Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Giới thiệu công trình "Lịch sử và Văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận"

Thứ hai - 16/01/2017 22:11
Vừa qua, GS.NGND Phan Huy Lê đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ. Website Trường ĐHKHXH&NV xin trân trọng đăng tải Lời nói đầu của cuốn sách để giới thiệu đến đông đảo bạn đọc.
Giới thiệu công trình
Giới thiệu công trình "Lịch sử và Văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận"

Năm 1998, nhân dịp chuẩn bị sinh nhật lần thứ 65, với sự động viên và hỗ trợ của bạn bè, gia đình và Nhà xuất bản Thế giới, tôi cho tuyển chọn  một số báo cáo khoa học trình bày tại các hội thảo trong nước và quốc tế, sắp xếp theo một cấu trúc hợp lý và xuất bản cuốn sách Tìm về cội nguồn hai tập. Năm 2007, Nhà xuất bản Giáo dục có nhã ý xuất bản một tuyển tập các luận văn khoa học của tôi với nhan đề Phan Huy Lê – Lịch sử và Văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận.

GS.NGND Phan Huy Lê

Lần này, tôi vừa tuyển chọn những bài viết mới sau năm 1998, bao gồm cả những báo cáo trong hội thảo quốc gia và quốc tế, đã công bố và chưa công bố, vừa trích từ trong những sách đã xuất bản mà tôi là chủ biên hay đồng tác giả, một số chương mục do tôi viết phù hợp với chủ đề cuốn sách. Tất cả những bài viết đó được sắp xếp thành các chương sau:

Chương I: Tính đa tuyến toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam

Chương II: Về những trung tâm văn minh và Nhà nước cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam

Chương III: Bước ngoặt lịch sử vào nửa đầu thế kỉ X

Chương IV: Bước chuyển biến từ thời cuối Trần sang Lê Sơ

Chương V: Thắng lợi và thất bại của Tây Sơn

Chương VI: Một số vấn đề nông thôn và đô thị

Chương VII: Thành Thăng Long-Hà Nội và di tích Hoàng Thành mới phát lộ

Chương VIII: Một số sự kiện và nhân vật lịch sử

Chương IX: Sử học, Việt Nam học, Đông phương học

Quan hệ giao lưu văn hóa với thế giới.

GS.NGND Phan Huy Lê nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ/Ảnh: VTV.vn

Mỗi bài viết và chương mục đã công bố đều mang tính độc lập của nó hoặc nằm trong cấu trúc của một cuốn sách khác, nay tách ra và bố cục lại theo một chủ đề và cấu trúc mới, dĩ nhiên không tránh khỏi có chỗ trùng lặp hoặc khập khiễng, độ dài ngắn của các phần là do những bài viết riêng tập hợp lại, không theo một tỷ lệ cân xứng. Tôi đã đọc kĩ lại và với sự giúp đỡ của con gái tôi là TS. Phan Phương Thảo, cố gắng biên tập để giảm bớt mức cao nhất những hạn chế trên, nhưng chắc khó tránh khỏi sơ suất, rất mong được sự thông cảm của người đọc.

Công trình "Lịch sử và văn hoá Việt Nam - Tiếp cận bộ phận"

Trong hơn nửa thế kỉ nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam, chủ yếu là lịch sử Việt Nam thời cổ đại và trung đại, tôi luôn luôn tự nhủ và tự răn mình là phải cố gắng giữ ngòi bút cho ngay thẳng, phải ra thức thu thập tư liệu, mở rộng các nguồn sử liệu và giám định, xử lí thật nghiêm túc để phục dựng lại những trang sử khách quan, trung thực theo khả năng cao nhất của mình. Nhưng càng nghiên cứu và nghiền ngẫm, tôi tự thấy giữa lịch sử được nhận thức với lịch sử khách quan, hay nói nôm na, giữa những trang sử viết và dòng sử đời, một khoảng cách đáng kể luôn luôn tồn tại trước các nhà sử học. Nguyên nhân có nhiều, không kể những kẻ cố tình xuyên tạc lịch sử, thì có thể do thiếu tư liệu, do thu thập, giám định và xử lý tư liệu không khoa học, cũng có thể do hạn chế của trình độ chuyên môn và cũng có thể do tác động của bối cảnh lịch sử làm chệch hướng nghiên cứu hay chưa cho phép công bố đầy đủ sự thật lịch sử. Nhưng dù cho nguyên nhân nào thì nhà sử học cũng phải tôn trọng sự thật lịch sử và chức năng của sử học là phải cố gắng không biết mệt mỏi, không những trong cuộc đời một nhà sử học mà qua các thế hê sử gia, rút ngắn dần khoảng cách giữa những trang sử được nhận thức với lịch sử tồn tại khách quan. Chỉ trên cơ sở lịch sử được nhận thức một cách khách quan, trung thực thì mới có thể đưa ra những phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học và rút ra những bài học có giá trị thực tiễn cao. Trên con đường lao động và phấn đấu vì chức năng và nhiệm vụ của khoa học lịch sử, kết quả tìm tòi, khám phá của mỗi nhà sử học chỉ là những viên gạch, những hòn đá lát đường tiến tới chân lí lịch sử.

Tôi coi những bài viết trong tập sách này là một số kết quả nghiên cứu và nhận thức của tôi trong thời gian gần đây như những đóng góp nhỏ của một nhà sử học trên con đường vạn dặm của khoa lịch sử với cố gắng không biết mệt mỏi nâng cao dần nhận thức khoa học về lịch sử và văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng do các lớp cư dân và dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam tạo lập nên qua biết bao bước thăng trầm đầy gian truân và rất hùng tráng, luôn luôn trường tồn cùng đất nước và dân tộc.

Tác giả: GS.NGND Phan Huy Lê

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây