Ngôn ngữ
Theo hồ sơ công tác của ông thì ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1935, nhưng theo như ông nói thì ông tuổi Nhâm Thân, sinh năm 1932, ngày sinh âm lịch thì ông cũng không nhớ rõ, vì cũng đã lâu rồi. Có cái sự trúc trắc về năm sinh của ông đó là do quá trình lập và chuyển hồ sơ của ông khi ông rời miền quê yêu thương Bình-Trị-Thiên ra Bắc học tập năm 1953. Nếu theo tuổi Nhâm Thân thì ông mệnh Kim - Kiếm Phong Kim - Vàng chuôi kiếm, nhưng có lẽ, tính cách ông không theo như bản mệnh, bởi ông luôn là một thanh kiếm lệnh, một mũi kiếm sắc bén trên lĩnh vực lịch chính trị Việt Nam cận - hiện đại. Chẳng thế mà cho đến nay, dù rằng ông đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm”, sức khỏe của ông cũng đã không còn tráng kiện nữa nhưng ông vẫn là một mũi kiếm sắc bén, một thanh kiếm lệnh hướng đạo cho các thế hệ học trò của ông trên dặm dài con đường nghiên cứu và giảng dạy Khoa học Lịch sử nói chung, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng.
Phó Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) (1976 - 1990)/Ảnh: Thành Long
Năm 1953, sau khi đã học hết phổ thông cơ sở, ông rời Quảng Trị ra Bắc học tập và có lẽ đây là sự kiện, là cơ duyên tạo ra bước ngoặt của cuộc đời ông, không chỉ đối với khoa học mà còn đối với cả cuộc sống riêng tư nữa. Năm 1956, sau khi học hết chương trình trung học phổ thông, ông vào học Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa đầu tiên. Tháng 8 năm 1959, sau một quá trình phấn đấu học tập không mệt mỏi, cũng như GS. Phan Đại Doãn, GS. Vũ Dương Ninh, PGS. Vũ Văn Bân..., ông là một trong số 17 sinh viên khoá 1 của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được giữ lại để bổ sung cho đội ngũ cán bộ giảng dạy khoa học Lịch sử. Và có lẽ, cũng từ đây cơ duyên với khoa học lịch sử của ông đã thực sự hòa quyện với cái mệnh Kiếm Phong Kim của ông. Dưới sự dìu dắt của các học giả Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp đàn anh, qua một quá trình khổ luyện với bao vất vả, gian truân, ông đã trở thành một nhà giáo, một nhà sử học, một chuyên gia về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Việt Nam hiện đại và đặc biệt là về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tốt nghiệp cử nhân Khoa Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, song trước yêu cầu, nhiệm vụ phải xây dựng cho được một đội ngũ giảng viên lý luận chính trị để nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cho sinh viên, phục vụ nhiệm vụ của Tổ quốc - một nhiệm vụ được Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là game đánh chắn online đổi thưởng - Đại học Quốc gia Hà Nội) xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình đào tạo của Nhà trường nên PGS. NGND. Lê Mậu Hãn đã sớm đến với Khoa học Lịch sử Đảng. Ông đã cùng với GS. Kiều Xuân Bá (nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử), PGS. Hồ Sỹ Khoách,… thành lập và xây dựng tổ bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ những năm 1960 và đến năm 1974 thì Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức được thành lập trực thuộc Khoa Lịch sử.
Năm 1975, PGS. NGND. Lê Mậu Hãn được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử và đảm nhiệm một mảng chuyên môn quan trọng là làm sáng tỏ những vấn đề có tính chiến lược trong Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các cương lĩnh chính trị, trong đường lối quân sự, ngoại giao và trong vấn đề xây dựng Đảng. Trong bút pháp của thầy có cả tính Đảng, tính khoa học, đặc biệt có tính chiến đấu rất cao.
Với tư cách là người nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông dành toàn bộ tâm lực, trí lực của mình cho nghiên cứu khoa học. Với ông, chỉ có nghiên cứu thấu đáo, nắm bắt chính xác, đúng đắn lịch sử chuyên ngành mới có thể truyền đạt cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh nắm bắt được khoa học chuyên ngành. Là nhà nghiên cứu, ông hiểu rất rõ chỉ dẫn của Lênin: “Trong khoa học lịch sử cũng như trong các ngành khoa học khác sự kiện đúng đắn là không khí của nhà khoa học, là cơ sở nền tảng để từ đó xây dựng lý luận của vấn đề nghiên cứu" (theo PGS. TS. Trình Mưu: trong sách: Hành trình đến chân lý lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005). Phải có đủ tư liệu, tài liệu cần thiết, phải nắm được “cái thần” của sự kiện lịch sử và đặt nó trong mối liên hệ với nhau gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi xem xét, luận lý là một nguyên tắc làm việc của ông và là một đòi hỏi của ông đối với học trò, đồng nghiệp. Và bởi vậy, khi đọc những công trình nghiên cứu của ông về Lịch sử Đảng người ta không cảm thấy nhàm chán, khô khan mà tìm thấy ở đó một sự khoáng đạt, một sự dẫn dắt, cuốn hút lý thú của chân lý lịch sử. Tôn trọng sự thật lịch sử, đánh giá đúng sự thật lịch sử đã làm cho các công trình, những bài viết ngồn ngộn sử liệu của ông thực sự trở thành cẩm nang cho các thế hệ học trò, đồng nghiệp của ông sử dụng để tiếp cận và nghiên cứu về khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, những công trình, những bài viết của ông như: Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tập I và II), các Đại hội Đảng và hội nghị Trung ương, về Lịch sử Chính phủ, Lịch sử Quốc hội Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam…đã góp phần to lớn vào việc xây dựng Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Khoa Lịch sử, game đánh chắn online đổi thưởng .
PGS.NGND Lê Mậu Hãn là một trong những nhà khoa học góp phần xây dựng tổ bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (từ những năm 1960) và Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1974) tại Khoa Lịch sử/Ảnh: Thành Long
Không chỉ có công lao sáng lập và xây dựng cho sự phát triển của Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản, Khoa Lịch sử nói riêng và ngành Khoa học Lịch sử Đảng ở Việt Nam nói chung mà đối với ngành Hồ Chí Minh học, khi nhắc đến những nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh, người ta không thể nào không nhắc đến ông với tư cách là một chuyên gia đầu ngành của ngành khoa học mới mẻ này. Cùng với học trò, đồng nghiệp ông đã tổ chức ra các khóa nghiên cứu về tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với ngành khoa học mới này, ở ông dường như có một khả năng, một năng lực thu hút không chỉ những nhà khoa học đầu nghành về Hồ Chí Minh học trong và ngoài trường mà còn cả những thế hệ cán bộ trẻ cùng chung sức để xây dựng và thúc đấy sự phát triển của bộ môn khoa học này. Đọc những bài viết, những cuốn sách mà ông viết về Hồ Chí Minh, người ta có thể cảm nhận được ở đó không chỉ là những tư tưởng, những triết lý của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, mà còn thấy được cả những tình cảm ấm áp, chân thành, đầy tình người, đầy tính nhân văn của Hồ Chí Minh dành cho đồng bào Việt Nam và cho cả nhân loại nữa. Và do vậy, những công trình mà PGS. NGND. Lê Mậu Hãn viết về Hồ Chí Minh đã không chỉ là những công trình khoa học một cách thuần túy mà nó còn là những câu chuyện, những tác phẩm văn học mang tính nghệ thuật ở đó nữa. Ví như, đọc lại bài viết “Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng” ông viết và đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 5(53) năm 1990 người ta có thể thấy được ở đó một tư duy sử học mới, mạnh bạo của ông để định vị, điều chỉnh lại những vấn đề, những sự kiện lịch sử với cứ liệu được trích dẫn đầy ăm ắp, nhưng lại được giải quyết một cách mềm mại, với những luận giải sâu sắc của ông về một chân lý “Độc lập tự do - giải phóng dân tộc” của Hồ Chí Minh được thể hiện trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930. Cũng chính ông là người đã đánh giá đúng công thức ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, rằng đó là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
PGS.NGND Lê Mậu Hãn và GS.NGND Vũ Dương Ninh - hai nhà Sử học hàng đầu, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên, học viên Trường ĐHKHXH&NV
Có thể nói, là một nhà khoa học, một người thầy - ông đã luôn là thanh kiếm lệnh, là ngọn lửa soi sáng và dẫn đường cho các thế hệ học trò của ông. Song trên cương vị là một người lãnh đạo với 15 năm làm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Bí thư chi bộ, ông cũng đã để lại cho đồng nghiệp, học trò của mình những ấn tượng sâu sắc. Cho đến nay, trong nhiều cuộc họp, gặp mặt của các thế hệ cán bộ của Khoa cũng như bộ môn, khi nói tới ông và công tác quy hoạch cán bộ, những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu nay đã là phó giáo sư, tiến sĩ, thậm chí có những người đã về hưu vẫn thường cảm kích kể lại: Chính thầy Lê Mậu Hãn là người đầu tiên chủ trương “Phó tiến sĩ hóa” và thầy là người trực tiếp tham gia hướng dẫn, giúp đỡ nhiều anh, chị em trong và ngoài Khoa, Trường bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ sử học. Ông thường nói với học trò và đồng nghiệp của mình rằng: Bằng cấp có thể chưa hoàn toàn phản ánh năng lực của con người, những nó như một điều kiện bắt buộc thúc đẩy người ta phải cố gắng vươn lên tương xứng với nhiệm vụ của mình. Đối với thầy giáo, làm điều đó cũng là cách nêu gương, động viên thanh niên, sinh viên rèn luyện phấn đấu trở thành nhà khoa học. Phải chấm dứt tình trạng cử nhân đào tạo cử nhân - một giải pháp tình thế chỉ được phép tồn tại trong thời chiến hoặc trong lúc đất nước chưa có điều kiện để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đó là một triết lý phát triển khoa học, một kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cao mà ông trong quá trình làm lãnh đạo Khoa Lịch sử đã nghiệm ra và để lại cho Khoa Lịch sử như là một cẩm nang xây dựng và phát triển Khoa.
Cả cuộc đời dâng hiến cho khoa học lịch sử nói chung và Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngành Hồ Chí Minh học nói riêng, ông đã và đang tác nghiệp đúng như Đảng yêu cầu trong đổi mới tư duy lý luận là nói đúng sự thật, nói rõ sự thật. Cách mà ông đã làm trong quá trình tác nghiệp từ phương pháp luận nhận thức mácxít, các phương pháp triển khai của khoa học chuyên ngành, sự tận tụy, nghiêm khắc cùng những đóng góp của ông là tấm gương lớn đối với nhiều thế hệ học trò.
Đã sống gần 60 năm trên đất Thủ đô, PGS. NGND. Lê Mậu Hãn như một hiện thân của sự hoà điệu giữa "phong cách Tràng An" với khí chất của ngưòi dân vùng đất Quảng miền Trung. Chúng tôi, những học trò của thầy đều biết rằng thầy vẫn đang tiếp tục những công trình khoa học mới, có ý nghĩa đón đầu những biến thiên thời cuộc.
PHÓ GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN LÊ MẬU HÃN
+ Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử. Khoa Khoa học Chính trị. + Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) (1976 - 1990). Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) (1991- 1997). Tổ trưởng Tổ Hồ Chí Minh học (Khoa Khoa học Chính trị).
Lịch sử Quốc hội Việt Nam; tập 1, 2, 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lịch sử Chính phủ Việt Nam; tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Việt Nam đất nước anh hùng, đồng tác giả, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975. 40 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng tác giả, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1985. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I, II, chủ biên, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988. Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng tác giả, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, chủ biên, đồng tác giả, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. Thắng lợi kháng chiến chống Mỹ và hai mươi năm xây dựng đất nước sau chiến tranh, đồng tác giả, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Cách mạng Tháng Tám - Một số vấn đề lịch sử, đồng tác giả, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1954-1975), chủ biên, đồng tác giả, Hà Nội, 1995. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, 2, 3, 4, biên soạn các mục từ chính trị và Lịch sử Đảng, Nxb. Từ điển Bách khoa. Đảng Cộng sản Việt Nam - Các Đại hội và Hội nghị Trung ương, chủ biên, đồng tác giả, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III (1945 trở đi), chủ biên, đồng tác giả, Hà Nội, 1997. Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. |
Tác giả: ThS. Phạm Minh Thế