Tham dự toạ đàm, về phía trường ĐHKHXH&NV có PGS.TS Bùi Thành Nam (Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch HĐT), TS Ngô Thị Kiều Oanh (Chủ tịch Công đoàn Trường), các thầy cô nguyên lãnh đạo Nhà trường, Khoa Văn học, cán bộ giảng viên, nhà nghiên cứu văn học. Toạ đàm có sự tham dự của gần 500 học sinh Trường THPT Chuyên KHXH&NV, sinh viên Nhà trường.
Tại buổi toạ đàm, các em sinh viên được giao lưu trực tiếp với NSND Nguyễn Thanh Vân (đạo diễn bộ phim “Đời cát”), TS Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Nhà thiết kế phục trang cho bộ phim), PGS.TS Phạm Thành Hưng (nguyên Trưởng khoa Văn học, VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
).
Trước khi giao lưu với Đoàn làm phim, cán bộ, sinh viên, học sinh Trường ĐHKHXH&NV đã được xem trọn bộ phim Đời cát qua màn hình lớn tại Hội trường tầng 8 Nhà E
Ngay sau khi bộ phim được chiếu và gây xúc động mạnh mẽ cho tất cả người xem, cuộc toạ đàm về “Những bóng hình của cát” đã diễn ra với sự điều phối của PGS. TS Hoàng Cẩm Giang (Bộ môn Nghệ thuật học) và sinh viên Nguyễn Chí Thành (CLB Điện ảnh, Bộ môn Nghệ thuật học).
PGS.TS Bùi Thành Nam thay mặt Ban lãnh đạo Nhà trường gửi lời cảm ơn tới đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, NTK trang phục Nguyễn Thị Thu Hà, các thầy cô nguyên là lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa Văn học, Bộ môn Nghệ thuật học đã dành thời gian quý báu để dự buổi toạ đàm ngày hôm nay.
Đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện, PGS.TS Bùi Thành Nam nhấn mạnh: Hoạt động này tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên, giảng viên của Nhà trường có cơ hội thưởng thức những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam trong một không gian thật ấm cúng, gần gũi; được lắng nghe chia sẻ, phân tích sâu sắc từ các chuyên gia. Đặc biệt với những em học sinh yêu thích văn học Trường THPT Chuyên KHXH&NV, sinh viên của ngành học mới Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng, sự kiện này không chỉ giúp các em trang bị thêm kiến thức mà còn gia tăng tình yêu, gợi mở những hướng nghiên cứu, sáng tạo mới về lĩnh vực đầy thú vị.
PGS.TS Bùi Thành Nam phát biểu tại Toạ đàm
Đời cát do NSND Nguyễn Thanh Vân đạo diễn, được chuyển thể theo truyện ngắn Ba người trên sân ga của Hữu Phương, do nhà văn Nguyễn Quang Lập viết kịch bản, với sự tham gia của các diễn viên chính Mai Hoa (vai Thoa), Hồng Ánh (vai Tâm), Đơn Dương (vai Cảnh), Công Ninh (vai Huy). Bộ phim lấy bối cảnh một làng chài ở miền trung Việt Nam, nơi có câu chuyện tình éo le giữa Cảnh - Thoa (người vợ mà anh đã kết hôn trong thời chiến) và Tâm (vợ hiện tại của Cảnh). Trong suốt những năm chiến tranh, Thoa vẫn chờ đợi chồng và kiên quyết cự tuyệt tình cảm của Huy - cựu dân quân cụt một chân (là bạn thân của Cảnh). Thoa chấp nhận việc chồng có vợ mới và con riêng nhưng trong thâm tâm vẫn muốn chồng ở lại bên mình và bù đắp hạnh phúc sau những năm chiến tranh xa cách. Căng thẳng giữa mối tình tay ba ngày càng lớn dần, Tâm đành quyết định đưa con về bắc. Sau những giằng xé giữa tình cảm và trách nhiệm, Cảnh quyết định ở lại với Thoa dù tình cảm luôn dành cho vợ trẻ và con gái nhỏ.
Không xoáy sâu vào những khốc liệt của chiến trường bom đạn, Đời cát tập trung khắc hoạ cuộc sống thời hậu chiến của những con người phải chịu ảnh hưởng từ chiến tranh với những thương tổn về thể xác và tinh thần không thể nào đong đếm.
Ngày sau khi ra mắt, Đời cát đã nhận được Giải A tại Lễ trao Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1999. Trong Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương (năm 1999), bộ phim cũng vinh danh hạng mục Phim hay nhất, diễn viên Mai Hoa nhận giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Sau đó tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế, bộ phim cũng như ekip làm phim cũng nhận được nhiều giải thưởng danh giá.
Mở đầu toạ đàm, diễn giả - đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chia sẻ: Bộ phim được bấm máy cách đây hơn 25 năm khi phương tiện máy móc còn khó khăn, địa điểm quay rộng nằm rải rác từ Quảng Trị, Quảng Bình và Huế nên cả êkip đã phải nỗ lực rất nhiều. Để tạo thêm điểm nhấn, sự sáng tạo cho bộ phim so với tác phẩm văn học, đoàn làm phim cất công lặn lội nhiều nơi trên vùng đất Quảng Trị nắng gió để tìm một người phụ nữ cụt hai chân (đóng cô Hảo - một vai phụ) và bé gái (con của Cảnh và Tâm) cũng là một diễn viên không chuyên đoàn tìm thấy ở Huế.
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân xúc động nhớ lại hành trình tìm kiếm nhân vật cho bộ phim đặc biệt là giây phút tìm thấy chị Trần Thị Bé (vào vai cô Hảo)
“Sự hi sinh của những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trong chiến tranh đã nhiều tác phẩm nghệ thuật phản ánh, vì vậy tôi muốn tiếp cận ở một góc độ khác, đó là hình ảnh, số phận người phụ nữ đối diện với những mất mát, đau thương dai dẳng về tinh thần của cuộc sống thời hậu chiến ở những làng quê. Qua số phận của những người phụ nữ rất đỗi bình dị, thậm chí vô danh như nhân vật Thoa, Tâm, Hảo trong phim, tôi muốn gửi gắm một thông điệp: Đằng sau những hạt cát nhỏ bé, vô danh, thầm lặng và khốn khổ ấy là vẻ đẹp lấp lánh của sự hi sinh, lòng trắc ẩn, tình yêu thương con người” - Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân bộc bạch.
Tham gia bộ phim với vai trò là nhà thiết kế trang phục, TS.NSƯT Nguyễn Thị Thu Hà cũng chia sẻ nhiều câu chuyện xúc động về quãng thời gian từ lúc chuẩn bị bấm máy đến khi hoàn thành xong bộ phim.
“Các bạn thực sự may mắn khi trở thành sinh viên của một trường đại học hàng đầu cả nước, đơn vị đào tạo bài bản về KHXH&NV. Buổi chiếu phim và toạ đàm hôm nay là sự kiện rất có ý nghĩa. Thời sinh viên chúng tôi cũng hâm mộ các diễn viên, đạo diễn, tác giả của những tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh nổi tiếng nhưng không phải lúc nào có được cơ hội gặp gỡ, giao lưu trực tiếp. Đây là cơ hội quý giá để các bạn thấy rằng lao động nghệ thuật là vô cùng cực khổ nhưng nếu mình có đủ đam mê và quyết tâm thành công chắc chắn sẽ đến. Hôm nay các bạn là sinh viên, là khán giả nhưng với kiến thức chuyên môn vững vàng, những sự trải nghiệm quý giá này tôi tin chắc rằng sau khi tốt nghiệp, nhiều em sẽ trở thành những đồng nghiệp của chúng tôi, tiếp tục tham gia vào quá trình sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị, đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà” – TS Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ.
TS. NTK phục trang Nguyễn Thị Thu Hà
Với PGS.TS Phạm Thành Hưng - một cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, phê bình về văn học, điện ảnh: “Đời cát là một trong những bộ phim hay nhất thời hậu chiến, với những thân phận đầy bi kịch của một làng chài ven biển. Cách làm phim dung dị, cách thể hiện của nhân vật cũng rất tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng lại kể câu chuyện vô cùng sâu sắc về cuộc đời, về số phận con người, về cách đón nhận, chấp nhận mất mất, đau thương một cách nhẹ nhàng, hồn hậu”.
Tại toạ đàm, PGS.TS Phạm Quang Long, PGS.TS Phạm Gia Lâm, Nhà nghiên cứu Trần Hinh, PGS. TS Nguyễn Bá Thành cũng chia sẻ những ý kiến bình luận, đánh giá cao giá trị nhân văn của tác phẩm Đời cát, đồng thời mong muốn thời gian tới Cục Điện ảnh và các đơn vị quản lí, sản xuất trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, điện ảnh nói riêng sẽ ủng hộ, hỗ trợ, đồng hành với Trường ĐHKHXH&NV trong những hoạt động ý nghĩa này, để lan toả giá trị văn hoá nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mà còn góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện ảnh.
PGS.TS Phạm Quang Long
PGS.TS Phạm Gia Lâm
NNC văn học Trần Hinh
PGS.TS Nguyễn Bá Thành
TS. Trần Thanh Việt (giảng viên trường THPT Chuyên KHXH&NV) lại nhấn mạnh ý nghĩa của bộ phim từ góc nhìn của một khán giả trẻ, người làm công tác giảng dạy văn học trong nhà trường: “Tôi đã đọc truyện, đã xem phim một vài lần, nhưng hôm nay được xem lại vẫn giữ vẹn nguyên cảm xúc rất xúc động. Xin cảm ơn Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân và đoàn làm phim đã đem đến cho khán giả bộ phim vô cùng giá trị. Được trực tiếp thưởng thức bộ phim trong không gian của Nhà trường đã mang đến cho các em sinh viên, học sinh thuộc thế hệ gien Z những trải nghiệm thật tuyệt vời. Chắc chắn cùng với những lời thầy cô giảng, đọc các tác phẩm văn học, việc được trực tiếp xem các tác phẩm điện ảnh kinh điển sẽ đem đến cho các em không chỉ là hiểu biết mà còn gợi mở những xúc cảm tốt đẹp, bồi dưỡng tình yêu với quê hương đất nước, tinh thần nhân văn cao đẹp”.
TS Trần Thanh Việt
Hình ảnh những người phụ nữ nơi làng chài nghèo, lam lũ, dù mang trên mình bao nỗi đau thể xác và tinh thần do chiến tranh để lại nhưng họ không than phiền, oán giận, bi quan mà trái lại vẫn tràn đầy tình yêu và niềm hi vọng vào cuộc sống mới, dám yêu và khát khao được yêu! Phim chính là đời, nghệ thuật bắt nguồn từ chất liệu chân thực của cuộc sống. Đời cát thêm một lần nữa khắc hoạ, tôn vinh vẻ đẹp của những hạt cát vô danh nhưng lấp lánh, hay chính là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam dung dị mà cao đẹp! “Và đây cũng chính là cơ duyên mà BCH Công đoàn Trường và Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học lựa chọn chiếu bộ phim như một lời tri ân, lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công tới tất cả các nữ cán bộ, nữ sinh viên, nữ học sinh của VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
nhân kỉ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10” – PGS.TS Hoàng Cẩm Giang (Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học – đơn vị đồng tổ chức và thiết kế nội dung sự kiện) chia sẻ.
PGS.TS Hoàng Cẩm Giang
Khép lại buổi chiếu phim và toạ đàm, TS Ngô Thị Kiều Oanh (Chủ tịch CĐ Trường) một lần nữa cảm ơn sâu sắc đến Đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân, TS Nguyễn Thị Thu Hà cùng rất nhiều thầy cô của Trường ĐHKHX&NV đã tham dự và chia sẻ với sinh viên những nhận định rất sâu sắc. Trong thời gian tới, Công đoàn Nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, tạo điều kiện cho các giảng viên, sinh viên có điều kiện tìm hiểu thêm về những tác phẩm văn học, nghệ thuật của Việt Nam, phục vụ công việc học tập, nghiên cứu của mình”.
TS Ngô Thị Kiều Oanh
Theo thông tin từ Ban tổ chức ngay sau buổi chiếu phim hôm nay, ngày 18/10 cũng tại Hội trường này, Công đoàn sẽ tổ chức buổi chiếu phim Những đứa trẻ trong sương và gặp gỡ giao lưu với đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Một số hình ảnh tại Toạ đàm