Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Khi phụ nữ làm lãnh đạo, quản lí

Thứ năm - 07/03/2013 00:46
Tại Trường ĐHKHXH&NV, số nữ cán bộ làm công tác lãnh đạo và quản lí đơn vị ngày càng có xu hướng tăng và chiếm tỉ lệ khá cao (40% các chức danh lãnh đạo các cấp). Các cô, các chị đang gánh những trọng trách nặng nề và đóng góp công sức, tâm huyết của mình ở nhiều mảng hoạt động khác nhau của Trường. Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hãy lắng nghe những chia sẻ rất thật của họ về những thuận lợi - khó khăn, được - mất, vui - buồn, và cả những kinh nghiệm quý mà họ có được khi tham gia công tác này.
Khi phụ nữ làm lãnh đạo, quản lí
Khi phụ nữ làm lãnh đạo, quản lí
Tại Trường ĐHKHXH&NV, số nữ cán bộ làm công tác lãnh đạo và quản lí đơn vị ngày càng có xu hướng tăng và chiếm tỉ lệ khá cao (40% các chức danh lãnh đạo các cấp). Các cô, các chị đang gánh những trọng trách nặng nề và đóng góp công sức, tâm huyết của mình ở nhiều mảng hoạt động khác nhau của Trường. Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hãy lắng nghe những chia sẻ rất thật của họ về những thuận lợi - khó khăn, được - mất, vui - buồn, và cả những kinh nghiệm quý mà họ có được khi tham gia công tác này.

PGS.TS Trần Thị Minh Hoà (Phó Hiệu trưởng): may mắn vì luôn được gia đình ủng hộ



Là người phụ nữ mà tham gia công tác quản lí thì chắc chắn phải gặp nhiều khó khăn. Bởi thiên chức làm mẹ, làm vợ là rất quan trọng, do đó khó khăn lớn nhất là làm thế nào có thể chia sẻ thời gian, sức lực của mình cho gia đình, công việc và cho chính bản thân mình. Đặc biệt là xã hội hiện nay đòi hỏi ngày càng cao đối với mỗi cá nhân, trong đó có người phụ nữ. Để có sự thành công trong công việc, người phụ nữ cũng phải cố gắng rất nhiều về chuyên môn và nhiều mặt khác, đặc biệt là cố gắng hoàn thiện chính bản thân mình. Vì khi ở vị trí quản lí, bạn phải có mối quan hệ, ứng xử rộng rãi hơn nhiều so với khi bạn chỉ là một nhân viên bình thường như ứng xử với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp… Để được sự công nhận của mọi người, người quản lí phải có “tâm” và có “tầm”. Có “tầm” mà không có “tâm” thì không thu phục được lòng người. Có “tâm” mà không có “tầm” thì được nhiều người quý mến nhưng lại không giải quyết được công việc. Càng ở cấp lãnh đạo cao thì cần phải có “tầm”. Làm quản lí, bên cạnh việc phải giảm bớt sự quan tâm đến gia đình, bản thân, đến chuyên môn và sở thích cá nhân, đôi khi có cả những hi sinh về tình cảm do những va chạm không tránh khỏi trong công việc với đồng nghiệp, nhân viên, mặc dù có thể chỉ xảy ra tạm thời trong một thời gian nhất định. Chắc chắn không tránh khỏi những lúc mình cảm thấy chán nản. Vậy phải vững tâm vì rồi những điều ấy sẽ qua. Về kinh nghiệm quản lí và cách xử lí công việc, cũng không có một mẫu số chung cho tất cả mọi trường hợp. Điều quan trọng là phải giữ nguyên tắc nhưng cũng phải xử lí mềm dẻo. Luôn kết hợp giữa lí và tình, tuy không phải lúc nào hai điều này cũng song hành một cách cân bằng. Chỉ có tình thôi thì công việc sẽ lộn xộn, không giải quyết được, nhưng nếu chỉ có lí thì sẽ trở nên cứng nhắc, duy ý chí.

Phụ nữ có lợi thế nhưng cũng có những hạn chế hơn nam giới trong quản lí. Có thể chưa chắc họ sâu sắc, mạnh mẽ, quyết liệt hay có tầm chiến lược bằng nam giới nhưng họ kiên nhẫn, thấu đáo trong công việc, tỉ mỉ và mềm mỏng hơn nên trong ứng xử có những sự kiềm chế nhất định. Điều này cũng phù hợp với môi trường đại học cần sự phát triển bền vững và đề cao tính gắn kết cộng đồng. Thành công trong công việc quản lí có mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình không? Tôi nghĩ là có nếu bạn may mắn có người chồng đồng cảm, chia sẻ cho những khó khăn của người vợ. Ngay cả trên thế giới, thành công của những nữ lãnh đạo nổi tiếng thường có sự hậu thuẫn của một người chồng tuyệt vời. Cá nhân tôi cũng rất may mắn vì luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ gia đình, chồng con. Thậm chí, tôi còn có thể trao đổi, học hỏi và nhận được nhiều ý kiến tư vấn về công việc từ người bạn đời. Trước khi là người quản lí, người lãnh đạo tốt, bạn phải là một người giảng viên tốt, với chuyên môn vững. Thành công trong công tác quản lí và chuyên môn giúp ích người phụ nữ rất nhiều trong việc nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống gia đình. Và đặc biệt, người mẹ thành công trong công việc sẽ là tấm gương tốt để con cái noi theo.

PGS.TS Vũ Thị Phụng (Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và QTVP): phụ nữ “được” nhiều khi làm quản lí



Đối với phụ nữ tham gia công tác quản lí thì cái “được” và “mất” thường đi đôi với nhau. Những cái “mất” thì đã có nhiều người nói. Tôi chỉ chia sẻ thêm về những cái “được”. Dù chức vụ không quá quan trọng nhưng nó lại là thước đo về năng lực, sự trưởng thành của bản thân. Người phụ nữ có thêm tự hào, tự tôn về bản thân vì mình đã được tập thể tín nhiệm và đánh giá cao. Khi ở cương vị lãnh đạo và quản lí, mình có điều kiện thuận lợi để biến những ý tưởng, sáng kiến của bản thân thành hiện thực, đóng góp lợi ích cho tập thể, xã hội và cộng đồng. Đó còn là niềm hạnh phúc vì ở cương vị phụ trách một đơn vị, mình đã tập hợp, định hướng, động viên và khích lệ mọi người cùng phấn đấu và thực hiện được những mục tiêu nhất định, phát huy được năng lực của từng cá nhân và tập thể để hoàn thành các kế hoạch, tăng thu nhập cho anh chị em. Niềm vui và hạnh phúc của mỗi thành viên trong tập thể chính là hạnh phúc của người lãnh đạo tập thể ấy, ít nhất là về mặt công việc. Mặt khác, những kinh nghiệm và cách quản lí tốt ở cơ quan cũng phần nào giúp phụ nữ chúng ta có thể vận dụng ít nhiều trong việc tổ chức cuộc sống, gắn kết tình cảm gia đình. Sơ qua như vậy, thì việc phụ nữ làm quản lí cũng “được” nhiều đấy chứ! (cười) Phụ nữ làm quản lí có rất nhiều lợi thế, nhất là đối với phụ nữ làm khoa học bởi họ có tư duy mạch lạc, chặt chẽ nên khi quyết định thường dựa trên những căn cứ, cơ sở rõ ràng. Họ cũng biết cách tổ chức công việc một cách khoa học, từ việc lên kế hoạch, chuẩn bị, triển khai, giám sát công việc hợp lí, kịp thời để đạt hiệu quả cao, hạn chế được những sai sót. Do rất nhạy cảm, và thường gặp nhiều khó khăn, vất vả hơn trong cuộc sống so với nam giới nên các chị em làm lãnh đạo dễ có sự đồng cảm với những khó khăn của nhân viên hơn (nhất là nhân viên nữ), nên cũng dễ dàng chia sẻ, động viên, khích lệ người khác trong công việc và cuộc sống. Điều ấy cũng tạo sự gắn kết tình cảm trong tập thể tốt hơn. Tuy nhiên, phụ nữ làm quản lí nếu chỉ thành công trong công việc ở cơ quan thì chưa đủ (hoặc chưa trọn vẹn). Vậy muốn hài hoà được giữa công việc ở cơ quan và cuộc sống gia đình thì người phụ nữ phải biết đóng đúng “vai” của mình. Có thể ở cơ quan là người thủ trưởng, nhưng khi trở về nhà phải là một người mẹ, người vợ, không được mang phong cách cứng nhắc, cấp trên của nhà quản lí về để áp đặt cho các thành viên trong gia đình. Mặt khác sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình cũng là điều rất quan trọng. Người phụ nữ đã làm “tròn vai” nhưng chồng con vẫn không ủng hộ thì cũng rất khó khăn.

Làm quản lí nhiều lúc cũng phải cứng rắn để đạt được mục tiêu công việc, vì vậy đôi khi cũng có thể gặp phải sự phàn nàn, giận dỗi của nhân viên. Nhưng quan trọng là mình chân thành với mọi người và trong sáng trong công việc thì rồi mọi người sẽ hiểu và thông cảm. Kinh nghiệm và mục tiêu lớn nhất trong quá trình làm quản lí, đó là việc cá nhân mình cố gắng cùng tập thể tạo ra môi trường làm việc thật sự gắn bó và đồng thuận giữa các thành viên trong đơn vị. Nếu ở đơn vị nào mà mọi người được tôn trọng và tìm thấy niềm vui trong công việc, trong sự phấn đấu và trong việc chia sẻ lợi ích riêng - chung thì đó là một môi trường làm việc tuyệt vời mà không phải nơi nào cũng có được. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho mỗi thành viên nguồn cảm hứng và động lực để làm việc và cống hiến. Và đó cũng là sự thành công và hạnh phúc của người quản lí.

ThS. Ngô Thị Kiều Oanh (Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ): Quản lí nhân sự cần một chữ “tình”



Quản lí nhân sự là lĩnh vực quản lí toàn diện và phức tạp nhất vì liên quan đến con người. Vốn dĩ trong mối quan hệ giữa con người với nhau đã chứa đựng quá nhiều xung đột chồng chéo. Bởi vậy, xử lí mối quan hệ giữa người với người là việc xử lí phức tạp nhất. Hơn nữa, tại Trường ĐHKHXH&NV – môi trường giáo dục bậc cao, đối tượng của quản lí nhân sự là những trí thức có trình độ cao, hiểu biết rộng nên người làm quản lí nhân sự cũng cần phải có kiến thức chuyên môn, có “nghề”, có khả năng giải quyết công việc với một thái độ mềm mỏng, linh hoạt nhưng phải đúng nguyên tắc. Một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất mà tôi có được sau nhiều năm làm công tác tổ chức cán bộ là ngoài những yêu cầu khác, người làm quản lí nhân sự rất cần có sự thấu hiểu, đồng cảm thực sự với tâm tư, tình cảm của cán bộ thì mới có thể đưa ra những quyết định đúng. Trong giải quyết công việc, quả thật rất cần một chữ “tình”. Cán bộ Trường chúng ta là những người có năng lực tốt và trải qua nhiều lựa chọn, thi tuyển, thử thách thì mới được Trường giữ lại hoặc tuyển dụng để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu. Nhưng cũng có trường hợp khúc mắc tưởng chừng như không thể giải quyết nổi, muốn chuyển khỏi trường do có những nỗi lòng mà họ không biết chia sẻ cùng ai … Trong thời khắc quyết định ấy, người làm quản lí nhân sự có thể lắng nghe và thấu hiểu được tâm tư, cộng với những lời khuyên, phân tích có tình có lí thì có thể dễ dàng hoá giải những khúc mắc ấy và làm thay đổi quyết định ban đầu của họ. Mỗi khi giải quyết được một trường hợp như vậy, chúng tôi lại cảm thấy rất vui vì vừa giữ được cán bộ cho Nhà trường mà về sau này, chính những thầy cô này phản hồi lại rất tích cực rằng: môi trường làm việc ở Trường thực sự là thân thiện, nhân văn, là môi trường mà họ muốn gắn bó và cống hiến lâu dài. Tôi rất tâm đắc với câu nói: “Người làm quản lí phải có trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Trái tim nóng để đồng cảm, thấu hiểu, để nhiệt huyết với công việc nhưng cái đầu phải lạnh để giữ nguyên tắc và cân nhắc giữa chồng chéo các xung đột lợi ích. Quản lí thực sự là một khoa học và một nghệ thuật, đòi hỏi người quản lí phải làm việc chuyên nghiệp, bài bản chứ không thể chỉ làm dựa vào kinh nghiệm và truyền thống kiểu cha truyền con nối như trước kia. Nhưng dù có cứng rắn và quyết liệt đến mấy thì người phụ nữ vẫn có những đặc trưng rất riêng, đó là sự mềm mại, nhẹ nhàng, nữ tính thuộc về đặc tính giới, do đó nhất định dễ tạo thiện cảm đối với người đối diện so với đồng nghiệp nam. Bên cạnh đó, trong quản lí, có nhiều việc cần tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết và cả sự kiên nhẫn nữa nên phụ nữ rất có lợi thế. Đặc biệt là đối với công tác quản lí cán bộ liên quan đến quyền lợi, chính sách của người lao động. Trong giao tiếp thì nữ cán bộ cũng hạn chế được những ứng xử không hay của người đối diện. Đó là những tố chất “trời cho” người phụ nữ, nếu ý thức được điều này và kết hợp với năng lực khác thì người phụ nữ có lợi thế hơn rất nhiều so với nam giới. Trên thực tế có nhiều công việc phụ nữ xử lí tốt hơn nam giới.

Tất nhiên phụ nữ cũng đối diện với rất nhiều khó khăn để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Phụ nữ làm quản lí không những bản thân mà thậm chí cả gia đình họ cũng phải chấp nhận những sự hi sinh nhất định. Chỉ lấy một ví dụ đơn giản: làm lãnh đạo quản lí thì chắc chắn nhiều lúc phải đi sớm về muộn hơn mọi người. Tôi đã từng không dám gửi con ở trường mẫu giáo công lập mà phải gửi ở trường tư thục (gửi trường tư cũng không dám có sự lựa chọn nào khác ngoài lựa chọn gần nhà) bởi không thể đảm bảo giờ giấc đưa đón con theo mình. Hay khi đi công tác, nam giới có thể dễ dàng ra đi mà ít vướng bận, nhưng với phụ nữ, họ phải lo lắng chuẩn bị trước cho gia đình, con cái một cách chu toàn xong thì mới có thể an tâm đi xa. Một trở ngại nữa đối với nữ cán bộ làm quản lí, đó là độ tuổi sung sức, đủ độ “chín” để được bổ nhiệm làm quản lí lại thường rơi vào thời điểm con cái còn nhỏ, cần nhiều thời gian chăm sóc. Sự quan tâm của người phụ nữ ở độ tuổi này ưu tiên hàng đầu cũng là gia đình, con cái. Bạn bè gặp nhau, câu đầu tiên bao giờ cũng là hỏi thăm về sức khoẻ, con cái chứ ít khi hỏi nhau là làm đến chức gì, kiếm được bao nhiêu tiền. Vì vậy để sắp xếp cân đối được gia đình và công việc trong thời điểm này là rất vất vả. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam nói riêng và xã hội phương Đông nói chung, người phụ nữ còn phải vượt qua được tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại ở một bộ phận nhất định trong một nửa thế giới nam nhi. Và để thành công, họ phải tự tin và chứng minh được năng lực của mình trong công việc. Tố chất quyết định để trở thành người làm lãnh đạo quản lí giỏi là phải quyết đoán, có bản lĩnh, có chính kiến, không được ba phải. Bởi người làm lãnh đạo quản lí là người dám chịu trách nhiệm, là đầu tàu, phía sau mình là cả một tập thể trông chờ vào mình. Và cuối cùng thì hiệu quả, sản phẩm đầu ra là thước đo chính xác nhất cho các tố chất và năng lực của người làm lãnh đạo, quản lí.

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây