Ngôn ngữ
- Với tư cách là người đã theo dõi thi cử nhiều năm nay, thầy có thể nhận xét chung về đề thi đại học môn Văn, kể từ năm đầu tiên ba chung cho đến năm 2013?
Kì thi ba chung của Bộ bắt đầu từ năm 2002, đến nay là tròn 12 năm. Sau qua 12 năm, tôi nhận thấy có một số nét chung ổn định và cũng có một số thay đổi như sau:
Về sự ổn định: Cấu trúc câu hỏi đề thi cho đến tận năm 2013 vẫn gồm 3 câu (2 điểm, 3 điểm và 5 điểm). Nội dung hạn chế đề thi chủ yếu nằm trong khuôn khổ các bài học trong chương trình (gồm cả lớp 11 và 12). Thống kê trong cả hai chương trình, tôi thấy có khoảng 40 đơn vị bài phải học. Như thế cũng là “quá tải”.
Về sự thay đổi: Trước năm 2009, trong 3 câu hỏi đề thi, câu 1 thường người ta hỏi kiến thức đọc hiểu (chủ yếu học thuộc lòng, như tóm tắt sự nghiệp sáng tác nhà văn, phong cách nhà văn, hoàn cảnh sáng tác…); câu 2 là một bài làm văn (thường phân tích hay bình giảng một hay vài đoạn thơ); câu 3 là một bài làm văn (thường các tác phẩm văn xuôi). Nhưng bắt đầu từ năm 2009, với câu hỏi 2 điểm, người ta đã bắt đầu chú ý hơn đến việc kiểm tra kiến thức đọc hiểu, như ý nghĩa chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm văn học, hoặc ý nghĩa của lối ví von, so sánh trong tác phẩm văn học; với câu hỏi 3 điểm, người ta đã thay dạng câu làm văn bằng câu nghị luận xã hội. Đây là sự thay đổi gây nhiều tranh cãi nhất. Bởi có người cho rằng, nghị luận xã hội có phần hơi xa với tác phẩm văn chương. Nhưng đa số đều đồng tình ủng hộ vì cho rằng đây là đề thi mở, có thể giúp kiểm tra kiến thức học văn trong nhà trường với việc ứng dụng nó ra ngoài cuộc sống. Nhìn chung cho đến nay, tôi vẫn thấy vấn đề này chưa hẳn ngã ngũ, do vẫn có người phản đối nếu ứng dụng thái quá, nhưng đa số thì đồng tình. Bản thân tôi thì đồng tình, nhưng tôi nghĩ vẫn còn có thể có cách làm khác, đánh giá học sinh chính xác hơn.
Thầy Trần Hinh (Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV). (Ảnh: Thành Long/ game đánh chắn online đổi thưởng )
- Bắt đầu từ kì thi tốt nghiệp năm vừa rồi, theo tinh thần của Bộ, đề thi môn Văn đã có một cuộc cách mạng mới: đề thi rút gọn trong 2 câu và thời gian làm bài chỉ còn 120 phút. Thầy thấy sáng kiến này như thế nào? Liệu phương thức ra đề thi đại học năm nay có theo hướng dó không?
Thì chính những người có trách nhiệm của Bộ trả lời trên truyền thông đã khẳng định rằng, đề thi đại học năm nay cũng sẽ được thử nghiệm theo hướng đó. Họ muốn qua một vài kì thi sẽ định hình hướng ra đề cho các kì thi những năm sau, mà Bộ thì muốn từ năm 2017, cả nước sẽ chỉ còn một kì thi quốc gia.
Còn về nội dung và hình thức ra đề, kiểu như thi tốt nghiệp vừa rồi, tôi rất ủng hộ. Về cấu trúc, đề thi tốt nghiệp vừa rồi chỉ còn 2 câu, nhưng nếu nhìn kĩ thì vẫn gồm cả câu đọc hiểu và câu nghị luận xã hội. Chỉ có điều đáng tiếc là lẽ ra với dung lượng như thế, câu hỏi này đáng ra phải được tính 5 điểm, câu 2 làm văn cũng chỉ nên có 5 điểm thôi (đề thi tốt nghiệp tính 7 điểm). Thứ hai, về nội dung, tôi thấy Bộ vừa rồi đã rất mạnh dạn, mở rộng câu hỏi ra bên ngoài mà ít phụ thuộc sách giáo khoa. Chẳng hạn, câu hỏi 3 điểm, người ta dẫn một đoạn văn trên báo và hỏi học sinh về phong cách văn bản, tóm tắt đoạn văn bản (đọc hiểu); sau đó mới yêu cầu viết 1 bài văn ngắn về tình hình biển đảo hiện nay (nghị luận xã hội); ở câu 2 (7 điểm) thì vẫn là một bài văn giống như thường lệ. Chỉ có điều khác là người ta chọn và hướng người viết tới một vấn đề thực tế hơn. Tôi nghĩ rằng đề thi đại học năm nay sẽ được ra theo hướng đó, nhưng do thời gian làm bài vẫn là 180 phút, nên cấu trúc đề vẫn có thể gồm 3 câu.
- Vậy theo thầy về cách ra đề thi môn Văn, giữa hai hướng lựa chọn: nghị luận văn học và nghị luận xã hội thì nên ưu tiên hơn cho hướng nào?
Nói thật, cho dù rất ủng hộ câu hỏi nghị luận xã hội trong đề thi môn Văn, nhưng tôi vẫn không cho rằng chọn hướng nghị luận xã hội thì tốt hơn. Tôi nghĩ tốt hơn vẫn nên có sự hài hòa giữa cuộc sống và văn chương. Trước đây, ngay từ những năm 70 đến 80, chúng tôi thấy đề thi Văn đại học đã từng ra đề chỉ với duy nhất 1 câu nghị luận xã hội hoặc pha trộn giữa nghị luận xã hội và văn học. Ra đề như thế người ta vẫn chọn được học sinh tốt chứ có sao đâu.
Tôi nhận thấy nhiều năm qua chúng ta đã đẩy đề thi môn Văn đi xa quá, thậm chí có thời điểm nó rất phản văn chương. Chẳng hạn những năm từ 85 hay 90 gì đó, Bộ đã có “sáng kiến sản xuất” một bộ đề thi tuyển sinh môn Văn với các mẫu đề có sẵn. Các trường thi hồi đó cứ việc bắt thăm chọn ngẫu nhiên đề thi có sẵn trong cuốn sách này. Kể từ đó các lò luyện thi mới mọc ra nhan nhản. Có những lò luyện đến đó người ta chỉ đọc cho học sinh chép thôi.
Và tôi nghĩ, hướng đổi mới đề thi của Bộ là tốt nhưng vẫn chưa thật triệt để. Chúng ta phải cải cách tận gốc, nghĩa là phải thay đổi cách dạy và học văn ở trường phổ thông hiện nay.
Thí sinh làm bài trong kì thi tuyển sinh đại học năm 2013. (Ảnh: Thành Long/ game đánh chắn online đổi thưởng )
- Thầy hãy cho thí sinh những lời khuyên thiết thực nhất trước khi họ bước vào kì thi đại học năm nay với môn Ngữ Văn?
Nên chú ý rút kinh nghiệm từ chính kì thi tốt nghiệp vừa rồi. Đề thi có thể ít sách vở hơn và nhiều thực tế hơn. Để đạt được điểm cao nhất có thể, các em cũng nên chú ý cả cách trình bày: trước khi làm bài nên dành 15 phút đầu suy nghĩ, phân tích kĩ đề thi, sau đó nên có một dàn bài ngắn gọn để tránh sự lan man khi viết. Bài văn nên được viết bằng thứ mực sắc nét, rõ ràng, không tẩy xóa, các luận điểm nên bắt đầu từ đầu dòng, khắc phục tối đa mọi lỗi chính tả và lỗi câu có thể, diễn đạt cần suôn sẻ, trong sáng, rõ ràng, nên cố gắng làm hết các câu hỏi của đề, đừng bỏ dở dang bất cứ một câu hỏi nào. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt nhất.
Tác giả: Trần Nguyễn Phương Duy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn