Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

GS. Hiệu trưởng Phạm Quang Minh: “Tôi được truyền cảm hứng đổi mới từ chính các thầy cô…"

Thứ ba - 09/04/2019 02:42
Đó là chia sẻ của Giáo sư Hiệu trưởng Phạm Quang Minh tại hội nghị “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học năm 2019” của game đánh chắn online đổi thưởng diễn ra vừa qua (30/3/2019). Hơn 150 giảng viên, cán bộ độ tuổi dưới 40 đã trao đổi nhiều quan điểm về đổi mới phương pháp giảng dạy đại học - một trọng tâm của hoạt động đào tạo trong năm học này.
GS. Hiệu trưởng Phạm Quang Minh: “Tôi được truyền cảm hứng đổi mới từ chính các thầy cô…
GS. Hiệu trưởng Phạm Quang Minh: “Tôi được truyền cảm hứng đổi mới từ chính các thầy cô…"

Vai trò trọng tâm của người Thầy: truyền đạt - dẫn dắt - gợi mở

Diễn giả đầu tiên của Hội nghị là GS.NGND Vũ Dương Ninh - Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Nhà trường, nguyên sinh viên khoá I Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Giáo sư đem đến bài phát biểu đề cao vai trò quyết định của người thầy trong việc đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy và học. Theo đó, dù ở bất kỳ thời kỳ nào, có sự tác động của khoa học công nghệ nhiều hay ít, hoạt động giảng dạy của người thầy vẫn xoay quanh ba nhiệm vụ chính: truyền đạt - dẫn dắt - gợi mở.

Để truyền đạt tốt, theo GS. Vũ Dương Ninh, điều quan trọng nhất là người thầy có tư duy logic và năng lực sư phạm tốt, giúp truyền đạt kiến thức mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Học trò học được năng lực tư duy vấn đề qua chính cách truyền đạt của người thầy.

GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu khai mạc hội nghị

Về yêu cầu gợi mở, GS. Vũ Dương Ninh cho rằng đây là điều khác biệt mà giảng viên của một trường đại học khoa học cơ bản phải làm được - đó là giúp sinh viên có kiến thức về lý luận và tầm nhìn rộng mở vượt ra ngoài vấn đề của môn học. Qua các buổi học, giảng viên chia sẻ các đầu tài liệu cần thiết liên quan đến bài học. Tuy nhiên, để tránh việc giao đọc tài liệu mang tính hình thức thì người thầy phải là người đọc và hiểu rõ nội dung trong sách; phân công cho mỗi sinh viên đọc, tìm hiểu nội dung từng phần. Chính sinh viên sẽ là người đứng lên trước lớp trao đổi nội dung mà mình đã nghiên cứu và chia sẻ nhận xét với các bạn. Bên cạnh đó, người thầy gợi mở các vấn đề đang tranh luận liên quan đến nội dung học; gợi mở hướng nghiên cứu mới và ý thức tìm tòi nghiên cứu trong sinh viên. Qua việc tương tác như trên, chính người thầy cũng học hỏi thêm được nhiều điều từ học trò; tìm ra những bạn có năng lực nghiên cứu tốt  để hướng dẫn sâu hơn. “Bản thân người thầy phải là một nhà nghiên cứu, có kiến thức nền rộng thì mới làm tốt được công việc này. Giảng dạy điều mình nghiên cứu, tìm tòi ra chứ không chỉ là  dạy lại điều người khác nói” - GS. Ninh phát biểu.

Về yêu cầu dẫn dắt, diễn giả cho rằng người thầy cần nắm được những “khoảng trống”, “khoảng mờ” trong nghiên cứu, dẫn dắt học trò đi từng bước một cụ thể để xây dựng năng lực tư duy và kỹ năng thực hành một nghiên cứu cho riêng mình.

GS.NGND Vũ Dương Ninh (Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Nhà trường) phát biểu tại Hội nghị

Đổi mới phương pháp giảng dạy nhìn từ đặc điểm của Xã hội thông tin

Bàn về “Đổi mới phương pháp dạy và học trong bối cảnh cách mạng công nghệ lần thứ 4”, PGS.TS Vũ Cao Đàm (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐHKHXH&NV) cho rằng bối cảnh hiện nay đang tác động sâu sắc đến việc giảng dạy trong các trường đại học. Đó là việc xuất hiện ngày càng nhiều phương tiện thông minh trong sản xuất và đời sống. Các tiến bộ khoa học và công nghệ diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Hàng loạt lý thuyết mới xuất hiện trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau. Internet vạn vật (Internet of things) đã và đang xen vào đời sống học đường với tốc độ mạnh mẽ.

PGS.TS Vũ Cao Đàm (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Chính sách và Quản lý) trình bày báo cáo về “Đổi mới phương pháp dạy và học trong bối cảnh cách mạng công nghệ lần thứ 4”

Theo Alvin Toffler (trong Cách mạng giáo dục, Cú sốc tương lai), xã hội loài người trải qua 3 giai đoạn phát triển, và hiện đang ở giai đoạn Xã hội thông tin với những đặc trưng: phi tập trung hoá, phi tích tụ hoá, phi đồng bộ hoá, phi tiêu chuẩn hoá và đa năng hoá. Thế giới “đặt chúng ta trước bờ vực của sự hỗn mang” và “xã hội hiện đại không phát triển theo quy luật tuyến tính … Nếu anh kém năng lực dự báo và không thể tức thời đưa ra những quyết định tối ưu, thì anh hoàn toàn có thể bị đào thải” (theo Gibson và nnk, Tư duy lại tương lai, Nxb Trẻ,  Tp Hồ Chí Minh, 2002).

Nhiều giảng viên trẻ tham dự Hội nghị

Trên cơ sở phân tích bối cảnh chung, diễn giả gợi mở: phương pháp dạy và học cần được đổi mới theo ba hướng chính: một là xây dựng theo hệ mã (code) của Xã hội thông tin. Hai là người dạy và học vận dụng tối đa các thành tựu của cách mạng 4.0, trong đó có các phương tiện của Internet vạn vật trong trường học. Ba là dạy người học để có kỹ năng ứng phó trong một xã hội luôn biến động.

PGS. Vũ Cao Đàm cũng chia sẻ triết lý “dạy và học theo một chương trình giáo dục đi trước khoa học”. Đó là dạy kỹ năng, tư duy nghiên cứu trong học tập và hiểu biết tương lai luôn biến động; dạy để có năng lực sáng tạo và khởi nghiệp; rèn luyện kỹ năng tự học theo phương pháp nghiên cứu khoa học.

Từ góc độ Nhà trường, việc đổi mới dạy và học cần tận dụng những lợi thế về quyền tự chủ của ĐHQGHN và các thành viên để có chính sách, giải pháp hữu hiệu. Từ góc độ cộng đồng giáo chức, PGS. Vũ Cao Đàm đề xuất các giải pháp: từ góc nhìn của Công nghiệp 4.0. rà soát những biến động trong lĩnh vực chuyên môn của mình để kịp thời chắt lọc, đổi mới những nội dung phù hợp với sự đối chiếu hệ mã của xã hội thông tin; cùng sinh viên thực hiện dạy và học theo phương pháp nghiên cứu khoa học; tận dụng mọi phương tiện của Internet vạn vật để làm phong phú bài giảng và tạo hứng thú cho người học.

Lấy triết lý giáo dục khai phóng làm nền tảng

“Tư tưởng và triết lý giáo dục như thế nào thì tương ứng với phương pháp ấy” - đó là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Chính (Khoa Nhân học) - “Chúng ta đang đứng giữa ngã tư đường của sự chuyển đổi của mô hình giáo dục. Và đây là thách thức cực lớn trong phương pháp giảng dạy”. Lấy xây đựng đại học nghiên cứu và triết lý giáo dục khai phóng làm định hướng, thì hoạt động đổi mới giảng dạy của Nhà trường cần được xây dựng trên nền tảng của triết lý ấy. Theo quan sát riêng của mình, PGS.TS Nguyễn Văn Chính khái quát ba phong cách dạy hiện nay. Một là mô hình dạy “truyền lửa” - truyền cảm hứng cho người học. Cách này có thể có xung đột với cách dạy hàn lâm. Có những người không cần có kiến thức hàn lâm vẫn có thể truyền lửa cho người học. Hai là giảng dạy theo kiểu truyền thụ tri thức, giảng giải. Mô hình thứ ba là theo xu hướng “khai phóng”, theo đó cung cấp cho sinh viên các thông tin đa chiều, cho phép sinh viên tham gia vào tranh luận khoa học, phản biện ý kiến.

PGS.TS Nguyễn Văn Chính (Khoa Nhân học) trình bày báo cáo "Nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đại học nghiên cứu"

PGS.TS Nguyễn Văn Chính giới thiệu phương pháp dạy theo phương pháp nghiên cứu đề tài (Project_based learning) mà thầy đã và đang triển khai nhiều năm qua và thu được những hiệu quả nhất định. Đó là khi bắt đầu môn học, sinh viên đăng ký một đề tài và giáo viên hướng dẫn họ các bước để triển khai. Phương pháp này giúp sinh viên không chỉ thu được kiến thức mà còn học được tinh thần phê phán, kỹ năng xây dựng thông tin, khả năng trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề. Nhiều câu hỏi từ thực tiễn đời sống sẽ được đặt ra để nghiên cứu. Sinh viên báo cáo đề tài nghiên cứu của mình thường xuyên trong các giờ học.

PGS.TS Đào Thanh Trường (Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý)

Với cách làm này, giảng viên phải dành nhiều thời gian và công sức hơn để tương tác, hỗ trợ sinh viên. Thông thường trước giờ học, giảng viên gửi trước cho sinh viên chương trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo. Năm thứ nhất, sinh viên cần đọc 20-25 trang tài liệu trước mỗi buổi học. Sang đến năm thứ 3-4, sinh viên đọc tăng lên 50 trang mỗi lần. Các nhóm tự xây dựng đề tài nghiên cứu, tranh luận với nhau về ý nghĩa của đề tài, lựa chọn nơi đi khảo sát, thực tế... Kết quả thu được qua đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng với sinh viên. Đó là sự trưởng thành và khả năng tiếp cận các bước nghiên cứu để giải quyết các bài toán thực tế.

PGS.TS Nguyễn Chí Thành (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày báo cáo "Ứng dụng công nghệ giáo dục, phương pháp dạy học kết hợp trong bối cảnh đại học số hoá"

Tuy nhiên, việc triển khai phương pháp dạy học này vướng phải những khó khăn nhất định tại do số học sinh mỗi lớp còn khá đông và người giảng viên chưa có đội ngũ trợ giảng hiệu quả. “Nếu vận dụng phương pháp này thì chúng ta cũng cần một loạt thay đổi hệ thống có liên quan” - PGS.TS Nguyễn Văn Chính nhấn mạnh. Ví dụ, về đánh giá sinh viên, ở các nước áp dụng cách dạy này thì kết quả nghiên cứu của sinh viên sẽ chiếm 70-80% điểm số, còn lại là điểm của bài thi cuối kỳ. Chú trọng đào tạo các kỹ năng nghiên cứu của sinh viên được coi là trọng tâm của quá trình dạy học.

TS. Đỗ Văn Hùng (Trưởng khoa Thông tin - Thư viện) trình bày báo cáo về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giảng dạy

“Nếu chúng ta muốn đào tạo sinh viên có sự sáng tạo trong khoa học, tăng cường tương tác giữa giảng viên và sinh viên, khuyến khích sự tham gia của sinh viên vào hoạt động NCKH thì chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo cách này. Còn nếu chỉ truyền thụ kiến thức một chiều hay chỉ muốn họ nắm được những kiến thức mà chúng ta muốn thì chúng ta sẽ không bao giờ đào tạo được sinh viên giỏi” - PGS.TS Nguyễn Văn Chính chia sẻ quan điểm.

TS. Lư Thị Thanh Lê (Khoa Văn học)

Đổi mới giảng dạy sẽ là hoạt động trọng tâm của năm học                    

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu đa chiều đóng góp cho hoạt động đổi mới giảng dạy tại Hội nghị, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) chia sẻ: “Tôi nhận thấy một sự đồng lòng, đồng thuận của các thầy cô về yêu cầu phải đổi mới phương pháp giảng dạy như một nhu cầu tự thân của Nhà trường, trong một bối cảnh mà từ xu hướng giáo dục, đòi hỏi của xã hội, thị trường nhân lực cho đến điều kiện học tập, nhu cầu và tâm lý người học… đã và đang thay đổi khác trước rất nhiều”. Đây sẽ là hội nghị khai mở cho một chiến lược đổi mới lâu dài và thường xuyên với những hoạt động tập huấn thường kỳ, cụ thể trong thời gian tới tại game đánh chắn online đổi thưởng .

Phó Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn

Từ góc độ quản lý đào tạo, Phó Hiệu trường Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh đến ba yếu tố cơ bản của quá trình đổi mới này. Một là yếu tố con người - tất cả những đổi mới đều phải bắt nguồn từ vai trò trung tâm là người Thầy. Người thầy ngày nay không đơn giản chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn đóng nhiều vai - đa nhiệm hơn: là người định hướng, trợ giúp, có sự thấu hiểu và đồng cảm với người học. Chính người thầy - bằng năng lực, tâm huyết và tình cảm của mình - sẽ biến các giờ giảng trở nên sống động, chất lượng và truyền cảm hứng manh mẽ đến học trò.

TS. Đặng Thi Năm Hoàng (Khoa Văn học)

Yếu tố thứ hai là cơ chế chính sách - làm nền tảng cho hoạt động đổi mới. Nhà trường sẽ nhanh chóng hoàn thiện chiến lược tổng thể về đổi mới hoạt động giảng dạy, trong đó đặc biệt lưu ý xây dựng một cơ chế đồng bộ, thống nhất và phù hợp với hoạt động đổi mới này. Yếu tố thứ ba là kinh phí đầu tư cho hoạt động đổi mới. Đây sẽ là hoạt động được ưu tiên trong năm học này nói riêng và trong những năm tới nói chung.

Giảng viên Nguyễn Hương Ngọc (Khoa Văn học)

Giáo sư Hiệu trưởng Phạm Quang Minh cam kết: “Nhà trường sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, có trách nhiệm hỗ trợ hoạt động đổi mới giảng dạy của đội ngũ cán bộ. Chính sự tiếp nối ý kiến và tâm huyết từ các thế hệ giảng viên của Trường, thể hiện qua những ý kiến đóng góp đa dạng, nhiều chiều tại Hội nghị hôm nay đã khiến không ai có thể thờ ơ trước một nhu cầu cấp thiết như vậy”.

TS. Đặng Hoàng Ngân (Khoa Tâm lý học)

Giáo sư Hiệu trưởng cho biết Nhà trường sẽ tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn về các phương pháp nghiên cứu, giảng dạy, công bố quốc tế cho giảng viên; tăng đầu tư phát triển website môn học; ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, minh bạch hoá quá trình giảng dạy; triển khai phần mềm chống đạo văn…

TS. Đặng Hoàng Giang (Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt)

“Suy cho cùng hoạt động đổi mới phải bắt nguồn từ chính cảm hứng đổi mới của từng giảng viên. Bởi thầy cô nào cũng muốn mình có những tiết học truyền được cảm hứng đến sinh viên. Và hôm nay tôi đã được truyền cảm hứng về đổi mới, không chỉ từ các thế hệ nhà giáo lão thành như GS. Vũ Dương Ninh, PGS. Vũ Cao Đàm mà còn từ chính các giảng viên trẻ” - GS.TS Phạm Quang Minh phát biểu kết thúc Hội nghị.      

          

Tác giả: Thanh Hà, Công Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây