Từ những năm 70 của thế kỷ XX, giới sử học thế giới đã không ngừng mở rộng đối tượng, cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu lịch sử chẳng hạn như cách tiếp cận lịch sử toàn cầu (global history), lịch sử liên quốc gia (transnational history), lịch sử quốc tế (international history), lịch sử quân sự (military history), lịch sử thực dân (colonization) và giải thực dân (decolonization), lịch sử giới (gendered history), lịch sử môi trường (environmental history) v.v...Ngành sử học đã không ngừng mở rộng lĩnh vực nghiên cứu bằng cách kết hợp với các lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn, như khoa học chính trị, quan hệ quốc tế, nhân học hay xã hội học...Nằm trong xu thế đó, giới sử học và nghiên cứu quan hệ quốc tế của Việt Nam và Pháp cũng đã không ngừng đổi mới, tiếp thu các thành tựu nghiên cứu mới, đặc biệt là các lý thuyết, cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mới phục vụ cho sự phát triển của lĩnh vực sử học và nghiên cứu quan hệ quốc tế ở hai nước.
Nhằm tăng cường sự giao lưu, trao đổi học thuật, đồng thời để giới thiệu những thành tựu nghiên cứu, các phương pháp, tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế của giới học giả Việt Nam và Pháp, game đánh chắn online đổi thưởng
(Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Paul-Valéry Montpellier 3 (Cộng hoà Pháp) và Học viện Ngoại giao, Viện Bảo tồn và Phát triển văn hoá truyền thống Pháp phối hợp tổ chức Hội thảo: “Tiếp cận đa ngành trong nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế thế kỷ XX-XXI (Từ góc nhìn của giới học giả Việt Nam và Pháp).
Thời gian: Ngày 20 tháng 02 năm 2024
Địa điểm tổ chức: Phòng 302 và 304 nhà E, game đánh chắn online đổi thưởng
, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Ngôn ngữ hội thảo: tiếng Việt và tiếng Pháp
Hình thức : trực tiếp và trực tuyến (phần mềm Zoom meeting).
Hội thảo quy tụ hàng chục nhà khoa học, sử học và chuyên gia quan hệ quốc tế hàng đầu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam, Pháp và một số quốc gia khác, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh Việt Nam và Pháp để cùng trao đổi, chia sẻ các cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế, qua đó tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ về học thuật lẫn nhau của giới học giả ở hai nước.
Thông qua các nghiên cứu chuyên sâu, công phu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Hội thảo sẽ góp phần hệ thống hoá và cập nhật các lý thuyết, cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế thế kỷ XX và XXI, đặc biệt là các phương pháp nghiên cứu mới, như lịch sử xuyên quốc gia, lịch sử toàn cầu, lịch sử môi trường, trật tự thế giới, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá, quyền lực mềm...
Cũng tại Hội thảo lần này các nhà khoa học sẽ gợi mở những hướng nghiên cứu mới, các phương pháp và tư duy nghiên cứu mới trong lĩnh vực sử học và quan hệ quốc tế, qua đó thúc đẩy sự hợp tác về khoa học, công nghệ và giáo dục lịch sử giữa hai nước.
Thông tin về Hội thảo vui lòng liên hệ Ban thư ký Hội thảo:
PGS.TS. Phạm Văn Thuỷ, SĐT: 0988238125; Email:
[email protected]
TS. Trương Thị Bích Hạnh, SĐT: 0904194843; Email:
[email protected]
Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trân trọng kính mời các nhà khoa học, các quý độc giả quan tâm tới dự.