Buổi nói chuyện có sự tham dự của ngài S.P.Gupta - Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam; TS. Monica Sharma - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Swami Vivekananda, thuộc Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam; ông Tôn Sinh Thành - Cựu Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, TS Lê Thị Hằng Nga - Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, bà Phan Lan Tú - Chủ tịch HAVIFA.
Về phía Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN có sự tham dự của TS.Nguyễn Trần Tiến - Phó Chủ nhiệm Khoa Đông Phương học, TS. Phùng Thị Thảo - Trưởng bộ môn Ấn Độ học, cùng các giảng viên, sinh viên của khoa Đông Phương học.
Buổi nói chuyện có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Ấn Độ, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội và Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
Buổi nói chuyện là diễn đàn trao đổi các vấn đề đang được quan tâm trong lĩnh giáo dục của Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời là nơi chia sẻ kinh nghiệm quý báu của khách mời, giảng viên về những kinh nghiệm học tập, trải nghiệm tại đất nước Ấn Độ xinh đẹp và cũng đầy vẻ kì bí, hấp dẫn.
Sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN có cơ hội lắng nghe và trao đổi cùng các khách mời về kinh nghiệm học tập, trải nghiệm tại Ấn Độ
Việc giao lưu nhân dân giữa các quốc gia không chỉ giúp mở rộng tầm nhìn, mở cửa cho cơ hội kinh doanh, đầu tư mà còn tạo ra một không gian cho việc trao đổi văn hóa. Trong lĩnh vực giáo dục, việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy giữa hai quốc gia sẽ giúp cả hai bên nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thông qua các chương trình học bổng và các chương trình đào tạo Chính phủ Ấn Độ, sinh viên, học viên, giảng viên VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
có nhiều cơ hội được hưởng các chính sách trao đổi cho sinh viên bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,... góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục của cả hai quốc gia.
Mối quan hệ khăng khít giữa Việt Nam và Ấn Độ có lịch sử từ rất lâu, theo các tuyến đường thương mại, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ là một trong những thành tố quan trọng và nổi bật trong bức tranh truyền thống của người Việt nói riêng, các nước Đông Nam Á nói chung. Theo thời gian, mối quan hệ song phương được thăng cấp lên “Đối tác Chiến lược toàn diện” vào năm 2016, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh,... Một trong số những lĩnh vực mà hai nước nỗ lực đẩy mạnh là giao lưu nhân dân và hợp tác trên lĩnh vực giáo dục; kết nối và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Giáo dục được coi là một trong những yếu tố then chốt trong quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Việt Nam. Hệ thống giáo dục của Ấn Độ luôn nằm trong top những hệ thống danh giá trên thế giới với những trường đại học, cao đẳng nổi tiếng. Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ đã cấp cho sinh viên và học giả Việt Nam nhiều loại học bổng theo các chương trình khác nhau.
Một số tiết mục biểu diễn nghệ thuật Ấn Độ tại buổi nói chuyện đã mang đến cho các khách mời tình cảm yêu mến nền văn hóa của đất nước tỉ dân.