Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

"Hợp lưu những dòng suy tư" của GS Hoàng Thị Châu

Thứ tư - 15/10/2014 12:33
Giáo sư Vũ Đức Nghiệu giới thiệu hợp tuyển "Hợp lưu những dòng suy tư về địa danh, phương ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số" của GS.TS Hoàng Thị Châu (nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Ngôn ngữ học). Sách do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành năm 2014.
"Hợp lưu những dòng suy tư" của GS Hoàng Thị Châu

Là một trong số những người sớm được đọc bản thảo cuốn sách này, cho đến hôm nay, trong tôi vẫn giữ nguyên ấn tượng ban đầu: hết sức quý giá và trân trọng. Từ khi đang còn là sinh viên của khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến nay, tôi đã và hiện vẫn đang đọc những kết quả nghiên cứu được công bố đều đều theo thời gian của Giáo sư Hoàng Thị Châu. Năm, tháng qua đi; đến lúc Giáo sư sưu tập các kết quả ấy thành một hợp tuyển, mới thấy một tổng thành thực sự là lớn; và nhìn vào sau bóng chữ, quả thật, mới thấy "công trình kể biết mấy mươi ...".

Trang bìa của cuốn sách. (Ảnh: Thành Long)

Tuy có vinh dự được trình bày dưới đây với độc giả đôi điều về cuốn sưu tập này, nhưng tôi không nghĩ rằng đây là một bài giới thiệu bình luận sách, theo đúng nghĩa của nó như tiêu đề đã ghi, mà chỉ xin nói lại một vài câu chuyện, với hy vọng góp một phần nào đó để chúng ta có thể hình dung ra đôi nét đơn sơ về hành trình khoa học của Giáo sư.

Năm 1962, sau khi tốt nghiệp ngành Ngữ văn Nga về nước, Giáo sư Hoàng Thị Châu được phân công nghiên cứu, giảng dạy về Phương ngữ học tiếng Việt tại khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là game đánh chắn online đổi thưởng thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Kết quả tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này của Bà là công trình Tiếng việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học) được ấn hành năm 1989. Nói cho công bằng, ở nước ta, từ đầu thế kỉ XX đã có người đặt vấn đề thảo luận, nghiên cứu về tiếng địa phương (phương ngữ), nhưng phải đến công trình này, với lối tiếp cận rất đặc thù: tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - lịch sử - xã hội - văn hóa thì dấu mốc lớn nhất trong nghiên cứu phương ngữ, phương ngữ học tiếng Việt mới thực sự được đánh dấu; bởi vì nó “cho thấy diện mạo của tiếng Việt trên các miền đất nước, không những ở trạng thái tĩnh, hiện nay mà còn phản ánh được những quá trình động, phát triển lịch sử trong mối quan hệ phức tạp của cấu trúc bên trong của tiếng Việt với những nhân tố xã hội và địa lý của đất nước 1

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu trên cũng thể hiện rõ trong từng bài viết về các thổ ngữ, phương ngữ như: Thổ ngữ và làng xã Việt Nam, Những đặc điểm và diễn biến của tiếng Huế ... của Giáo sư.

Năm 2005, Tiếng việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học) [không trong sưu tập này] đã được Hội đồng Giải thưởng Quốc gia về Khoa học và Công nghệ trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, tiếng vang đầu tiên trong nghiên cứu của Bà là bài viết Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông công bố trong Thông báo khoa học, tập II, 1964-1965, của Đại học Tổng hợp Hà Nội, chỉ hai năm sau khi Bà từ Liên Xô về nước. Bà chứng minh hai con sông lớn nhất ôm lấy cả vùng Đông Nam Á là Trường Giang và Mê kông cùng có tên gốc là Kông có nghĩa là “sông” trong tiếng Việt và phục nguyên dạng cổ là < khlong >. E.M. Murzaev, giáo sư đầu ngành về Địa danh học của Liên Xô đã cho in bài trên với tiêu đề là: Tên sông ở Việt Nam, trong bộ sách 2 tập: Địa danh học phương Đông do ông làm chủ biên (1969) 2.

Liền đó, khi giới sử học Việt Nam tập trung nghiên cứu Thời đại Hùng Vương, Bà say mê đi “Tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc”, công bố một loạt bài trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử và bộ sách Hùng Vương dựng nước như: Nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ, Vài nét về tổ chức của xã hội Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ học ...

Sau khi về hưu, Bà vẫn tiếp tục nghiên cứu địa danh nhưng chuyển sang nghiên cứu ứng dụng như: Chuẩn hóa cách viết Đại danh dân tộc thiểu số Việt Nam trong văn bản tiếng Việt, Chuẩn hóa địa danh nước ngoài trên bản đồ thế giới (do Việt Nam ấn hành) [trong một dự án lớn cấp quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường].

Đối với các dân tộc thiểu số, Bà luôn băn khoăn tự hỏi: Tại sao đến nay còn nhiều dân tộc chưa có chữ? Tìm hiểu thực tế ở miền Bắc nước ta, Bà nhận ra rằng: các dân tộc thiểu số không chờ người khác đến làm chữ cho họ, mà họ tự làm lấy. Nhiều dân tộc chưa có chữ như Mường, Dao, Cao Lan, Giáy... chưa có chữ viết, nhưng họ đã xuất bản thơ, văn, ca dao, tục ngữ ... bằng tiếng của dân tộc họ, do tầng lớp trí thức dân tộc dựa vào chữ Việt để phiên âm. Bà đề xuất ý tưởng rất khác: Vậy thì các nhà ngôn ngữ học không phải mò mẫm điều tra, nghiên cứu tiếng nói của các dân tộc thiểu số để xây dựng chữ viết cho họ nữa, mà chỉ cần dựa trên cơ sở bộ chữ quốc ngữ Việt, cải tiến và bổ sung để xây dựng một bộ chữ phiên âm chung cho các dân tộc.

Nghiên cứu hơn 20 bộ chữ, hơn 40 hệ thống ngữ âm của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số nước ta, Bà đã tập hợp, phân loại theo từng loại hình ngữ âm để phát hiện ra những nét chung và riêng, để cuối cùng, xây dựng bộ chữ phiên âm chung dựa trên bộ chữ quốc ngữ được cải tiến và bổ sung. Bản báo cáo khoa học Loại hình ngữ âm các ngôn ngữ ở Việt Nam và bộ chữ phiên chung được hoan nghênh ở Hội thảo Ngôn ngữ học Đông Nam Á tại Đại học Oregon (Hoa Kỳ, 1996). Sau đó, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (Hà Nội) đã xuất bản cuốn sách của Bà Xây dựng bộ chữ phiên âm cho các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam (2001) như một công cụ hỗ trợ để các dân tộc tự chế ra chữ viết, ít nhất là để họ ghi chép được thơ văn truyền khẩu, sáng tác cá nhân bằng tiếng dân tộc của mình.

Tại Hội thảo quốc tế Pan Asiatic Lingustics lần thứ VI, năm 2004, Bà tiếp tục trình bày kết quả nghiên cứu về Tình hình và chính sách xây dựng và phổ cập chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hai giáo sư Đông phương học của Cộng hòa Liên bang Đức T. Engelsbert và H.D. Kubitscheck đã trân trọng đưa bài này vào tập sách Ethnic Minorities and Politics in Southeast Asia (Dân tộc thiểu số và chính sách ở Đông Nam Á) năm 2004.

Kết quả nghiên cứu của Bà đã chỉ ra những điều rất thiết thực, giản dị và hữu lý: người cần chữ viết dân tộc thiểu số trước hết là tầng lớp trí thức ở các địa phương, cho nên đối tượng phổ cập chữ dân tộc trước tiên là lớp người có văn hóa lớn tuổi và cán bộ văn hóa, giáo dục... đang công tác, sau đó mới dạy chữ dân tộc trong nhà trường, khi nó đã trở thành nhu cầu thực sự của xã hội. Một số nơi làm ngược chiều đã không đem lại được kết quả mong đợi.

Có một điểm nữa tôi muốn nói thêm là trong khi nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Bà rất tâm đắc với vấn đề về sự xuất hiện hệ thống thanh điệu trong tiếng Chăm hiện đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta; và chúng ta hoàn toàn có thể trực tiếp khảo sát được để giúp ta hiểu rõ hơn quá trình hình thành hệ thanh điệu tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán... đã diễn ra từ rất lâu về trước.

Thưa quý độc giả.

Viết đến đây, tôi thấy mình không nên viết dài thêm nữa, vì như từ đầu tôi đã xác định, những lời này chưa phải là lời giới thiệu, bình luận cho sách.

Bề rộng và chiều sâu của các nội dung nghiên cứu; lý luận, phương pháp và tính thực tiễn, cụ thể trong nghiên cứu các vấn đề hữu quan (từ Phương ngữ học, qua Địa danh học, sang Ngôn ngữ học lịch sử và ngôn ngữ học địa lý, đến Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ), quý độc giả có thể tìm thấy và nhận ra khi cầm trong tay và đọc cuốn sưu tập công trình này.

__________

1 Nhận xét của GS. Hoàng Văn Hành (Dẫn theo bài Ngành phương ngữ học hôm qua và ngày nay trong sưu tập này).

2 Năm 1993, khi ở Đại học Cornell, NY. Hoa Kỳ, nhân đọc cuốn Bibliography and index of mainland Southeast Asian languages and linguistics (Yale University Press, 1986) của F. Huffman, tôi thấy một tác giả nước ngoài cũng nghiên cứu tên sông ở Đông Nam Á nhưng kết quả công bố muộn hơn công trình của GS. Hoàng Thị Châu khoảng 4, 5 năm. Tiếc vì không lưu tâm nhiều, nay tôi đã quên mất tên của nhà nghiên cứu đó, và cũng không nhớ chính xác là muộn hơn 4, 5 hay 6 năm; mà sách thì hiện không có trong tay. Năm ấy, GS. Nguyễn Văn Lợi cũng ở Cornell; chúng tôi trao đổi thông tin này với nhau. Trong một vài semiar và trao đổi riêng với một số nhà nghiên cứu ở Cornell, chúng tôi có thông báo về công trình nói trên của GS. Hoàng Thị Châu và thông tin này rất được hoan nghênh.

Tác giả: Vũ Đức Nghiệu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây