Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

KHXH&NV có lĩnh vực nghề nghiệp rộng lớn và riêng biệt!

Thứ ba - 16/04/2013 10:47
“Tập trung mọi nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo, lấy chất lượng làm yếu tố hàng đầu để khẳng định thương hiệu và uy tín của Nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng nỗ lực đa dạng hoá các chương trình đào tạo, mở nhiều ngành học mới, có nhiều đổi mới trong công tác tuyển sinh để tiếp cận tốt hơn với nhu cầu xã hội …” – GS.TS Nguyễn Văn Khánh – Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV có một số ý kiến trao đổi về nhiều vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh và đào tạo của Nhà trường.
KHXH&NV có lĩnh vực nghề nghiệp rộng lớn và riêng biệt!
KHXH&NV có lĩnh vực nghề nghiệp rộng lớn và riêng biệt!
- Trường ĐHKHXH&NV thường được biết đến với thế mạnh truyền thống về khoa học cơ bản, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Nhà trường?

Kế thừa từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đến nay Trường ĐHKHXH&NV vẫn khẳng định bản sắc và nội lực của mình là ở các ngành khoa học cơ bản về KHXH&NV. Nhưng không phải vì thế mà Trường chỉ “đóng khung” ở những ngành khoa học cơ bản; ngược lại trên nền khoa học cơ bản ấy, Trường đã tiên phong mở một loạt ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội như: Báo chí, Đông phương học, Du lịch học, Quốc tế học, Thông tin học, Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Công tác xã hội… rất được xã hội quan tâm. Một số ngành học có tuổi đời còn rất trẻ, tuy mới ra đời nhưng có sức thu hút lớn đối với người học như Chính trị học (2008), Nhân học (2009), Việt Nam học (2010). Mới nhất, năm 2013 này, ngành Quan hệ Công chúng lần đầu tiên tuyển sinh, chắc sẽ được rất nhiều các em học sinh quan tâm. Có thể khẳng định rằng, chính nền tảng khoa học cơ bản mạnh đã giúp các ngành mới của Nhà trường phát triển nhanh, có chất lượng và mang bản sắc riêng.

- Nhưng có ý kiến cho rằng, các ngành KHXH&NV hiện nay không thu hút nhiều người quan tâm bằng những ngành nghề thời thượng khác, Trường nhìn nhận vấn đề này như thế nào thưa giáo sư?

Xã hội hay bị chi phối bởi trào lưu nhất thời, đó cũng có thể là sự thiếu hụt nhân lực của một ngành nghề tại một thời điểm nào đó. Nhưng không thể vì thế mà những ngành nghề khác không có giá trị. KHXH&NV có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đường hướng phát triển, nền tảng văn hoá, xã hội, con người của một dân tộc, một đất nước. Những người làm việc trong ngành KHXH&NV có cả một lĩnh vực nghề nghiệp rất rộng lớn và riêng biệt trong bức tranh nghề nghiệp chung của xã hội.

Thời gian qua, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, lãnh đạo các Bộ, ngành đã đến thăm và làm việc tại Trường như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận. Kết quả những buổi làm việc này thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của Đảng và Nhà nước về vai trò của các ngành KHXH&NV đối với sự phát triển của đất nước.

Trường ĐHKHXH&NV nhận thức rõ về vai trò, sứ mạng của mình, một mặt không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, lấy chất lượng là yếu tố hàng đầu để khẳng định uy tín và thương hiệu của Trường; mặt khác cũng rất năng động trong việc đa dạng hoá các chương trình đào tạo, đổi mới trong khâu tuyển sinh (trong đó có khối thi tuyển) nhằm tiếp cận tốt hơn với người học. Thực tế đào tạo và tuyển sinh nhiều năm qua cho thấy nhu cầu đối với ngành KHXH&NV không hề giảm: đăng kí dự thi vào Trường năm 2012 tăng 27% so với năm 2011, nhiều ngành đào tạo của Trường có điểm chuẩn đầu vào rất cao trong nhiều năm liền. Những thay đổi về nhu cầu đối với các ngành KHXH&NV là có nhưng thể hiện khác nhau ở từng ngành nghề, từng nội dung của chương trình đào tạo.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2012-2013 của Trường ĐHKHXH&NV.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2012-2013 của Trường ĐHKHXH&NV.

- Xin giáo sư nói rõ hơn về những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường trong thời gian qua?

Với mục tiêu đào tạo chất lượng cao và hướng tới hội nhập với giáo dục đại học khu vực và thế giới, Trường đã có những đổi mới mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tiếp cận gần hơn với nhu cầu xã hội và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Trường đã thực hiện việc chuyển đổi chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra với những ưu điểm nổi bật như: xác định rõ chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, nghề nghiệp cho người học phù hợp với từng ngành đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo hướng đến sự linh hoạt trong quá trình tổ chức đào tạo, mang lại cơ hội cho sinh viên được tham gia vào những mô hình đào tạo kết hợp khác nhau như ngành chính – ngành phụ, ngành kép, bằng kép…

Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, được phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động trong việc lập kế hoạch học tập, chọn lớp môn học, chọn thầy giáo, tích luỹ kiến thức, có thể rút ngắn quá trình học tập tuỳ theo năng lực và quỹ thời gian của mình. Trường cũng có hệ đào tạo chất lượng cao (các ngành Ngữ văn, Lịch sử, Triết học, Khoa học Quản lí) và chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế (ngành Ngôn ngữ học) nhằm đem đến cho sinh viên những điều kiện học tập tốt nhất, đội ngũ giảng viên đầu ngành và chất lượng đào tạo sánh ngang với nhiều đại học uy tín trong khu vực.

Bên cạnh đó, Trường triển khai nghiêm ngặt hoạt động kiểm định chất lượng, đánh giá trong và đánh giá ngoài trường. Tháng 12/2012 vừa qua, Trường được ĐHQGHN chứng nhận chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc gia chu kì 2 với hơn 98% các tiêu chí đạt chuẩn.

- Trường đã làm gì để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp thưa giáo sư?

Từ năm 2009, để giúp sinh viên gia tăng cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, Trường phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) triển khai đào tạo bằng kép ngành Tiếng Anh/Tiếng Trung Du lịch. Sau khi triển khai, nhận thấy triển vọng và nhu cầu lớn về việc học bằng kép, năm học tới, ngoài chương trình đào tạo bằng kép Du lịch đang triển khai, Trường dự kiến sẽ mở rộng thêm chương trình đào tạo bằng kép Báo chí, Khoa học quản lí và Quốc tế học, mang lại nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho sinh viên. Sinh viên có thể rút ngắn thời gian học xuống dưới 4 năm/1 văn bằng và tích luỹ 2 văn bằng trong thời gian khoảng 5 năm.

Nếu trước đây, ngoại ngữ vốn là một hạn chế của sinh viên thì hiện nay, với việc giảng dạy, đào tạo chuyên nghiệp và tập trung hơn tại Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) và áp dụng chuẩn đầu ra 4.0 IELTS cho sinh viên hệ chuẩn, 5.0 IELTS cho sinh viên CLC, 6.0 IELTS cho sinh viên chương trình NVCL, sinh viên cũng có thêm lợi thế lớn trong cạnh tranh tìm việc làm. Bên cạnh đó, Trường cũng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan tuyển dụng lao động tại Hà Nội và các địa phương, tích cực giới thiệu sinh viên đến thực tập và làm việc.

GS.TS Nguyễn Văn Khánh trao bằng cử nhân khoa học cho sinh viên khoá QH-2008-X (K53).

GS.TS Nguyễn Văn Khánh trao bằng cử nhân khoa học cho sinh viên khoá QH-2008-X (K53).

- Bên cạnh 02 khối thi truyền thống là C và D, Trường tuyển sinh thêm khối A (từ năm 2010) và B (từ năm 2012), sự thay đổi này mang ý nghĩa gì và có được tiếp tục thực hiện trong năm nay không thưa giáo sư?

Đối với Trường ĐHKHXH&NV, việc mở rộng khối tuyển sinh nhằm tăng cường khả năng tuyển chọn thêm nhiều thí sinh khá, giỏi đồng thời mở ra cơ hội học tập bình đẳng cho thí sinh các khối – những người ham thích và có năng lực học tập các ngành KHXH&NV.

Trước đây, chúng ta thường quan niệm chỉ những thí sinh học giỏi Văn, Sử, Địa mới phù hợp với các ngành KHXH&NV. Nhưng những ai đã học tập, nghiên cứu KHXH&NV đều hiểu rằng để giỏi các môn xã hội rất cần năng lực tư duy logic tốt. Nhiều nhà khoa học lớn về KHXH&NV của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước khi đam mê và thành công với nghề đã chọn lại là những học sinh rất giỏi các môn khoa học tự nhiên. Và tương tự, những thí sinh thi khối A mà “dám” chọn theo học các ngành KHXH&NV thì chắc cũng không phải là những người học Văn, Sử tồi. Năm 2012, hồ sơ dự thi khối A vào trường đã tăng 200% so với năm 2011, cho thấy nhu cầu rất lớn của thí sinh khối này vào các ngành KHXH&NV.

Năm 2013, khối B vẫn được áp dụng tuyển sinh cho ngành Tâm lí học, mở rộng tuyển sinh khối A cho 14 ngành, trong đó ngành Quan hệ công chúng và ngành Công tác xã hội lần đầu tiên tuyển sinh khối A.

- Là sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV, người học sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt gì thưa giáo sư?

Trường ĐHKHXH&NV tự hào có môi trường học thuật giàu truyền thống, chất lượng cao đã được khẳng định ở trong và ngoài nước, đội ngũ cán bộ, giảng viên mạnh với nhiều nhà khoa học hàng đầu, chương trình đào tạo hiện đại, cập nhật với thế giới. Bên cạnh đó, triết lí đào tạo là lấy người học làm trung tâm, ngoài việc cung cấp kiến thức, các thầy cô chú trọng đào tạo nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo, chủ động trong học tập của sinh viên. Đây là những điều kiện rất tốt để người học rèn luyện, trau dồi năng lực của bản thân mà không phải cơ sở đào tạo nào cũng có được.

Năm học 2013-2014, lần đầu tiên có chế độ ưu tiên dành cho sinh viên 06 ngành khoa học cơ bản (Chính trị học, Hán Nôm, Lịch sử, Nhân học, Triết học và Văn học) của Trường được triển khai. Theo đó, sinh viên các ngành học này sẽ được hỗ trợ chi phí học tập với mức 4.200.000đ/sinh viên/năm trong năm học 2013-2014 cùng các khoá học phát triển năng lực nghề nghiệp do Nhà trường tổ chức mà không phải đóng học phí. Đây là ưu đãi mới nhất nằm trong chương trình hỗ trợ sự phát triển của các ngành khoa học cơ bản của ĐHQGHN.

Năm 2012 là năm thứ 5 liên tiếp Quỹ học bổng Chung-Soo trao 80 suất học bổng, mỗi suất trị giá 250 USD cho sinh viên Nhà trường.

Năm 2012 là năm thứ 5 liên tiếp Quỹ học bổng Chung-Soo trao 80 suất học bổng, mỗi suất trị giá 250 USD cho sinh viên Nhà trường.

Bên cạnh đó, ngoài các học bổng từ ngân sách Nhà nước, sinh viên các ngành này cũng như sinh viên Nhà trường nói chung có cơ hội được nhận hàng chục loại học bổng khác nhau đến từ các đối tác của Trường, trong đó có nhiều học bổng quốc tế có giá trị lớn như: Chung – Soo, Tony Chung, POSCO, Viettravel, AEON, Kumho, Asian… Sinh viên cũng được nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng sinh viên nghèo vượt khó của Trường nếu có kết quả học tập tốt. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể được xét cho vay ưu đãi không lãi suất tại Ngân hàng UOB trong suốt các năm học tập tại Trường.

Ngoài ra, nếu học tập và rèn luyện tốt, sinh viên Trường ĐHKHXH&NV còn có cơ hội được tham gia các chuyến trao đổi học tập, nghiên cứu tại nước ngoài, có cơ hội học liên thông lên các cấp học cao hơn hoặc nhận học bổng du học tại nhiều đại học hàng đầu của thế giới.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây