Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Chương trình hội thảo quốc tế Trần Đức Thảo - Một số vấn đề triết học và lịch sử

Thứ bảy - 30/12/2023 20:26
Ngày 28/12/2023, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN đã tổ chức thành công “Chương trình hội thảo quốc tế Trần Đức Thảo - Một số vấn đề triết học và lịch sử” với sự tham dự của các diễn giả trong và ngoài nước.
Về phía khách mời có sự tham dự của GS.TS. Trần Văn Đoàn - Trường Đại học Phụ nhân Đài Loan, Trung Quốc; GS. Patrice Vermeren - Đại học Paris 8; GS. Detlef Briesen - Đại học Justus Liebig, Giessen, Đức; TS. Trịnh Hữu Tuệ - nhà nghiên cứu tại cộng hoà liên bang Đức (Leibniz- Zentrum Allgemeine Sprachwissenschaft), cùng các nhà khoa học, giảng viên, học viên sau đại học và các sinh viên trong và ngoài nước.
PGS.TS Đào Thanh Trường phát biểu chào mừng hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Đào Thanh Trường chia sẻ: Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN - với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của đất nước, nhiều năm qua đã triển khai nghiên cứu, tổ chức hội thảo khoa học, thực hiện các báo cáo nghiên cứu về vấn đề triết học và phát triển. 
Hội thảo khoa học với chủ đề Trần Đức Thảo – Một số vấn đề triết học và lịch sử là sự tiếp nối những hoạt động học thuật mang giá trị nhân văn của Nhà trường, gắn với những tư tưởng của nhà triết học, Giáo sư Trần Đức Thảo. 
Hội thảo hôm nay, là diễn đàn khoa học quy tụ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến chia sẻ kết quả nghiên cứu và trao đổi, luận bàn về những tư tưởng của Giáo sư Trần Đức Thảo, song cũng là những chiêm nghiệm về những vấn đề triết học đương đại. 
TS. Phạm Hoàng Giang đọc thư chào mừng từ Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu châu Á
TS. Phạm Hoàng Giang - Trưởng khoa Triết học, trường ĐH KHXH&NV cho biết, hội thảo khoa học quốc tế “Trần Đức Thảo - Một số vấn đề triết học và lịch sử” được tổ chức nhằm tạo môi trường học thuật quốc tế để trao đổi khoa học, bàn luận, đánh giá về những đóng góp, giá trị tư tưởng của GS. Trần Đức Thảo ở lĩnh vực triết học, lịch sử và các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn khác, cũng như vận dụng, kế thừa và phát triển tư tưởng của ông, đặc biệt ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XX đến nay. 
Thông qua các trao đổi tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu sẽ có những nhìn nhận đa chiều, toàn diện và rộng mở để đánh giá và tôn vinh những đóng góp của GS. Trần Đức Thảo với nền triết học và sử học Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của Ông (1993-2023). 
Theo TS. Phạm Hoàng Giang, đây là cơ hội để game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN phát triển năng lực chuyên môn của giảng viên, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như thúc đẩy công bố quốc tế, quốc tế hóa hoạt động nghiên cứu của Trường, cụ thể hóa và triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác của ĐHQGHN với các đối tác quốc tế. 
 

Hội thảo khoa học quốc tế “Trần Đức Thảo - Một số vấn đề triết học và lịch sử” được tổ chức dưới hai hình thức trực tuyến và trực tiếp, được trình bày theo hai tiểu ban, tạo điều kiện cho học giả có cơ hội được lựa chọn chủ đề mong muốn. Hội thảo có tổng cộng 40 báo cáo, được chia thành 6 chủ đề chính như: 
-    Phương pháp luận về con người; 
-    Lịch sử hình thành, chuyển đổi và phát triển tư tưởng của Trần Đức Thảo; 
-    Quan điểm về chủ nghĩa Macxit; 
-    Cách tiếp cận của Trần Đức Thảo với các hệ tư tưởng Triết học trên thế giới; 
-    Tìm hiểu và phân tích tác phẩm “Tìm nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức”;
-    So sánh các quan niệm của Trần Đức Thảo với các quan niệm triết học trên thế giới.

Giáo sư Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917 tại xã Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình viên chức. Tính tới thời điểm hiện tại, ông là triết gia Việt Nam duy nhất nổi danh trên diễn đàn khoa học và được công nhận có tầm vóc quốc tế. Ông là người Việt Nam độc nhất, ở thế hệ của mình, có con đường học vấn triết học thực thụ. 
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác ông được đào tạo chính quy tại trường cao đẳng sư phạm phố d'Ulm nổi tiếng ở Paris từ 3/1941 - 9/1944 nên có cơ hội hoạt động trong một môi trường trí thức tinh hoa Pháp và có liên hệ gần gũi với nhiều triết gia có ảnh hưởng lớn trong triết học nửa sau thế kỷ XX như Jean-Paul Sartre, Merleau-Ponty, Alexandre Kojève, Louis Althusser, Jacques Derrida... - những tư tưởng gia hàng đầu của trào lưu hiện tượng học, của chủ nghĩa hiện sinh. 
Những tư tưởng của ông đều được họ công nhận và đánh giá cao như là "những cống hiến độc đáo cho các lĩnh vực triết học, nhân chủng học, ngôn ngữ học" (Daniel J. Herman). Ông là nhà triết học Việt Nam duy nhất được công nhận có tầm vóc quốc tế, đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn hết sức có giá trị. Trần Đức Thảo để lại tấm gương của một nhà khoa học chân chính: học tập suốt đời, cần mẫn sáng tạo suốt đời, vượt qua mọi khó khăn, để sống trung thực và trong sáng. 

Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:
GS.TS. Trần Văn Đoàn - ĐH Phụ Nhân, Đài Loan, Trung Quốc trình bày báo cáo đề dẫn "Trần Đức Thảo, Hiện tượng học và Triết học ở Việt Nam"
GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn - Phó Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Triết học: Giáo sư Trần Đức Thảo bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 
PGS.TS. Lê Công Sự (Trường Đại học Hà Nội): Một cái nhìn chung về Trần Đức Thảo và trước tác của ông 
PGS.TS. Phan Thanh Khôi (Học viện CTQG Hồ Chí Minh): “Vấn đề con người" của Trần Đức Thảo và đổi mới nhận thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay
 

Tác giả: Đại Hữu - game đánh chắn online đổi thưởng Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây