Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Biến đổi xã hội và những vấn đề quản lý khoa học, công nghệ & đổi mới tại VN: Toạ đàm thu hút nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế

Thứ sáu - 03/11/2023 20:30
Trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Chính sách và Quản lý và 20 năm hợp tác với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức), Viện Chính sách và Quản lý đã tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Biến đổi xã hội và những vấn đề quản lý khoa học, công nghệ & đổi mới tại Việt Nam”.
Tọa đàm tập trung phân tích mối liên hệ giữa biến đổi xã hội với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới; và những vấn đề quản lý về khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới, trước những tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và những biến đổi xã hội đương đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.
Tọa đàm có sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu cùng các khách mời quốc tế đến từ Quỹ Rosa Luxemburg. Thông qua các hoạt động trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cùng luận bàn về những vấn đề quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới mang tính thời sự hiện nay. Đây cũng là những gợi ý giúp định hướng các vấn đề nghiên cứu trọng tâm của Viện trong thời gian tới.
PGS.TS. Phạm Bảo Sơn, PGS.TS. Đào Thanh Trường, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức đồng điều hành tọa đàm
Đây là sự kiện đánh dấu chặng đường phát triển với những đóng góp đáng ghi nhận của Viện trong các lĩnh vực nghiên cứu chính sách và quản lý tại Việt Nam và là dịp nhìn lại các thành tựu trong các dự án hợp tác với Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á - Văn phòng Đại diện tại Hà Nội về các hoạt động nghiên cứu về chính sách, khoa học và giáo dục, các vấn đề chuyển đổi sinh thái - xã hội và phát triển bền vững.
Trong báo cáo đề dẫn với tựa đề “Hệ sinh thái xã hội AI và kỷ nguyên khai sáng mới”, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Nguyên PGĐ ĐHQGHN đã phác họa bức tranh về bối cảnh xã hội hiện đại với Sáng kiến UN100, thách thức của AI và ChapGPT, các chủ đề khoa học mới và vai trò của Đổi mới sáng tạo…
 GS.TS. Nguyễn Hữu Đức trình bày tham luận đề dẫn với tựa đề “Hệ sinh thái xã hội AI và kỷ nguyên khai sáng mới”
 
Trong tham luận với chủ đề “Tương tác xã hội và công nghệ: Một số xu thế và định hướng Nghiên cứu: cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa những nghiên cứu về tương tác”, PGS.TS. Trần Ngọc Ca, chuyên gia đến từ ĐHQGHN đã đưa ra nhiều gợi ý về quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới. Theo đó, trong hoạt động nghiên cứu cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa những nghiên cứu về tương tác hai chiều giữa biến đổi xã hội và phát triển công nghệ, tạo nền tảng cho xây dựng các thể chế, chính sách, định hướng phát triển phù hợp trong giai đoạn tới. Trong hoạt động đào tạo cần điều chỉnh cho định hướng này nhằm cung cấp và trang bị cho lực lượng lao động những công cụ cần thiết để có thể ứng xử với những thay đổi nhanh chóng trong tương lai.
Ở công tác quản lý cả ở cấp độ quản lý Nhà nước và cấp độ quản trị doanh nghiệp, cần tập trung hơn đến khía cạnh tương tác xã hội - công nghệ sẽ giúp cho quá trình phát triển cân bằng và bền vững hơn, không chỉ thiên lệch về tăng trưởng kinh tế; nhằm đưa ra các khung thể chế phù hợp. Cũng theo PGS.TS. Trần Ngọc Ca, vai trò của các nhà khoa học và tổ chức khoa học về xã hội và xã hội học ngày càng trở nên quan trọng trong một xã hội ngày càng công nghệ hóa.
PGS.TS. Trần Ngọc Ca trình bày tham luận tại Hội thảo
Tham gia Hội thảo, ông Nguyễn Võ Hưng - chuyên gia đến từ Học viện Khoa học, Công nghệ và ĐMST đã trình bày tham luận với chủ đề “Open Science - Khoa học mở”. Diễn giả đã điểm lại các vấn đề tại Việt Nam hiện nay như việc minh bạch hóa hoạt động khoa học, nâng cao chất lượng các nghiên cứu, vấn đề về tiếp cận kho tri thức nhân loại, tiếp cận dữ liệu, công cụ; tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sản xuất tri thức khoa học…
Nhiều vấn đề cũng được diễn giả đặt ra tại hội thảo như việc làm thế nào để huy động nguồn lực toàn cầu để giải quyết các vấn đề khoa học đặc thù của Việt Nam, huy động sức dân để có giải pháp độc đáo.
Ông Nguyễn Võ Hưng - chuyên gia đến từ Học viện Khoa học, Công nghệ và ĐMST
PGS.TS. Đặng Thị Ánh Tuyết - Phó vụ trưởng Vụ quản lý khoa học - HV CTQGHCM trình bày báo cáo về “Quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới trong bối cảnh biến đổi xã hội ở một số quốc gia và những gợi ý chính sách cho Việt Nam”
TS. Trần Văn Tùng - Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN đánh giá cao những khuyến nghị chính sách của IPAM trong các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tri thức về biến đổi xã hội và những vấn đề quản lý khoa học, công nghệ & đổi mới tại Việt Nam
GS.TS Trần Thị Thanh Tú - Trưởng ban Khoa học - Công nghệ, Phó Chủ tịch CLB Nhà Khoa học ĐHQGHN
Bế mạc Hội thảo, PGS.TS.Đào Thanh Trường nhấn mạnh, Viện Chính sách và Quản lý cam kết sẽ là đơn vị tiên phong triển khai các hướng nghiên cứu mới, thực hiện sứ mệnh nghiên cứu song song với đào tạo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động đào tạo cũng như các dự án thực tế tại các địa phương, tổ chức.
PGS.TS.Đào Thanh Trường nhấn mạnh Viện Chính sách và Quản lý cam kết sẽ là đơn vị tiên phong triển khai các hướng nghiên cứu mới
 
 
 
 
 
 
 
 
Hội thảo đã nhận được 34 bài tham luận đến từ các nhà khoa học tại các cơ quan, ban ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu tại Hội thảo đã được xuất bản trong Kỷ yếu với 3 chủ đề:
- Biến đổi xã hội và những vấn đề khoa học, công nghệ và đổi mới
- Tác động của Khoa học, công nghệ và đổi mới với biến đổi xã hội
- Một số vấn đề trong quản lý biến đổi xã hội và khoa học, công nghệ và đổi mới.
Trong chuỗi sự kiện nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Chính sách và Quản lý, Viện đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm hợp tác với Quỹ Rosa Luxemburg, CHLB Đức và Triển lãm sách và ảnh - không gian trưng bày các tư liệu quý về quá trình hình thành và phát triển của IPAM.
Triển lãm sẽ tiếp tục từ ngày 06 - 08/11/2023 tại khuôn viên nhà D của game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN.
 
 
 
Rất nhiều cảm xúc trân trọng của các vị đại biểu khách quý tại không gian trưng bày của triển lãm
Viện Chính sách và Quản lý (The Institute of Policy and Management - IPAM) được thành lập theo Quyết định 876 QĐ/XHNV-TC ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Viện được nâng cấp trên cơ sở những thành tựu phát triển của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách (CEPSTA) – một trong những trung tâm được xếp hạng thuộc phân nhóm trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ đào tạo hoạt động hiệu quả với bề dày nghiên cứu và đào tạo về chính sách ở Việt Nam từ năm 1991. Sứ mệnh của Viện là đào tạo, phát triển và cung cấp nguồn nhân lực quản lý và chuyên gia về nghiên cứu và phân tích chính sách, quản lý phát triển ngành khoa học chính sách và quản lý. Từ năm 2018 đến nay, Viện được công nhận là Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN.
Website: //ipam.2dzanga.com/
ĐT: 04235587547
Email: [email protected]


Tin bài liên quan:
Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) tiếp tục được công nhận là Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ là định hướng chiến lược
Hội thảo quốc tế về “Công tác xã hội không rào cản” của VNU- game đánh chắn online đổi thưởng thu hút chuyên gia từ 22 quốc gia
Báo cáo Quốc gia số 6 năm 2023: Hàm ý chính sách đối với những vấn đề của Thị trường lao động ở Việt Nam

Tác giả: Thuỳ Dung - game đánh chắn online đổi thưởng Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây