Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Bỏ Nha khoa thi Tâm lí học

Thứ hai - 27/02/2012 08:11
Tiếp tục hành trình gặp mặt các thủ khoa đại học năm 2011, điểm đến tiếp theo của nhóm phóng viên game đánh chắn online đổi thưởng cách Trường ĐHKHXH&NV đúng 30 phút đi xe máy trong một buổi chiều nắng đẹp. Không nhiều ngõ ngách, không cần hỏi thăm, đúng hẹn, chúng tôi đã có mặt tại nhà thủ khoa khối D Lê Thị Hồng Ngọc.
Bỏ Nha khoa thi Tâm lí học
Bỏ Nha khoa thi Tâm lí học

Tiếp tục hành trình gặp mặt các thủ khoa đại học năm 2011, điểm đến tiếp theo của nhóm phóng viên game đánh chắn online đổi thưởng cách Trường ĐHKHXH&NV đúng 30 phút đi xe máy trong một buổi chiều nắng đẹp. Không nhiều ngõ ngách, không cần hỏi thăm, đúng hẹn, chúng tôi đã có mặt tại nhà thủ khoa khối D Lê Thị Hồng Ngọc.

Đây không phải là lần đầu em thi đại học

Khi được hỏi về cảm xúc của một thủ khoa, Ngọc vội vàng nói với chúng tôi: Đây không phải là lần đầu em đi thi đại học đâu ạ. Em sinh năm 1992, năm nay em thi lại. Năm ngoái em cũng thi Tâm lí học, được 24 điểm, nhưng là "thi nhờ" để lấy điểm xét tuyển sang chuyên ngành Nha khoa của Khoa Quốc tế (ĐHQGHN). Nhưng theo học Nha khoa được một học kì thì em quyết định xin nghỉ để thi lại vào Khoa Tâm lí học - Trường ĐHKHXH&NV. Cảm giác đi thi lần này không còn cẳng thẳng, lo lắng nhiều như năm trước, tuy kết quả môn Văn em không cao bằng năm ngoái nhưng hai môn còn lại đều cao hơn. Năm nay biết được kết quả và đỗ thủ khoa em rất vui, vậy là nỗ lực, công sức của mình cũng được đền đáp, bố mẹ cũng đỡ phải lo lắng hơn trước.

Bỏ Nha khoa bởi quá đam mê Tâm lí học

Tiếp tục câu chuyện với chúng tôi, em cho biết: Khi em quyết định bỏ học Nha khoa, gia đình hoàn toàn không đồng ý. Mẹ là người phải đối quyết định đó của em nhiều nhất. Bởi dẫu sao thi được vào ngành đó cũng không phải là dễ dàng gì, hơn nữa cũng đã học được một thời gian.

Vốn là học sinh trường chuyên Amsterdam nên việc ôn thi lại với Ngọc cũng không phải là vấn đề quá lo ngại, nhưng việc thuyết phục bố mẹ cho thi lại cũng khá khó khăn. Ngọc chia sẻ: Bố mẹ đã giảng giải cho em rất nhiều khi đó và em cũng đã giải thích, thuyết phục bố mẹ rất nhiều. Cuối cùng thì bố mẹ đã ủng hộ và tạo điều kiện cho em thi vào ngành Tâm lí học. Ngay cả chị gái em khi ấy cũng khuyên em nên nghe bố mẹ, rồi dần dần cũng đã chuyển sang khích lệ em. Cô nàng thủ khoa khối D cũng đã có thành tích học tập rất đáng nể, nhiều năm liền đều là học sinh giỏi, lớp 11 đạt giải ba kì thi học sinh giỏi tiếng Pháp cấp thành phố, và đạt giải nhì năm lớp 12… Nói về động lực cho lựa chọn của mình, Ngọc cho biết: Năm em học lớp 12 cô giáo dạy tiếng Pháp cũng đã gợi ý em thi vào Khoa Tâm lí học vì Khoa có chương trình liên kết đào tạo với AUF. Hơn nữa em cũng có sở thích đọc truyện, chơi game liên quan đến tâm lí học, hấp dẫn nhất là khi nhân vật sử dụng kiến thức tâm lí để đấu trí. Tất cả đã kéo em trở về với Tâm lí học. Khi chia sẻ về bí quyết học ngoại ngữ, Ngọc đã đưa ra so sánh rất giản dị: Học ngoại ngữ cũng như đi xe đạp, đi nhiều sẽ thành quen và không còn cảm thấy khó nữa.

Có đam mê mới có thể thành công

Suốt quá trình trò chuyện cùng chúng tôi Ngọc rất kiệm lời về thành tích cá nhân. Tâm sự cùng chúng tôi, bác Lê Xuân Tuệ - bố của Ngọc - nói: Ngọc có hơi ít nói, hai bác đôi khi cảm thấy em vẫn còn “tồ” nhưng khi đọc những bài viết em đã gửi báo, các bạn của bác và cả bác đều không ngờ cô con gái của mình lại có những suy nghĩ sâu sắc đến vậy. Những năm học THPT Ngọc đã có nhiều bài đăng trên các báo Hoa học trò, Sinh viên Việt Nam.

Nhờ đam mê Ngọc đã thuyết phục được bố mẹ ủng hộ em, cũng chính đam mê của em đã khiến bố mẹ em thay đổi suy nghĩ. Bác Lê Xuân Tuệ cho biết thêm: Nguyện vọng gia đình hướng cho em theo ngành y, học chưa hết học kì mà em không muốn tiếp tục nữa thì gia đình khi đó cũng rất băn khoăn, trăn trở trước quyết định đó của em nó. Nhưng khi thấy em quyết tâm vậy thì gia đình cũng hết sức động viên, tin tưởng vào khả năng của em. Thấy thông báo kết quả năm nay em đỗ thủ khoa gia đình rất phấn khởi. Bạn bè bác cũng như hai bác đã nói chuyện với nhau và thấy rằng đúng là con cái mình có đam mê thì kết quả vẫn tốt hơn, nếu không có đam mê thì khó có thể tiếp tục và thành công được.

Tác giả: nguyenhang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây