Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Chuỗi sự kiện "Coming home - "Về nhà" cùng điện ảnh Việt Nam: Những lịch sử nhỏ, những ký ức cá nhân"

Thứ năm - 23/12/2021 21:27
Từ ngày 11-22/12/2021, CLB Điện ảnh, Bộ môn Nghệ thuật học đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện “Coming home – ‘Về nhà’ cùng điện ảnh Việt Nam: Những lịch sử nhỏ, những ký ức cá nhân”.

Nhắc đến điện ảnh Việt Nam, khán giả thường hình dung tới một nền điện ảnh của những “lịch sử lớn”, của những biến động lớn lao, là ‘bảo tàng’ của ký ức cộng đồng. Tuy nhiên, điện ảnh Việt Nam cũng mang dáng hình của những câu chuyện nhỏ, những trải nghiệm cá nhân, những ký ức riêng tư, với một ngôn ngữ điện ảnh đậm dấu ấn cá nhân đạo diễn. Chính vì vậy, theo TS. Hoàng Cẩm Giang, Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), đồng thời là giám tuyển của chuỗi sự kiện: “Mục đích của Bộ môn Nghệ thuật học và CLB Điện ảnh là muốn có một chuyến ‘về nhà’ về mặt tinh thần. Chúng ta đang sống trong nền điện ảnh Việt Nam, chính vì thế, chúng tôi mong muốn các bạn trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận chính môi trường nghệ thuật mà các bạn đang thuộc về và tương lai sẽ sống/làm việc trong đó.”

Ngày 11/12/2021, tại buổi chiếu phim và tọa đàm “Về miền xanh xưa: những khung cảnh (không) được nhìn thấy trong phim độc lập Việt Nam”, các diễn giả - nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Mai Như Ngọc (báo điện tử VnExpess) và giảng viên điện ảnh TS. Hoàng Cẩm Giang (ĐHKHXH&NV) cùng người điều phối - ThS. Nguyễn Thị Bích (ĐHKHXH&NV) đã thảo luận sâu về các vấn đề liên quan đến sự sáng tạo và tiếp nhận phim độc lập Việt Nam. Đây cũng được xem là tọa đàm đầu tiên tiếp cận tác phẩm điện ảnh từ lý thuyết cảnh quan (landscape theories) – một hướng nghiên cứu mới, đầy triển vọng hiện nay trong khoa học xã hội và nhân văn. Thông qua bốn bộ phim ngắn: Vườn (Doãn Hoàng Kiên, 2010), Mẹ, con gái và những giấc mơ (Dương Diệu Linh, 2018); Giòng sông không nhìn thấy (Phạm Ngọc Lân, 2020) và Mùa xuân vĩnh cửu (Việt Vũ, 2021), hai diễn giả đã chỉ ra dấu ấn của mỹ học ‘điện ảnh hàng ngày’ và tính tài liệu trong những tác phẩm độc lập mang đầy tính thể nghiệm này. Với nhà báo Mai Như Ngọc (Ngọc Nick M), bốn bộ phim ngắn này đều mang đậm dấu ấn cá nhân, mà trong đó “mỗi tác giả đều đưa vào câu chuyện riêng của mình. Tất cả nhân vật trong bốn bộ phim đều mắc kẹt ở đâu đó và muốn kể câu chuyện đó ra.” Còn theo TS. Hoàng Cẩm Giang, đó là một kiểu điện ảnh “mở ra cho chúng ta một cách tạo nghĩa khác đối với hiện thực” - nó “chất vấn chúng ta về những khung cảnh bị che giấu, những khung cảnh lâu nay thường không có cơ hội hiện diện và được nhìn thấy – bởi các nhà làm phim thương mại thường tập trung vào những cảnh quan ‘đẹp như tranh’, bị đóng khung, bị công thức hóa”.

Đặc biệt, buổi tọa đàm cũng có sự góp mặt của đạo diễn Doãn Hoàng Kiên, đạo diễn Việt Vũ và đạo diễn Dương Diệu Linh

Sau thành công của sự kiện đầu tiên, ngày 18/11/2021, buổi chiếu phim Truyện cổ tích cho tuổi 17 và tọa đàm “Cổ tích về Hà Nội: Trưa nay qua đường phố quen” đã được tổ chức với sự tham gia của biên kịch Trịnh Thanh Nhã, TS. Hồ Khánh Vân (ĐH KHXH&NV-TPHCM) và sự điều phối của ThS. Lê Thị Tuân (ĐHKHXHNV-HN).

Từ góc nhìn của người sáng tạo - biên kịch của bộ phim Truyện cổ tích cho tuổi 17 - cô Trịnh Thanh Nhã đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về quá trình hình thành của kịch bản: “Ban đầu kịch bản phim của tôi là một câu chuyện cá nhân rất thật thà. Sau này, qua nhiều lần biên tập, “cái tôi” của câu chuyện trong kịch bản dần chuyển biến thành “cái ta” chung. Quá trình sáng tác là quá trình biến “tôi” thành “chúng ta”, vừa riêng tư vừa phổ quát”.

Nối tiếp tinh thần của buổi tọa đàm đầu tiên, TS. Hồ Khánh Vân đã có những chia sẻ về cảnh quan Hà Nội trong bộ phim. Theo cô, Hà Nội không thuần là địa danh, là sự gắn bó, tình cảm, là lớp trầm tích đã lắng đọng lại và trở thành  ký ức tập thể. “Đồng thời, Hà Nội sẽ luôn gắn liền với quá trình trưởng thành của từng cá nhân. Bởi vậy Hà Nội còn là không gian số phận của từng con người.” Bên cạnh đó, tiếp cận bộ phim dưới góc nhìn nữ quyền, TS. Hồ Khánh Vân cho rằng: “Bộ phim thể hiện tinh thần phản chiến và đặt ra cái nhìn nữ quyền rất Việt Nam. Nó diễn ra trong từng khung cảnh gia đình, từng đối thoại giữa người nam và người nữ mà chúng ta thấy rất rõ trong từng cảnh của bộ phim.”

Đặc biệt, tại buổi tọa đàm, các diễn giả và khách mời đã chia sẻ và phân tích về quá trình kiến tạo Hà Nội như một không gian vừa quen vừa lạ. Theo PGS.TS. Phạm Xuân Thạch (Trưởng Khoa Văn học), mặc dù Hà Nội luôn tồn tại những giá trị tự thân của riêng nó, nhưng thành phố này cũng là nơi gặp gỡ của những ước mơ. Và vì vậy, “không gian Hà Nội tưởng như là không gian vô thức, nhưng thực ra nó là sự tiếp nối của các giá trị văn hóa” - PGS.TS. Phạm Xuân Thạch nhấn mạnh.

Buổi chiếu phim và tọa đàm cuối cùng của chuỗi sự kiện - Ai xuôi vạn lý - Những nẻo về trăm năm” diễn ra đúng ngày kỉ niệm Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, vì thế, sự kiện nhằm mục đích tri ân những người lính, những thế hệ quân nhân đã dành trọn đời mình cho Tổ quốc. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả đặc biệt, đó là những người thầy - người lính và chuyên gia điện ảnh PGS.TS. Phạm Thành Hưng, PGS.TS. Trần Khánh Thành, GVC. Trần Hinh (ĐHKHXH&NVHN) cùng hai người điều phối là Phạm Đức Minh và Lê Thủy Tiên (Ban điều hành CLB Điện ảnh). Trong tọa đàm, đại diện cho Ban Chủ nhiệm Khoa Văn học, TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng đã thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc của các thế hệ thầy trò Khoa Văn học với các thầy cựu chiến binh - những người đã dành tất cả tuổi trẻ hiến dâng cho đất nước, và giờ đây lại tiếp tục cống hiến không ngừng nghỉ cho nền giáo dục Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã cùng thảo luận về thân phận” người lính, về nỗi buồn chiến tranh, về không gian thời hậu chiến - thời của những hàn gắn, trị liệu và hòa giải trong bộ phim. Theo PGS. TS. Phạm Thành Hưng, “sự hòa giải sau chiến tranh như bộ phim đặt ra là một quy luật tất yếu. Khi chiến tranh kết thúc, con người ta lại trở về với những vấn đề muôn đời, đó là vấn đề về thân phận con người.”

Tiếp nối chia sẻ của PGS.TS. Phạm Thành Hưng, PGS.TS. Trần Khánh Thành cho rằng, bộ phim đã đặt ra vấn đề thân phận của người lính và thân phận con buôn trong thời kì hậu chiến. Đặc biệt, bộ phim đã xây dựng theo cấu trúc hành trình. Trên đoàn tàu “xuôi vạn lý”, “những nhân vật trở về với những điều quen thuộc và hướng về tương lai”. 

Các diễn giả chia sẻ tại phần tọa đàm

Phân tích bộ phim từ góc độ ngôn ngữ điện ảnh, GVC. Trần Hinh nhận định, “đây là một bộ phim giàu chất thơ, đặc biệt, thông qua hình ảnh đoàn tàu mang tính biểu tượng, bộ phim đã phản ánh quá trình thống nhất đất nước với đầy những thăng trầm của cá nhân và xã hội”. 

Cũng là một người thầy từng khoác trên mình áo lính, PGS.TS. Phạm Gia Lâm đã có nhiều chia sẻ về những trải nghiệm thời chiến và vấn đề hòa giải sau chiến tranh mà bộ phim đặt ra. PGS.TS. Phạm Gia Lâm cũng gửi gắm tới các bạn sinh viên tham gia tọa đàm về tầm quan trọng của tri thức, bởi “chính tri thức sẽ cung cấp cho chúng ta năng lượng để sống cuộc sống người hơn”.

Chuỗi sự kiện “Coming home - ‘Về nhà’ cùng điện ảnh Việt Nam: Những lịch sử nhỏ, những ký ức cá nhân” đã khép lại năm 2021 đầy thách thức song cũng đầy thành tựu của CLB Điện ảnh, Bộ môn Nghệ thuật học. “Đây không chỉ là hoạt động bổ ích cho các em sinh viên và những người yêu điện ảnh nói chung, mà còn là cơ hội để Khoa Văn học đón tiếp các nhà nghiên cứu, nhà báo và nghệ sĩ đến đây để chúng ta cùng chia sẻ và phân tích về các tác phẩm điện ảnh giá trị.” (TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng).

Vượt qua sự ngăn trở của thời kì dịch bệnh, chuỗi sự kiện đã trở thành một không gian đặc biệt - không gian không “chạm” - để những người yêu điện ảnh được giao lưu, chia sẻ về những câu chuyện về điện ảnh, về nghệ thuật, về chính thời đại mà chúng ta đang sống và đã sống, để sau đó chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của từng khoảnh khắc mà ta được có mặt trong cuộc đời. Theo BTC chuỗi sự kiện: “Những kí ức cộng đồng và kí ức cá nhân sẽ vĩnh viễn ở đó và góp phần làm nên căn tính của mỗi chúng ta.”

Tác giả: Đức Minh (CLB Điện ảnh)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây