Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ Lịch sử Đảng

Thứ năm - 10/08/2017 01:00
Từ năm học 1974- 1975, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Trường Đại họcTổng hợp Hà Nội đã thành lập một số khoa mới như: Khoa Kinh tế Chính trị (1975),  Khoa Triết học (9-1976) trực thuộc Ban Giám hiệu và Bộ môn Chuyên ngành Lịch sử Đảng (9-1974) đặt tại Khoa Lịch sử. Bộ môn Lịch sử Đảng (LSĐ) thuộc Khoa Lịch sử được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Lịch sử Đảng cho sinh viên Khoa Lịch sử và đào tạo cử nhân chuyên ngành LSĐ hệ 4 năm rưỡi.
Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ Lịch sử Đảng
Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ Lịch sử Đảng

Từ năm 1988, theo chủ trương của Nhà trường, Tổ LSĐ của Bộ môn Mác- Lênin, trực thuộc Trường giải thể, các giáo viên được chuyển về bổ sung vào Bộ môn LSĐ của Khoa Lịch sử. Từ đây, Bộ môn LSĐ đồng thời đảm nhận hai chức năng, hai nhiệm vụ quan trọng: Chức năng của Bộ môn LSĐ thuộc Khoa Lịch sử, có nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo cử nhân LSĐ theo chương trình, giáo trình của Khoa lịch sử; và chức năng của Bộ môn Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ dạy môn LSĐtheo chương trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho sinh viên các khoa, các ngành không chuyên sử.

Đến năm 1990, Bộ môn LSĐ được giao thêm nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ chuyên ngành LSĐ.

Từ tháng 10- 2013, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (TTĐTBDGVLLCT) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) giải thể, các giáo viên Bộ môn LSĐ của Trung tâm chuyển về công tác tại Bộ môn LSĐ của Khoa Lịch sử. Theo đó, Bộ môn LSĐ của Khoa Lịch sử vừa dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng cho sinh viên toàn ĐHQGHN vừa đào tạo cử nhân, ThS, TS chuyên ngành LSĐ.

Đến nay (2017), trải qua hơn 43 năm xây dựng, phấn đấu, Bộ môn LSĐ của Khoa Lịch sử  đã đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng.

Lễ Kỷ niệm 40 năm Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1974-2014)

Thứ nhất,đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ cóphẩm chất tư cách tốt, tư tưởng đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao. Hiện tại, Bộ môn có 8 giáo viên cơ hữu, gồm 4 PGS.TS.GVCC (Ngô Đăng Tri, Vũ Quang Hiển, Lê Văn Thịnh, Nguyễn Thị Mai Hoa), 3 TS (Lê Thị Quỳnh Nga, Phạm Thị Lương Diệu, Đỗ Thị Thanh Loan), 1 ThS.NCS (Phạm Minh Thế).

Ngoài ra, Bộ môn còn có quan hệ hợp tác, phối hợp đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở có liên quan đến LSĐ như: Viện Lịch sử Đảng, Viện Hồ Chí Minh, Viện xây dựng Đảng, Viện Quan hệ quốc tế (thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử Đảng(Học viện Chính trị-Bộ Quốc phòng); Khoa Lịch sử Đảng (Học viện Báo chí & Tuyên truyền), Khoa Lịch sử Đảng (Học viện chính trị quốc gia Khu vực 1), Khoa Lịch sử (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và 2),Viện Sử học, Viện lịch sử Quân sự, Viện Nghiên cứu quốc tế (Bộ ngoại giao)… và với hơn 50 nhà khoa học có uy tín, chuyên sâu về LSĐ, Tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử quân sự,…trong và ngoài ĐHQGHN.

Thứ hai, đã xây dựng được chương trình đào tạo và đào tạo được một lực lượng cán bộ có trình độ cử nhân, ThS, TS chuyên ngành LSĐcó số lượng đông, chất lượng tốt. Tính đến năm 2017,Bộ môn LSĐ đã đào tạo được gần 1.000 cử nhân, hơn 600 ThS, gần 80 TS chuyên ngành LSĐ và tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành LSĐ cho BộGiáo dục và Đào tạo(cả ở TT). Những cử nhân, ThS, TS, giáo viên chuyên ngành LSĐ tốt nghiệp tại Bộ môn đều có những đóng góp tích cực cho xã hội, nhất là ở lĩnh vực giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.

Thứ ba, đã đạt nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học.Các cán bộ của Bộ môn LSĐ đã có trên 700 công trình nghiên cứu được công bố (cả viết riêng và viết chung). Trong đó, PGS Lê Mậu Hãn có trên 30 công trình, đề tài các loại; PGS.TS Ngô Đăng Tri xuất bản trên 60 cuốn sách; PGS.TS Vũ Quang Hiển công bố trên 150 bài viết…

Thứ  tư, đã chú trọng công tác trao đổi, nghiên cứu, tham quan thực tế trong và ngoài nước.Hàng năm, ngoài một đợt đưa sinh viên chuyên ngành LSĐ (năm thứ 4) đi thực tế, từ năm 1991 đến nay,được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, của Khoa Lịch sử, hàng năm Bộ môn LSĐ đều tổ chức một đợt đi nghiên cứu, khảo sát thực tế cho giáo viên (vào dịp hè) như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Campuchia, Lào…; hoặcPhú Quốc, Côn Đảo, Điện Biên, Cà Mau, Tây Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Tây Ninh. An Giang,…Nhiều giáo viên của Bộ môn đã đi dự các Hội thảo khoa học, nâng cao trình độ ở Pháp, Đức, Nga, Úc, Hoa Kỳ, Thái Lan, Hàn Quốc,…

Cán bộ Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Campuchia năm 2014

Với những cố gắng phấn đấu lên tục, giảng viên Bộ mônđã được nhận các danh hiệu cao quý như: NGND (Lê Mậu Hãn), NGƯT (Ngô Đăng Tri), Huân chương Lao động hạng ba (Lê Mậu Hãn, Ngô Đăng Tri, Vũ Quang Hiển, Nguyễn Huy Cát…). Tập thể Bộ môn Lịch sử Đảng đã được nhận Bằng khen của ĐHQGHN, của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước.

Sắp tới, khi môn học Lịch sử Đảng được tiếp tục giảng dạy trở lại ở các trường đại học và cao đẳng, chắc chắn nhiệm vụ đạo tào cử nhân, ThS, TS và bồi dưỡng giảng viên môn Lịch sử Đảng,giảng dạy môn Lịch sử Đảng của Bộ môn sẽ tăng lên. Tập thể Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử tin tưởng sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm và vinh dự của mình trong chặng đường mới.                                              

Tác giả: PGS.TS.NGƯT Ngô Đăng Tri

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây