Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Thuyết trình “Vai trò của ngoại giao trong chính trị hiện đại”

Thứ tư - 24/04/2019 05:35
Ngày 24/4/2019, ngài Anar Imanov (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Azerbaijan tại Việt Nam) thuyết trình trước GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cùng các cán bộ, sinh viên của Khoa Khoa học Chính trị, Khoa Quốc tế học về chủ đề “Vai trò của ngoại giao trong chính trị hiện đại”.
Thuyết trình “Vai trò của ngoại giao trong chính trị hiện đại”
Thuyết trình “Vai trò của ngoại giao trong chính trị hiện đại”

Bài thuyết trình của ngài Anar Imanov bắt đầu với việc điểm lại lịch sử và lịch sử ngành ngoại giao nói riêng của đất nước Azerbaijan.

Từ trước thế kỷ 20, đất nước Azerbaijan là tập hợp của nhiều vương quốc nhỏ tồn tại dưới quyền của các khan (quốc vương). Các vương quốc nhỏ chịu ảnh hưởng lớn của hai cường quốc là Đế chế Ba Tư (một phần lớn hiện nay là Iran) và Đế chế Nga. Sau sự sụp đổ của Đế chế Nga trong Thế chiến thứ nhất, Azerbaijan cùng Armenia và Gruzia trở thành một phần của Cộng hòa Dân chủ Liên bang Xuyên Caucasus. Năm 1918, Azerbaijan tuyên bố độc lập và thành lập nhà nước cộng hòa nghị viện với tên gọi Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan. Năm 1919, Bộ Ngoại giao Azerbaijan được thành lập, khai sinh ra ngành ngoại giao của đất nước này. Các nỗ lực ngoại giao đã giúp kêu gọi sự công nhận của các nước khác với Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan tại Hội nghị Hòa bình Paris ngày 11/1/1919.

GS.TS Phạm Quang Minh đánh giá cao sự tích cực của Đại sứ Anar Imanov đối với các hoạt động giao lưu, trao đổi giữa Đại sứ quán Azerbaijan và Trường ĐHKHXH&NV

Tuy nhiên, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan tới năm 1920, khi các lực lượng Hồng quân tiến hành sáp nhập lãnh thổ nước này vào Liên Xô. Trong suốt giai đoạn được đặt dưới sự kiểm soát của Liên Xô, ngành ngoại giao Azerbaijan hầu như không có tiếng nói riêng của mình. Phải tới tháng 11 năm 1990, Azerbaijan mới tuyên bố độc lập với tên gọi Cộng hòa Azerbaijan khi Liên Xô đang trên đà sụp đổ hoàn toàn. Sau đó, cố tổng thống Heydar Aliyev thực thi chính sách đối ngoại độc lập, bình đẳng với các nước trên thế giới. Chính sách này tiếp tục được tổng thống Ilham Aliyev duy trì cho tới nay.

Nhận thức được vị trí địa-chiến lược quan trọng cùng với thế mạnh dầu mỏ của mình, Azerbaijan đã thực hiện các nỗ lực ngoại giao, nhằm thuyết phục các công ty dầu mỏ lớn trên thế giới đầu tư khai thác dầu. Hàng tỷ đô la thu được từ khai thác dầu mỏ đã được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển đất nước. Azerbaijan còn tạo ra nhiều đường ống dẫn để cung cấp dầu, đóng vai trò trong đảm bảo an ninh năng lượng cho các nước Châu Âu. Azerbaijan cũng giúp đỡ các nước Đông Nam Á như Việt Nam phát triển ngành công nghiệp dầu khí ngay từ năm 1959. Ở góc độ văn hóa-xã hội, Azerbaijan đóng vai trò kết nối thế giới phương Đông-phương Tây qua việc tổ chức nhiều sự kiện thể thao, nhiều hội nghị quốc tế mà ở đó có sự góp mặt của cả các nước Hồi giáo và Châu Âu.

Đại sứ Anar Imanov cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động trao đổi giáo dục, giao lưu sinh viên, giảng viên giữa Trường ĐHKHXH&NV với các trường đại học phía bạn

Ngoài việc minh họa vai trò của ngoại giao đối với sự phát triển của mỗi đất nước, ngài Anar Imanov còn nêu bật ý nghĩa của nó trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế. Một trong những công cụ ngoại giao điển hình nhất chính là luật quốc tế, mà qua đó các quốc gia chấp nhận quan hệ với nhau theo một hệ thống quy định chung. Tuy nhiên, theo ngài Anar Imanov, luật quốc tế đang bị xói mòn bởi sự bất tuân thủ, thiếu tôn trọng và việc sử dụng tiêu chuẩn kép của các quốc gia. Hậu quả của điều này là các vấn nạn quốc tế như tranh chấp và xung đột lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Ta có thể thấy những hậu quả này trong các cuộc khủng hoảng quốc tế như tại Syria, Lybia. Chính vì vậy, ngoại giao có vai trò trong việc kêu gọi các quốc gia tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó quan trọng nhất là tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Trong tương quan với Việt Nam, có thể thấy chính sách ngoại giao giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng. Việt Nam cũng nằm ở một vị trí địa chiến lược quan trọng, duy trì đường lối tự chủ-độc lập. Việt Nam cũng trải qua một giai đoạn dài đấu tranh giành độc lập, do đó hiểu rõ giá trị của ngoại giao, đàm phán trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình. Trải qua hơn 25 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Azerbaijan cùng nhau đạt được những thành tựu đáng mừng trong nhiều lĩnh vực, đồng thời cùng nhau đóng góp vào duy trì một trật tự thế giới ổn định, hài hòa.  

Sau phần thuyết trình, ngài Anar Imanov đã tiếp nhận câu hỏi từ các cử tọa về các vấn đề như các khủng hoảng xã hội, chính trị ở Azerbaijan; triển vọng giải quyết tranh chấp chủ quyền giữa Azerbaijan-Amernia; các khó khăn mà Azerbaijan gặp phải trong phục hồi kinh tế hậu độc lập; các lĩnh vực hợp tác chính giữa Việt Nam-Azerbaijan, những dự định của Đại sứ quán Azerbaijan trong thúc đẩy quan hệ hai nước.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây