Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Đô thành Nhật Bản và Đông Á - biểu tượng về quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền, di sản có giá trị nhiều mặt

Thứ hai - 12/12/2022 01:32
Cuốn sách "Đô thành Nhật Bản và Đông Á" là công trình của tập thể tác giả đang công tác tại Bộ môn Nhật Bản học, trường ĐHKHXH&NV biên tập và xuất bản dưới sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation). Công trình là tập hợp 11 bài viết của các học giả Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam liên quan đến chủ đề đô thành ở khu vực “Đông Á”, với trọng tâm là đô thành Nhật Bản.
Đô thành là biểu tượng quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nghiên cứu lich sử đô thành không chỉ giúp tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của một vương trình trong lịch sử, mà còn giúp chúng ta có cài nhiều sâu sắc, toàn diện về hệ tư tưởng mà vương triều đí lấy làm nền tảng để xây dựng nên quyền lực của mình, cũng như những bài toán thực tiễn mà vương quyền đó phải đối diện và tìm cách quyết trong quá trình tồn tại, phát triển. Bản thân các đô thành cũng chính là di sản có giá trị về nhiều mặt: nghệ thuật kiến trúc, quy hoạch. Với ý nghĩa ấy đề tài về đô thành Đông Á đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả, nhiều cuốn sách đã được xuất bản ở Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy nhiên hoàn toàn không đề cập đến đô thành Việt Nam, những nét đặc trưng cũng như những giá trị mà đô thành Việt Nam chia sẻ với các quốc gia Đông Á. 
Trên cơ sở nhìn nhận lại quốc gia Đại Việt như một thành viên của “Thế giới Đông Á” thời kỳ tiền cận đại, cuốn sách cho thấy khi tiến hành qui hoạch đô thành, các vương triều Đông Á, bao gồm cả Đại Việt, đều đã đi theo một con đường mang tính phổ quát là chắt lọc những lý tưởng chính trị của Nho giáo và tìm cách hiện thực hoá chúng trong không gian đô thành.
Các bài viết của Tanaka Toshiaki, Lee Byong-ho và Hwang In-ho trong cuốn sách là những công trình chuyên khảo đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam về đô thành của các quốc gia Cao Cú Ly, Bách Tế và Tân La trên bán đảo Triều Tiên. Các công trình đó, cùng với các bài nghiên cứu của Tateno Kazumi, Kawajiri Akio về đô thành cổ đại Nhật Bản đã cho thấy qui hoạch đô thành tại bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn từ đô thành Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là một quá trình rập khuôn một cách máy móc, mà là quá trình tiếp thu một cách chọn lọc, có sự cân nhắc kỹ lưỡng đến nhiều yếu tố như tình hình chính trị - xã hội của từng quốc gia. Cách tiếp cận lịch sử đô thành từ góc độ nghiên cứu so sánh như vậy là gợi ý rất lớn cho giới sử học Việt Nam trong việc nghiên cứu Kinh đô Thăng Long nói riêng và lịch sử đô thành Việt Nam nói chung.  
 Các nghiên cứu về chế độ phức dô (nhiều kinh đô) trong cuốn sách, tiêu biểu là bài viết của Muramoto Kenichi, có ý nghĩa tham khảo rất quan trọng cho việc xem xét và đánh giá sự tồn tại của chế độ phức đô tại Việt Nam, như trường hợp của Thăng Long với Trường An Phủ thời Lý, Thăng Long và Thiên Trường Phủ thời Trần, hay Đông Đô và Tây Đô thời Hồ... Xét từ ý nghĩa vai trò của đô thành trong việc xác lập vị thế của vương triều trong một không gian lãnh thổ, được định nghĩa là “Thiên Hạ” của Đại Việt,  bài viết của Momoki Shiro cho thấy quá trình Đại Việt, với xuất phát điểm là một chính quyền có nhiều điểm tương đồng với chính quyền phiên trấn thời Ngũ Đại, đã dần dần xây dựng ý thức độc lập và bản sắc của mình, cũng như xây dựng, mở rộng khái niệm “Thiên Hạ” của vương triều Đại Việt đặt trong mối quan hệ với các tộc người, các vùng đất khác trong nước.
396c9edbf92d2073793c

Đô thành không chỉ là biểu tượng quyền lực của vương quyền, mà còn là tập đại thành những tri thức về quá khứ và kỹ thuật đương thời. Một số nghiên cứu trong cuốn sách cho thấy đô thành của Nhật Bản và Việt Nam không chỉ tham khảo Kinh đô đương thời của Trung Quốc, như Nhật Bản với Trường An và Lạc Dương, hay nhà Lý với Khai Phong và Lạc Dương, mà còn tìm đến những mô hình mang tính cổ điển hơn như các mô hình được ghi chép trong sách Chu Lễ, hay Kiến Khang của Nam Triều. Ngoài ra, các bài viết của Ellen Van Goethem và Ueno Kunikazu cho thấy cách thức ứng dụng các quan niệm, kỹ thuật đương thời như Phong Thuỷ trong kiến trúc đô thành.
Với cách thức tiếp cận mới mẻ, cuốn sách "Đô thành Nhật Bản và Đông Á" của Bộ môn Nhật Bản học không chỉ cung cấp những tri thức mới nhất về lịch sử đô thành của từng quốc gia, mà còn giúp độc giả tiếp cận lịch sử đô thành của quốc gia mình từ góc độ rộng lớn hơn là nghiên cứu so sánh, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tạo ra những tiền đề giúp các nhà nghiên cứu xây dựng quan hệ hợp tác trong tương lai. Cuốn sách được xuất bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật.
7effdc48bbbe62e03baf

Trân trọng giới thiệu với Quý độc giả, các giảng viên, học viên, sinh viên và những nhà nghiên cứu cuốn sách "Đô thành Nhật Bản và Đông Á" như một tài liệu tham khảo bổ ích khi tìm hiểu về những vấn đề lịch sử, chính trị,  văn hóa, nghệ thuật của các quốc gia Đông Á.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây