Ngôn ngữ
GS. Trần Quốc Vượng là người đã có công khai mở và gây dựng nhiều ngành khoa học mới, môn học mới. Từ năm 1980 đến năm 1993, ông làm Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học và từ năm 1989 đến 2005 là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu liên Văn hoá-Lịch sử. Từ năm 1993 đến 1996, GS. Trần Quốc Vượng làm Trưởng môn Văn hoá học của Trường Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 1998 cho đến khi qua đời năm 2005, Giáo sư là Chủ nhiệm Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hoá Việt Nam.
Cố Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Trần Quốc Vượng (1934-2005)
Ngay từ khi mới về công tác ở Khoa Lịch sử, bên cạnh việc giảng dạy và nghiên cứu Cổ sử Việt Nam, Ông đã sớm chú tâm xây dựng ngành Khảo cổ học. Cùng với sự giúp đỡ của một số đồng nghiệp, GS. Trần Quốc Vượng là người giảng dạy đầu tiên về Khảo cổ học cho sinh viên Khoa Lịch sử, trở thành nhà Khảo cổ học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
GS. Trần Quốc Vượng là người cùng với thế hệ khai sáng của Khoa Lịch sử, game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN đã thắp sáng và thổi bùng lên niềm say mê tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử-văn hoá dân tộc cho các thế hệ học trò. Không chỉ như vậy, GS. Trần Quốc Vượng còn là một trong những nhà khoa học có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu, bảo tồn, khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc, tôi rèn qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trước khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Giáo sư vào năm 1980, thì từ những thập kỷ trước đó, Ông đã được nhân dân gọi là Giáo sư với tất cả sự kính trọng và yêu mến, được tôn vinh là một trong “tứ trụ” của Khoa Lịch sử, rộng ra là ngành Lịch sử-Văn hoá Việt Nam, tên tuổi ông trở thành huyền thoại, thành niềm kiêu hãnh của nhiều thế hệ học trò.
Trong cuộc đời đam mê “ngang dọc” khắp mọi miền Tổ quốc, Ông đã Theo dòng lịch sử của dân tộc để Tìm tòi và suy ngẫm, để Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, để thấu hiểu Con người, môi trường và văn hoá Trên mảnh đất ngàn năm văn vật… Trong những thập kỷ qua, hầu như không có một di tích lịch sử, một di chỉ, một thành tựu nghiên cứu khảo cổ quan trọng nào trên đất nước ta lại không có công phát hiện hoặc tham gia của ông. Là một trong những nhà khảo cổ học đầu ngành, cùng với đồng nghiệp, GS. Trần Quốc Vượng đã tham gia định danh, làm rõ những đóng góp và giá trị tiêu biểu của các nền văn hoá, các thời đại văn hoá Việt Nam trong mối liên hệ và tương quan với môi trường văn hoá khu vực, thế giới.
Ông tự nhận và các thế hệ đồng nghiệp, học trò thừa nhận ở ông: “Không đi thật nhiều, không nói thật nhiều và không viết thật nhiều thì ông không còn là ông nữa”. Ông đã từng dành nhiều tháng năm lăn lộn với những chuyến đi khảo sát thực địa, “rong ruổi nơi đầu nguồn cuối biển”, từ trung tâm Hà Nội đến những nơi tận cùng của đất nước để tìm hiểu, nghiên cứu, phát hiện về lịch sử, văn hoá dân tộc. Ông đã vừa đi, vừa học, vừa chiêm nghiệm, thực sự dấn thân vào những vấn đề khoa học nan giải và đã vượt lên nhiều phong ba bão táp để làm nên một cánh chim bằng trong làng Sử học, Khảo cổ học, Văn hoá học Việt Nam. Trong gần 50 năm qua, ông đã viết hơn 50 đầu sách, gần 1.000 chuyên luận, bài báo trên hàng trăm loại tạp chí chuyên ngành và nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Ông đã mang những điều may mắn tiếp nhận được ở Tổ quốc mình, nhân dân mình, các thày dạy của mình, ở lịch sử-văn hoá dân tộc và của cả thời đại để nhân lên, trao truyền cho các thế hệ học trò cũng như những người đam mê, yêu mến Lịch sử - Văn hóa Việt Nam và thế giới.
Cố GS. Trần Quốc Vượng được tôn vinh là một trong “tứ trụ” của Khoa Lịch sử, tên tuổi ông trở thành huyền thoại, thành niềm kiêu hãnh của nhiều thế hệ học trò
Nhiều công trình, giáo trình của ông và của các nhà khoa học cùng thế hệ đã đặt cơ sở ban đầu, thiết yếu cho việc nghiên cứu giảng dạy, học tập của sinh viên Khoa Lịch sử và nhiều khoa, trường trong ĐHQGHN cũng như các trường đại học, cơ quan nghiên cứu và đào tạo trên cả nước. Các công trình nghiên cứu của GS. Trần Quốc Vượng không chỉ có giá trị tổng kết sâu sắc những thành tựu, quan điểm học thuật, cập nhật những thông tin khoa học mới trong nước, quốc tế mà còn gợi mở cho các nhà nghiên cứu thế hệ sau những định hướng, ý tưởng khoa học hết sức quý báu.
Ông là người đã trực tiếp đào tạo, hướng dẫn khoa học cho hàng trăm sinh viên, hàng chục học viên cao học và nghiên cứu sinh. Nhiều người từng theo học hoặc chịu ảnh hưởng quan điểm học thuật của ông nay đã thành danh, đã và đang đảm trách những cương vị quan trọng trong các cơ quan quản lý, trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước. Ông là người Thày, người bạn đồng tuế, đồng môn, đồng nghiệp và bạn vong niên với nhiều người học, tìm hiểu yêu mến lịch sử và lịch sử - văn hoá Việt Nam trong nước và quốc tế.
GS.Trần Quốc Vượng là người thực tế khơi mở và đi đầu trong việc thực hiện lối tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu. Nhiều công trình của Ông thể hiện rõ cách tiếp cận Liên ngành, Đa ngành và Xuyên ngành giữa Cổ sử và Khảo cổ học với Nhân học-Văn hoá học-Môi trường sinh thái học... Ông là một tấm gương lớn về tinh thần tự học, giỏi nhiều ngoại ngữ, sắc sảo và thông hiểu nhiều lĩnh vực, vấn đề khoa học và tất cả những điều đó khiến Ông trở thành một học giả nổi tiếng quảng bác và uyên bác.
Những mùa điền dã, khảo sát khắp Bắc-Trung-Nam, từ thị thành đến làng thôn và cả nhiều vùng đất xa xôi khác của đất nước để học-hỏi-hiểu-hành đã tôi rèn nên tài năng, danh tiếng của ông. Và chính Ông, bằng lao động khoa học sáng tạo, độc đáo của mình đã làm rạng rỡ những đặc tính lịch sử-văn hoá của các vùng quê nơi ông đã từng sống và làm việc.
Là một nhà khoa học nổi tiếng trong nước và quốc tế, trong cuộc đời khoa học của mình, Giáo sư đã từng tham gia và chủ trì nhiều hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế ở Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines… GS. Trần Quốc Vượng là người đã góp công gây dựng, thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế cho các ngành Khảo cổ học và Văn hoá học. Có thể nói không có một nhà khoa học quốc tế nào quan tâm, nghiên cứu về lịch sử, văn hoá Việt Nam lại không biết đến tên tuổi và từng tham vấn ý kiến, khảo cứu những công trình của ông. GS. Trần Quốc Vượng là người đã có những đóng góp quan trọng đưa các ngành Lịch sử, Khảo cổ học, Văn hoá học… từng bước hội nhập với môi trường học thuật khu vực và quốc tế, làm cho thế giới hiểu thêm về truyền thống lịch sử và những đặc tính tiêu biểu của văn hoá Việt Nam.
Ông trở thành chính Ông - GS. Trần Quốc Vượng. Và, cùng với những bậc đại thụ khác đi tiên phong, bền bỉ, kiên định trong suốt dặm đường dài để xây dựng, phát triển các khoa học Lịch sử và của ngành khoa học xã hội Việt Nam. Không phải chỉ hơn nửa thế kỷ qua nhiều người đã, đang cần đến ông mà mãi về sau các thế hệ học trò, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử, Khảo cổ học và Văn hoá học… sẽ vẫn cần đến ông, sẽ tiếp bước những ý tưởng ông đã khơi mở, đi tiếp những con đường ông đã đi, viết tiếp những bản hùng ca về lịch sử - văn hóa của dân tộc ông đã viết, để nhân lên gấp bội những tinh anh của GS. Trần Quốc Vượng, để ông vẫn còn sống mãi, sáng mãi với đời.
GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO ƯU TÚ TRẦN QUỐC VƯỢNG
+ Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử. + Chức vụ quản lý: Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học (Khoa Lịch sử) (1980-1993). Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu liên Văn hoá - Lịch sử (Trường ĐHKHXH&NV) (1989-2005). Trưởng môn Văn hoá học của Đại học Đại cương, ĐHQGHN (1993-1996). Chủ nhiệm Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hoá Việt Nam (Khoa Lịch sử) (1998-2005).
Chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam (viết chung), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1960. Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam (viết chung), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1960. Việt sử lược (dịch từ chữ Hán), NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1961. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (viết chung), tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1963. Những mẩu chuyện lịch sử, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1966. Các trang sử vẻ vang của các dân tộc miền núi (miền Bắc) (viết chung), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967. Tìm hiểu truyền thống thượng võ của dân tộc, NXB Y học và TDTT, Hà Nội, 1968. Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử, Sở VHTT Hà Nội, 1970. Lịch sử Việt Nam (viết chung), tập 1, NXB KHXH, Hà Nội, 1971. Truyền thống phụ nữ Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1972. Hà Nội nghìn xưa, NXB Hà Nội, 1975. Việt Nam đất nước anh hùng (viết chung), Sở VHTT Hà Nội, 1975. Cơ sở khảo cổ học (viết chung), NXB ĐH&THCN, Hà Nội, 1975. Nghìn xưa văn hiến (viết chung), NXB Kim Đồng, Hà Nội, tập 1, 1974; tập 2, 1976; tập 3, 1978; tập 4, 1984. Hà Bắc ngàn năm văn hiến (viết chung), 2 tập, Hà Bắc, 1976. Sức mạnh Phù Đổng biểu tượng Việt Nam, Tổng cục TDTT, Hà Nội, 1983. Cổ Loa – truyền thống và cách mạng (viết chung), Hà Nội, 1988. Lịch sử Việt Nam (viết chung), tập 1, NXB ĐH&THCN, Hà Nội, 1991. A general view of Intellectual History, Visiting Scholar, Cornell University, 1991. Millennaries of Civilization tradition of heronism, Cornell University, 1991. Talking about the methodology of history, Cornell University, 1991. Some aspects of the Traditional Vietnamese Culture, National University of Hanoi, Hanoi, 1994. About Vietnamese Culture, Hanoi University, Hanoi, 1995. Các nhà Folklor Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995. Nhà Trần và Trần Hưng Đạo (viết chung), Nam Hà, 1995. Trần Thủ Độ (viết chung), Thái Bình, 1995. Đạo Mẫu (viết chung), Văn hóa Dân gian, 1995. Thăng Long – Hà Nội (viết chung), NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử (viết chung), NXb Hải Phòng, 1995. Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An (viết chung), Quảng Nam Đà Nẵng, 1996. Theo dòng lịch sử, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1996. Văn hóa, Đại cương và Cơ sở văn hóa Việt Nam (chủ biên), NXb Giáo dục, 1996. Đạo Mẫu ở Việt Nam (viết chung), NXB VHTT, Hà Nội, 1996. Hà Tây - Làng nghề - Làng văn (viết chung), tập 3, Hà Nội, 1996. Lối sống đô thị miền Trung (viết chung), NXB VHTT, Hà Nội, 1996. Cơ sở văn hóa Việt Nam (chủ biên), NXB Giáo dục, 1996. Những vùng đất, thần và người trong tâm thức Việt Nam, NXB VHTT, 1997. Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998. Trên mảnh đất nghìn năm văn vật, NXb Hà Nội, 2000. Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 2000. Địa chí Nam Định (viết chung), NXB CTQG, Hà Nội, 2003. Môi trường – Con người – Văn hóa, Viện Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội, 2005. Hà Nội như tôi hiểu, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội, 2005.
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2010 cho cụm công trình Văn hoá Việt Nam - truyền thống và hiện đại, gồm các công trình: Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm; Việt Nam - cái nhìn địa văn hóa; Trên mảnh đất ngàn năm văn vật. |
Tác giả: PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, ThS. Nguyễn Hoài Phương