Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Bay lên từ điểm tựa truyền thống

Thứ hai - 05/10/2015 03:35
Trong những ngày này, toàn thể cán bộ Nhà trường đang chung niềm vui, hướng tới Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống Đại học Văn khoa và 20 năm thành lập Trường ĐHKHXH&NV. 70 năm ấy, có biết bao nhiêu sự đổi thay, bao nhiêu lớp người đến và đi. Họ đã đóng góp tinh hoa và sức lực của mình để xây đắp nên truyền thống và những giá trị của một ngôi trường đặc biệt trong lịch sử giáo dục của đất nước - ngôi trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập và là trường đại hoc khởi đầu cho nền đại học hiện đại Việt Nam. Cùng lắng nghe những lời chia sẻ đầy cảm xúc của các nhà giáo lão thành về những kỷ niệm gắn bó với Nhà trường, cả những trăn trở về tương lai và vận hội phát triển của Nhà trường trong thời kỳ mới.
Bay lên từ điểm tựa truyền thống
Bay lên từ điểm tựa truyền thống

GS.NGND Vũ Dương Ninh (Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Trường): Truyền thống 70 năm như một mạch nguồn chảy mãi…

GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh

Điểm lại những chặng đường 70 năm từ Đại học Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội đến Đại học KHXHNV hôm nay, chúng ta rút ra được điều gì về truyền thống của nhà trường. Có thể nêu vắn tắt trong mấy ý sau đây:

Nổi bật và xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển nhà trường chính là truyền thống yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập và thống nhất, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ. Thế hệ các giáo sư đầu tiên của Đại học Văn khoa, hầu hết là những trí thức yêu nước, theo lời kêu gọi của Tổ quốc và sự cảm hóa của Bác Hồ đã gắn bó với sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học trong hai cuộc kháng chiến cứu nước gian khổ, đầy hiểm nguy. Tiếp bước cha anh, nhiều lớp cán bộ và sinh viên những thập niên 60-70 hăng hái lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn” đi cứu nước, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự cống hiến và hy sinh đó với tấm gương của các anh hùng liệt sĩ như Lê Anh Xuân, Chu Cẩm Phong và nhiều người khác đã dựng xây nên những tượng đài vĩnh cửu trong niềm tự hào của các thế hệ trường Nhân văn ngày nay.

Toạ đàm về 70 năm truyền thống Đại học Văn khoa do Hội Cựu Giáo chức Trường ĐHKHXH&NV tổ chức vào cuối tháng 9/2015

Là một cơ sở khoa học lớn của đất nước, tinh thần bền bỉ vươn lên tầm cao khoa học trở thành tâm tư, ý nguyện của các thế hệ thầy và trò, là truyền thống đậm nét của nhà trường. Các giáo sư thuộc thế hệ đi đầu cùng đội ngũ cán bộ khoa học tiếp sau đã dành hết trí tuệ và công sức nghiên cứu các vấn đề thuộc xã hội và nhân văn, để lại nhiều công trình nổi tiếng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Có thể nói trong mọi giai đoạn phát triển của nhà trường đã nổi lên nhiều công trình có tầm vóc, đề cập những vấn đề thuộc về truyền thống văn hóa dân tộc cũng như giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra trên tiến trình phát triển của đất nước. Sản phẩm khoa học đó là một vốn quý góp phần vào kho tàng tri thức của nước nhà, để lại những giá trị bền vững.

Đạt được hai điều trên chính là kết quả của truyền thống kế thừa và kết nối liên tục giữa các thế hệ thầy và trò. Trong suốt 70 năm qua, sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên lớp trẻ nghiên cứu miệt mài công trình của các nhà khoa học lớp trước, vừa tiếp thu kế tục, vừa bổ sung, nâng cao nhiều luận điểm khoa học, dần dần hình thành những “đợt sóng kiến thức” tiếp nối và phát triển không ngừng. Sự phát triển của nhiều khoa, nhiều bộ môn lâu năm trong trường ta là kết quả cụ thể của tinh thần kế thừa, tiếp nối liên tục, không bị gián đoạn, không bị hụt hẫng, tạo điều kiện rất cơ bản cho sự cuộc hành trình khoa học lâu dài, vô tận.

Ngay từ khi thành lập, nhất là từ thời kỳ Đại học Tổng hợp Hà Nội, quan hệ đối ngoại được chú trọng, chủ yếu với các đại học lớn các nước XHCN như ĐH Lomonosov, ĐH Bắc Kinh, ĐH Humboldt…Đến khi Đổi mới, cánh cửa đối ngoại mở rộng, quan hệ quốc tế của trường phát triển mạnh mẽ, ngoài các đối tác XHCN, Trường và các khoa đã nhanh chóng mở cửa liên hệ với các trường đại học Pháp, Mỹ, Nhật, Úc và nhiều trường ở Đông Nam Á. Đến nay, số lượng các nước, các trường có quan hệ với trường ta tăng lên vượt bậc. Điều đó tạo nên nét truyền thống về hội nhập quốc tế, đem lại kết quả trên nhiều lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, trao đổi khoa học… Điều đặc biệt được quan tâm là việc công bố công trình khoa học của các tác giả trường ta trên các tạp chí uy tín quốc tế, điều này được khuyến khích và đã thu hút được kết quả ban đầu. Rất rõ ràng, ngày nay, sự hội nhập quốc tế là một yêu cầu thiết yếu tạo nên nguồn lực trí tuệ rất quan trọng cho việc phát triển KHXHNV nước nhà.

Cuối cùng là truyền thống nhân văn, đúng như tên gọi của nhà trường, 70 năm tồn tại và phát triển đã ghi dấu ấn sâu sắc về mối quan hệ tình người giữa thầy và trò, giữa các thế hệ, giữa nhà trường với ngoài xã hội. Do vậy Trường ĐHKHXH&NV giành được sự tin cậy của xã hội, chẳng những về nội dung học thuật mà còn về nếp sống, cách ứng xử trong sự giao tiếp, trong mọi mối quan hệ của cuộc sống. Có thể khẳng định rằng chính truyền thống nhân văn đã tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng và qua đó đã dẫn đến thành công trong việc phát huy những truyền thống nói trên. 

NGƯT Nguyễn Xuân Lương (nguyên Bí thư Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội): Tràng Dương - Vạn Thọ: những kỷ niệm không quên!

Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Xuân Lương (bên trái)

Năm 1965, quân xâm lược Mỹ điều quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Tôi được lệnh của Ban Chủ nhiệm và Liên chi uỷ Khoa (Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) điều động đi tiền trạm lên khu sơ tán ở xã Vạn Thọ, Đại Từ (Thái Nguyên). Địa điểm Trường quy định cho hai khoa Văn, Sử là ở xã Vạn Thọ. Khoa Sử ở xóm Chủa, Khoa Văn ở hai hợp tác xã Thống Nhất và Tràng Dương. Để đảm bảo bí mật, nơi sơ tán gọi là khu B, lấy ký hiệu là T04-E, T04 là Đại học Tổng hợp, E là Khoa Văn. Chúng tôi được cán bộ xã dẫn đi từng nhà dân để vận động mượn chỗ ở cho cán bộ và gia đình nào cũng sẵn lòng giúp đỡ.

Song song với việc tìm chỗ ở, tôi lại ký hợp đồng với hai hợp tác xã để xây dựng các lớp học, bếp ăn, thư viện. Theo đó, hợp tác xã lấy gỗ đục đẽo thanhfkhung nhà, còn lợp và trát vách do sinh viên, cán bộ Khoa đảm nhận.

Sau một vài tuần, đại bộ phận cán bộ và sinh viên di chuyển lên khu sơ tán bằng phương tiện tàu hoả, ô tô, xe đạp và đi bộ. Cán bộ ta về ở nhà dân và được đón tiếp, giúp đỡ tận tình.

Để khẩn trương xây dựng lớp học, Khoa điều động cấp tốc một số lớp sinh viên tham gia xây dựng. Cần có hàng ngàn, hàng vạn tấm tranh để lợp nhà. Dù ăn uống vô cùng kham khổ, thiếu thốn, hàng ngày, từng tốp sinh viên vẫn vượt đèo, leo dốc Tràng Dương, luồn rừng chặt nứa về đánh thành tranh. Lớp có sáng kiến đề ra chỉ tiêu thi đua số lượng tranh cho từng ngừi, nhờ đó, sau một thời gian ngắn đã có đủ số lượng cung cấp cho việc xây dựng. Khoa xây dựng 4 lớp học và 1 thư viện. Các lớp học được thiết kế kiểu phòng không, nửa chìm, nửa nổi, đắp ụ xung quanh, mái nữa, vách tranh, rơm nhuần nhuyễn với đất, bàn nghế bằng gỗ tre tuềnh toàng. Toàn khoa đã có 5 bếp ăn, 1 bếp ăn cán bộ và 4 bếp ăn sinh viên. Để cải thiện bữa ăn, bộ phận cậu cần khoa đã xin hợp tác xã một mảnh đất để chăn nuôi lợn.

Qua một thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, ngày 15/10/1965, Khoa Ngữ văn cùng các khoa khác bước vào năm học mới đầu tiên trên đất Vạn Thọ. Công tác giảng dạy và học tập dần đi vào nề nếp. Các tổ bộ môn tiến hành đều đặn việc thảo luận chuyên đề, tổ chức seminar. Công tác nghiên cứu khoa học, đi thực tập, thực tế, điền dã cũng được đẩy mạnh. Tổ Ngôn ngữ đưa cán bộ sinh viên đi Hoà An (Cao Bằng) học tập tại thực địa; tổ chức cho sinh viên các năm thứ 2, thứ 3 điều tra rừng Tày, Nùng. Tổ Văn học dân gian dưới sự chỉ đạo của thầy Võ Quang Nhơn và một số cán bộ đi sưu tầm hát Roi - dân ca Tày ở xã Quốc Tuấn.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, việc đi lại nhiều khó khăn nhưng Khoa đã mời những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Huy Cận đến nói chuyện và giao lưu với sinh viên. Những buổi nói chuyện đó đã để  lại ấn tượng sâu sắc trong cán bộ và sinh viên.

Đầu năm 1969, đế quốc Mỹ tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom miền Bắc. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa Ngữ văn lại chuyển từ Vạn Thọ, Tràng Dương về Hà Nội. Sau đó, Koa còn có 3 lần sơ tán ở Ứng Hoà, Hà Tây; lên Hiệp Hoà, Hà Bắc, rồi về La Khê, La Nội.

Hơn 4 năm sống trên núi rừng Vạn Thọ - Tràng Dương, nhiều gian nan, vất cả nhưng thầy trò Khoa Ngữ văn vẫn vững vàng vượt qua nhiều thử thách, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.

Ký ức về những năm tháng sống ở vùng rừng nói Tràng Dương còn in đậm trong tâm trí những cán bộ, sinh viên Khoa Ngữ văn. Tôi mượn lời thơ của sinh viên Lê Thông ghi lại khi đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhớ về kỷ niệm Tràng Dương:

            Giờ tôi đi suốt dãy Trường Sơn

            Nhớ cái dốc nhiềm sim, lắn nứa

            Và kỷ niệm Tràng Dương thành ngọn lửa

            Vẫn bồi hồi cháy mãi ở trong tim.

Trên bước đường phát triển sắp tới, tôi tin chắc rằng với sự lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐHKHXHVNV, sự đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo của các thế hệ cán bộ, sinh viên, hai khoa Văn học và Ngôn ngữ vượt qua những thử thách, toả sáng hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của mình, xứng đáng với vị thế là trung tâm nghiên cứu hàng đầu về khoa học xã hội và nhân văn của cả nước. 

PGS.NGƯT Vương Đình Quyền (nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử): Chất lượng đào tạo làm nên thương hiệu của Khoa Lịch sử !

PGS.NGƯT Vương Đình Quyền phát biểu tại Toạ đàm 70 năm truyền thống

Tôi vốn là sinh viên khóa 9 thuộc Khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội, vào trường năm 1964, tốt nghiệp năm 1968. Sau đó, tôi được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở Bộ môn Lưu trữ học. Đến năm 1996, Bộ môn Lưu trữ học của Khoa Lịch sử được tách ra thành lập Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, tôi chuyển sang công tác ở đấy; cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu.

Với 32 năm gắn bó với Khoa Sử, được đào tạo và làm việc tại đây, tôi luôn coi mình là một thành viên của Khoa Sử. Tôi có ấn tượng sâu sắc với Khoa Sử về nhiều mặt, nhưng hôm nay tôi chỉ phát biểu về ấn tượng của tôi với chất lượng đào tạo của Khoa Sử.

Khoa Lịch sử là một trong những lò đào tạo quan trọng nhất của cả nước về khoa học lịch sử. Trong Khoa Lịch sử lúc bấy giờ, ngoài các môn học chính, các chuyên ngành chính như Lịch sử Việt Nam, Dân tộc học, Khảo cổ học, Phương pháp liệu sử học, có một thời gian còn đào tạo cả Lưu trữ học, Bảo tàng học, Thư viện học. Đến năm 1993, Khoa Sử đã đào tạo được trên 3.000 sinh viên. Sinh viên của khoa Sử tốt nghiệp ra trường, ngoài việc nghiên cứu và đào tạo Sử học còn được phân công công tác ở rất nhiều cơ quan báo chí, tuyên huấn, công tác Đảng, công tác chính trị… Một đặc điểm chung là sinh viên Khoa Sử ra dù là phân công đúng ngành nghề hay không đúng ngày nghề thì trong một thời gian nhất định đều nắm bắt được công việc mình làm và có thể nói là đại bộ phận làm tốt những công việc khác.

Ví dụ như trong khoa học thì có rất nhiều cán bộ từng là học sinh khoa Sử  sau này trở thành các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi ở lĩnh vực Lịch sử học, ngoài ra rất nhiều người thành đạt về các lĩnh vực khác như có người là ủy viên Bộ chính trị, một vài người là Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch huyện, bí thư huyện ủy, giám đốc các sở văn hóa…

Một câu hỏi đặt ra: tại sao Khoa Sử  lại đào tạo được những cán bộ có chất lượng và trưởng thành, có những đóng góp cho xã hội như vậy?

Trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp về điều này thì hầu như mội người đều có một câu trả lời giống nhau là: Trong thời gian học tập ở khoa, anh chị em sinh viên được đào tạo bài bản với đội ngũ cán bộ có kiến thức sâu rộng, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, với sự nghiệp đào tạo cán bộ. Các thầy không “nhồi nhét” kiến thức cho sinh viên mà là truyền thụ, giảng dạy những kiến thức cơ bản và yêu cầu người học phải đọc sách, nghiên cứu tài liệu để nắm kiến thức một cách hệ thống.

Nói về đội ngũ cán bộ giảng dạy thì Khoa Sử rất nổi tiếng vì có 4 giáo sư huyền thoại là “Lâm - Lê - Tấn - Vượng”, nhưng đồng thời có nhiều thế hệ cán bộ tài năng, đức độ và bản lĩnh như: GS, Phan Hữu Dật, GS. Lê Ngọc Hoàng, GS. Hồ Trần Linh, GS. Phạm Thị Tâm… và nhiều người khác nữa, mà chính đội ngũ này làm nên một Khoa Sử có chất lượng đào tạo toàn diện, một Khoa Lịch sử anh hùng.

Cả khoa chỉ có 1 cái thư viện mà sinh viên phải đi xa hàng cây số để đọc các tài liệu tham khảo. Nhiều môn học thường xuyên được tổ chức thảo luận ở lớp. Vấn đề thi cử được tổ chức rất nghiêm túc hay vấn đề thực tập cũng rất được quan tâm.

Ví dụ như khi đi thực tập khảo cổ thì thầy Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng đi với chúng tôi suốt cả 1 tháng ở Phú Thọ để trực tiếp hướng dẫn. Thầy Giang Huy Vận phân công cho tôi chuẩn bị thuyết trình 1 chuyên đề liên quan đến vấn đề cải cách. Thấy đã hướng dẫn chúng tôi cách chọn sách gì, tài liệu gì, tài liệu ấy thì chú ý vấn đề gì… Sau khi thảo luận, thầy còn tổng kết một cách chặt chẽ, điều đó có thể giúp cho sinh viên có phương pháp học tốt. Sự quan tâm của khoa, các phương pháp đào tạo của khoa giúp anh chị em chúng tôi được trưởng thành.

Cho đến giờ, các cựu sinh viên Khoa Sử chũng tôi vẫn gặp mặt hàng năm để hàn huyên. Chúng tôi vô cùng biết ơn các thầy cô, Khoa Sử và Nhà trường đã đào tạo, dạy dỗ chúng tôi nên người. Nhờ đó mà chúng tôi đã trưởng thành, tìm ra con đường đi riêng của mình và ít nhiều có những đóng góp cho nghề nghiệp, cho xã hội.

Bản sắc đào tạo của Khoa là truyền thống tốt đẹp, không thể trộn lẫn, làm nên thương hiệu của Khoa Lịch sử, của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tôi rất mong Trường ĐHKHKXH&NV hôm nay tiếp tục kế thừa và phát huy được truyền thống đào tạo tốt đẹp đó.

PGS.NGND Lê Mậu Hãn: Tự hào được học tập và cống hiến dưới mái trường Hồ Chí Minh

PGS.NGND Lê Mậu Hãn phát biểu tại Toạ đàm

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn giữ vững độc lập tự do phải phát huy mạnh mẽ động lực dân tộc trên nền tảng của chế độ mới, con người mới. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Muốn Kiến quốc phải có nhân tài. Dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp, hơn 90% dân ta mù chữ. Nhân tài của đất nước cũng rất hiếm.

Chính phủ, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng nhiệm vụ giáo dục ở bậc đại học để đào tạo nhân tài phục vụ kháng chiến kiến quốc. Chính phủ quyết định trên cơ sở kế thừa và cải tổ các trường đại học và cao đẳng cũ do Pháp mở ở Hà Nội, ta vừa mới giành được quyền làm chủ và phát triển thêm một số trường đại học mới nhằm tạo dựng một nền giáo dục cao đẳng và đại học dân tộc dân chủ của nước Việt Nam độc lập tự do. Các phiên họp ngày 22-9, 4-10, 8-10, 31-10 và 8-11-1945 của Hội đồng Chính phủ đã liên tiếp bàn chủ trương khai giảng các trường đại học, cao đẳng cũ và thành lập thêm các trường đại học mới.

Trong hệ thống đại học của thực dân Pháp không lập Trường Đại học Văn khoa (Khoa học Xã hội và Nhân văn). Với tầm nhìn đúng đắn về vai trò quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống xã hội của một quốc gia độc lập, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Văn khoa Đại học ở Hà Nội do một học giả cách mạng có tri thức uyên bác về văn hóa cổ, kim, Đông, Tây là GS. Đặng Thai Mai làm Giám đốc.

Quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thành lập Văn khoa Đại học theo Sắc lệnh số 45/SL ngày 10-10-1945 là một sự kiện trọng đại đánh dấu một mốc son lịch sử ra đời của trường đào tạo bậc Đại học cho Khoa học Nhân văn, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ngày 15-11-1945, tại cơ sở trường Đại học Đông Dương số 19 Lê Thánh Tông Hà Nội, lễ khai giảng khóa học đầu tiên của Trường Đại học Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hòa đã được tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chủ tọa buổi lễ, một số quan khách quốc tế cũng tham dự. Giám đốc Đại học vụ Nguyễn Văn Huyên đọc diễn văn khai mạc. Bộ trường Bộ Quốc gia giáo dục Vũ Đình Hòe trình bày về nhiệm vụ Trường Đại học Việt Nam trong thời kỳ mới.

Sự ra đời của nền Đại học Việt Nam ngay từ sau Cách mạng Tháng tám thành công đã đem lại cho giáo sư và sinh viên các trường đại học lúc bấy giờ niềm tự hào sâu sắc về một nền đại học của nước Việt Nam độc lập tự do và là một động lực lớn để giáo sư và sinh viên nêu cao quyết tâm xây dựng nền đại học dân tộc và sẵn sàng đi vào cuộc thử thách vô cùng gian khổ của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Với ý nghĩa đó, lễ khai giảng ngày 15-11-1945 đã mở đầu kỷ nguyên mới cho nền Đại học Việt Nam.

game đánh chắn online đổi thưởng chính là sự tiếp nối và phát triển lên một bước mới truyền thống của trường Đại học Văn khoa do Hồ Chí Minh thành lập ngày 10-10-1945, của các khoa Văn học, khoa Sử học cùng với các khoa khoa học xã hội khác được thành lập trong những năm về sau.

Nhìn lại quá trình ra đời, phát triển và cống hiến của Đại học Văn khoa nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, giữ vững và phát triển nền Cộng hòa dân chủ nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, giúp chúng ta thấy rõ tầm nhìn chiến lược về vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống chính trị, xã hội đối với đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiểu được bối cảnh lịch sử khi Trường được thành lập, chúng ta càng tự hào rằng chúng ta được học, giảng dạy dưới mái trường do Hồ Chí Mính sáng lập - mái trường Hồ Chí Minh.

Tác giả: Duy Anh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây