền hình nhiều nước trên thế giới. Thế giới quan ngại về sự thiếu tôn trọng công pháp quốc tế của Trung Quốc, làm an ninh hàng hải quốc tế bị đe dọa. Nhân dân Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc đang có những hành động coi thường pháp lý và đạo lý. Cái đạo lý không thực tâm vun đắp tinh thần “16 chữ”, “4 tốt”  và “Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề biển Việt - Trung”.

* * *

Sau chuyến đi sang Việt Nam của ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, qua nguồn tin BBC ngày 18/6/2014 được biết, Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin rằng, Chính phủ, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn đề cao tầm quan trọng của mối quan hệ Trung - Việt trong tầm nhìn chiến lược dài hạn và sẵn sàng hợp tác với Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam để cùng xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, ổn định, lành mạnh. Hay, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hóa vấn đề liên quan”. Lời nói trên không biết có đi đôi với việc Trung Quốc đã và đang làm hay không? Không cần chính khách, mà nhân dân Việt Nam ai cũng trả lời được bằng câu dân dã “làm gì có chuyện đó” !

 Bản tin Cục Hải sự Trung Quốc cho biết, sẽ có một giàn khoan nữa vào biển Đông. Dư luận thấy, trong lúc giàn khoan Haiyang Shiyou - 981 đang gây căng thẳng trong vùng chủ quyền của Việt Nam, thì giàn khoan nước sâu thứ hai này xuất hiện thì không phải ngẫu nhiên. 

Ý đồ đơn phương khẳng định quyền kiểm soát hàng hải và tài nguyên trên biển Đông thông qua yêu sách đường “lưỡi bò” là chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Chiến lược này có lớp lang, bài bản, có thời điểm thể hiện cụ thể, từng bước “nắn gân” dư luận thế giới, từng bước tiến, lùi tùy thuộc “thời tiết chính trị thế giới”. Chủ trương thực hiện song phương giải quyết tranh chấp, tránh đa phương và sợ quốc tế hóa vấn đề. Nhưng vụ giàn khoan Haiyang Shiyou - 981, thực chất Trung Quốc đã đơn phương phán quyết bằng cách trắng trợn khẳng định trước dư luận là Việt - Trung không có tranh chấp quần đảo Tây Sa, tức Hoàng Sa. 

Trong ứng xử với Việt Nam, những hành động của Trung Quốc được hệ thống hóa chưa đầy đủ chỉ trong thời gian tinh thần “16 chữ và 4 tốt” ra đời cho đến hôm nay (cuối tháng 6/2014) là những giai điệu lúc trầm, lúc bổng như một nhạc hiệu của chương trình “xâm lăng mềm”, “xâm lăng cứng” của Trung Quốc. Nghe nhạc hiệu ấy, ta có thể thấy rõ ‘chương trình” chiếm đoạt gần 80% diện tích Biển Đông, bao gồm vùng chủ quyền của nhiều nước Đông Nam Á, trong đó và trước hết có vùng chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc lấy đó làm bàn đạp thực hiện mộng bá chủ Đông Nam Á, rồi chắc chắc không chỉ dừng giấc mộng ngàn đời ở đó. Phải chăng, với Trung Quốc, tinh thần “16 chữ và 4 tốt” chỉ để ru ngủ Việt Nam?! Làm sao dân tộc này lại có thể u mê trước những hành động nói một đằng, làm một nẻo, vu khống, bịa đặt, vốn không phải là tố chất của người quân tử. Có điều Việt Nạm chủ trương ứng xử mọi tranh chấp quốc tế hôm nay bằng giải pháp hòa bình. Đó là xu thế của thời đại văn minh chứ không phải người Việt Nam không hiểu gì về người hàng xóm lắm mưu, nhiều chước, thâm hiểm. Cái gọi là "Lý tưởng tương thông" thì người Việt bán tín, bán nghi. Bởi khi bàn về mô hình phát triển đất nước, ông Đặng Tiểu Bình, người ra lệnh tấn công Việt Nam năm 1979 cũng là người chủ trương “Mèo trắng, mèo đen, miễn bắt được chuột”, “Nước càng đục, càng bắt được nhiều cá”. Việt Nam không tương thông cái lý tưởng ấy!

Những thông tin trên báo chí Trung Quốc xung quanh chuyến đi của ông Dương Thiết Trì sang Việt Nam vừa mới đây mang lại cho người viết bài này phải suy nghĩ nhiều, ít nhất có những điểm sau:

- Người Việt và thế giới thắc mắc, nếu vì đại cục quan hệ hai đảng, hai nước, tại sao sự thật năm 1974, Trung Quốc đã xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa quản lý, một điều khoản đã được ghi trong Hiệp định Giơ-ne vơ năm 1954, nay thuộc chủ quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói không có tranh chấp Tây Sa (tức Hoàng Sa)? 

- Việc Trung Quốc cứ cố tình vin vào Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một văn bản không có giá trị pháp lý, vì cố Thủ tướng không đại diện cho chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sự cố tình phớt lờ công pháp quốc tế ấy nói lên điều gì cho đại cục hai đảng, hai nước?

- Nhân dân Việt Nam sao có thể vì cái quan hệ đại cục của hai nước mà không phản đối Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa cũng như cái “đường lưỡi bò” vô căn căn cứ đã “liếm” sát lãnh hải của Việt Nam và một số nước Đông - Nam Á! Biển Đông là cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế, tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông phải được giải quyết trong mối quan hệ quốc tế. Tại sao Trung Quốc lại sợ “đa phương”, chỉ một mực đòi “song phương” ? Tại sao Trung Quốc lại sợ Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp biển đảo ra  tòa án quốc tế? 

- Giấc mơ biến Biển Đông thành ao nhà bất chấp, phớt lờ Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp quốc sao được pháp lý và đạo lý ở đời ủng hộ ? Có chăng, chỉ nhận được sự phê phán, chỉ trích, phản đối kịch liệt !

 Tranh chấp, gây hấn chủ quyền biển đảo, tự động xác định vùng bay, đơn phương công bố thời hạn cấm đánh bắt hải sản trên các vùng biển tranh chấp trong khu vực Biển Đông đem lại cho đại cục khu vực và Việt Nam lợi ích gì? 

- Và, vụ “giàn khoan nước sâu” của Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam liệu có ích lợi gì cho đại cục hai nước?

- Nếu vì đại cục, thì cớ sao trong suốt thời gian vụ việc xảy ra, Việt Nam đã có hàng chục công hàm gửi sang mà phía Trung Quốc vẫn “bặt vô âm tín”?        

Vậy, ai là người phản bội tinh thần "16 chữ và 4 tốt" ? Trả lời câu hỏi đó chẳng khó khăn chi. “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình” thì không chỉ bất kỳ người  dân Việt Nam nào và cả nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có cả những người tử tế, đứng đắn Trung Quốc như học giả - quân tử Lý Lệnh Hoa đều nhận diện được. 

* * *

Những lời lẽ vì đại cục ấy đâu có thể ru ngủ nhân dân đất nước này để âm mưu lấy trộm cái “nỏ thần” hôm nay là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam kết hợp với sức mạnh thời đại. Cái sai lầm hơn hai ngàn năm trước để “Nỏ thần sơ ý trao tay giặc, nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” (Tố Hữu) vẫn là bài học lịch sử có giá trị nhắc chúng ta tỉnh táo, cảnh giác và luôn luôn chăm lo vun đắp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế. Chỉ có sức mạnh ấy mới đủ trí, đủ lực xây dựng đất nước hùng mạnh, đủ sức bảo vệ Tổ quốc, vì sức mạnh ấy là biểu thị sự qui tụ lòng dân ở đỉnh cao. Mà lòng dân là vận nước. Bất luận trong hoàn cảnh nào cũng phải bảo vệ Tổ Quốc theo chân lý “Nam quốc sơn hà nam đế cư” (Nam quốc sơn hà), “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” (Cáo bình Ngô); "Đánh cho lịch sử biết rằng, nước Nam anh hùng này là có chủ” (Hịch Quang Trung); “Không có gì quí hơn độc lập tự do” (Hồ Chí Minh).

(Theo Báo Đại đoàn kết ngày 23/6/2014)

Tác giả: PGS.TS Phạm Xuân Hằng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây