Tham dự Hội nghị có lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và nhiều bộ ban ngành: Đồng chí Lê Quốc Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đồng chí Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng nhiều vị khách quý đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội,…
Về phía Đại học Quốc gia Hà Nội có Đồng chí Lê Quân (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội).
Về phía trường ĐHKHXH&NV có GS.TS Phùng Hữu Phú, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo; toàn thể Ban lãnh đạo đương nhiệm và nguyên lãnh đạo Nhà trường; đại diện Ban chủ nhiệm tất cả Khoa/bộ môn trong trường.
Sự kiện thu hút sự quan tâm của các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và Hà Nội đến dự và đưa tin.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Trường ĐHKHXH&NV có truyền thống lâu đời, nơi đào tạo ra rất nhiều nhà khoa học, chính trị gia, nhà giáo nổi tiếng đóng góp rất lớn cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Trường ĐHKHXH&NV hiện nay cũng là một trong hai đơn vị đào tạo chính quy, bài bản về báo chí và truyền thông của cả nước. Trong 30 năm qua (từ khi chính thức thành lập đơn vị đào tạo báo chí), cùng với các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông cả nước, nhà trường không ngừng nghiên cứu đổi mới, sáng tạo, cập nhật, áp dụng những kỹ năng, kiến thức mới, hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng phóng viên báo chí, truyền thông góp phần đáng kể vào sự phát triển, trưởng thành, vững vàng của đội ngũ báo chí, truyền thông của cả nước.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
)
Hôm nay, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo TƯ đến làm việc với Nhà trường muốn lắng nghe báo cáo cũng như ý kiến đề xuất cụ thể từ một đơn vị đào tạo về báo chí truyền thông, cũng như trao đổi từ phía các bộ ngành, cơ quan quản lí để cùng đưa ra các giải pháp quản lí và phát triển ngành báo chí thực sự chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn.
Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn cảm ơn và nồng nhiệt chào đón đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và các đồng chí đại diện bộ ban ngành về thăm trường. Sự kiện này không chỉ là một dấu mốc quan trọng, mà còn thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Trường ĐHKHXH&NV, đặc biệt trong công tác báo chí, xuất bản, truyền thông.
Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hoàng Anh Tuấn báo cáo tại buổi làm việc
Trường ĐHKHXH&NV (VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
) là một thành viên nòng cột của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng của xã hội, tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là công tác báo chí, xuất bản và truyền thông, ngày càng có vai trò hết sức quan trọng. Với sự thay đổi liên tục của bức tranh chính trị toàn cầu, truyền thông chính trị không chỉ trở thành công cụ truyền tải thông tin, mà còn là lực lượng quan trọng ảnh hưởng tới ý thức và hành động của cộng đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội đã không ngừng nỗ lực và đầu tư trong việc đào tạo và nghiên cứu. Trường đã thành lập Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, một trong hai cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về báo chí truyền thông tại Việt Nam, trong những năm qua đã có sự phát triển, hội nhập mạnh mẽ. Đặc biệt là Trường ĐHKHXH&NV đang thúc đẩy chương trình hợp tác toàn diện với Đại học Wiên và Tòa soạn Wienner Zeitung (Cộng hòa Áo) mở các chương trình liên kết về đào tạo báo chí truyền thông quốc tế.
Trong Báo cáo về công tác đào tạo báo chí, Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương nhấn mạnh: truyền thông, báo chí là vũ khí sắc bén trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bộ phận cấu thành quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng; đồng thời là kênh truyền thông thay đổi nhận thức, tình cảm, thái độ, hành động của công chúng. Để hoàn thành sứ mệnh đó, đội ngũ làm báo chí, truyền thông cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, có kiến thức chiều sâu văn hóa và hiểu biết xã hội toàn diện, có kỹ năng nghiệp vụ báo chí truyền thông, công nghệ truyền thông hiện đại.
Hiện nay, Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông của trường ĐHKHXH&NV có 2 chương trình cử nhân (Báo chí & QHCC); 3 chương trình Thạc sỹ; 1 chương trình Tiến sỹ. Bên cạnh đó có nhiều chương trình ngắn hạn, chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí truyền thông trong cả nước. Trong thời gian tới Viện mở rộng triển khai một số chương trình đào tạo về Chính trị & Truyền thông quốc tế/Báo chí truyền thông số… Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao của Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đã trang bị hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại giúp cho sinh viên có thể vừa học lí thuyết vừa thực hành nghiệp vụ ngay tại trường: phòng quay ảo, studio,…
Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương chia sẻ: Trong nhiều năm qua, ngành báo chí và truyền thông của Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của người học, phụ huynh, học sinh. Hàng năm, đông đảo học sinh đăng kí tuyển sinh và chuẩn đầu vào bao giờ cũng là ở tốp cao nhất cả nước.
Từ thành tựu và một số khó khăn, tồn tại trong thực tiễn đào tạo về công tác báo chí, truyền thông của Nhà trường, PGS.TS Đặng Thu Hương kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương cần ban hành văn bản chỉ đạo định hướng chiến lược cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực BCTT; tạo cơ chế, chính sách để Hội đồng tư vấn chính sách của Trường ĐH KHXH &NV được báo cáo trực tiếp, tham mưu, giúp cho Ban Tuyên giáo Trung ương trong công tác xây dựng chính trị, tư tưởng, đạo đức; chủ trương quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực lý luận chính trị, báo chí, truyền thông… Hội Nhà báo, Hội Xuất bản, các Hội nghề nghiệp liên quan và các cơ quan báo chí có cơ chế phối hợp, đồng hành, hỗ trợ cơ sở đào tạo từ việc xây dựng chuẩn đầu ra, nội dung chương trình đào tạo, đến tham gia đào tạo, tiếp nhận SV thực tập và làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh chia sẻ: Từng là cựu sinh viên, và có thời gian dài tham gia công tác đào tạo của Viện Báo, bản thân tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực và thành tựu trong việc phát triển công tác đào tạo về báo chí, truyền thông. Sinh viên được đào tạo từ Nhà trường đều có chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề. Tuy nhiên, có thực tế nhiều sinh viên báo chí tốt nghiệp loại khá giỏi nhưng đến khi đi làm cơ quan tuyển dụng phải đào tạo lại ít nhất 6 tháng . Vì vậy, Nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa các đơn vị đào tạo và các cơ quan thông tấn báo chí mở rộng cơ hội thực hành, thực tập cho sinh viên ngay từ năm thứ hai.
Báo chí hiện đại nền báo chí công nghệ, báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ; phóng viên, nhà báo bên cạnh những kĩ năng nghiệp vụ truyền thống cần phải có kĩ năng lập trình, social media, truyền thống số. CTĐT của Nhà trường cần phải bổ sung những học phần trang bị cho sinh viên về những kĩ năng này.
Ông Tống Văn Thanh (Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương): Trường có truyền thống đào tạo uy tín hàng đầu của đất nước với đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học mẫu mực trong lĩnh vực báo chí truyền thông; chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay sau khi ra trường khá cao.
Ông Tống Văn Thanh đánh giá cao thành tựu và vị thế của Trường ĐHKHXH&NV trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực báo chí truyền thông của cả nước
Tuy nhiên, thời lượng dành cho thực hành trong CTĐT, số lượng bài viết của sinh viên được đăng trên các cơ quan báo chí, truyền thông còn thấp. Trong thời gian tới, trong CTĐT cần có những nội dung đào tạo chuyên sâu về pháp luật báo chí quốc tế, quy định của nhà nước, về đạo đức báo chí, góp phần đào tạo ra các nhà báo tinh thông nghiệp vụ và đủ bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp để đưa tin một cách chuẩn mực, xác thực và giàu tính nhân văn, tăng cường liên kết cơ quan báo chí tăng cường kĩ năng tác nghiệp.
Bà Đinh Thị Mai, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương: Số lượng công trình nghiên cứu chuyên sâu có tính tư vấn chính sách cho các cơ quan quản lí nhà nước về công tác báo chí truyền thông còn khá hạn chế. Trong thời gian tới, mong Nhà trường quan tâm hơn về vấn đề này.
Ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: Gắn kết các cơ sở với thị trường lao động, xác định rõ yêu cầu của vị trí việc làm (phóng viên, biên tập viên, nhà báo) về chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng nhằm đáp ứng tốt với nhu cầu của xã hội
Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ cũng đề xuất: Có thể tổ chức giải báo chí cho các sinh viên ngành báo để thúc đẩy sinh viên tích cực tham gia thực hành làm nghề ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý: Trong thời gian tới, Nhà trường cần quan tâm đến cập nhật cho sinh viên về những định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, quy định của phát luật, hướng dẫn mới nhất của bộ ban ngành liên quan đến lĩnh vực báo chí truyền thông.
GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo của Nhà trường chia sẻ: trong quá trình phát triển của Nhà trường, lĩnh vực báo chí và truyền thông luôn được Lãnh đạo Nhà trường hết sức quan tâm, giành ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ chuyên gia, giảng viên.
Báo chí của Trường ĐHKHXH&NV là nền báo chí được xây dựng trên nền tảng tri thức nhân văn, tích hợp kiến thức nhiều ngành khoa học cơ bản: văn học, sử học, chính trị, khoa học quản lí,… Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Báo chí của trường Nhân văn Hà Nội vừa có kiến thức nền tảng sâu sắc, thông minh, năng động vừa đạo đức tốt. Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông của Trường cũng thu hút đội ngũ đông đảo các chuyên gia đầu ngành, nhà báo lớn, danh tiếng tham gia giảng dạy, bỗi dưỡng cho sinh viên. Báo chí truyền thông là quyền lực đặc biệt, cần được quản lí tốt để phát huy thật tốt mặt tích cực, hoàn thành đúng sứ mệnh của mình.
Thay mặt Ban Lãnh đạo ĐHQGHN, Giám đốc Lê Quân gửi lời cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo, ủng hộ của Ban Tuyên giáo TƯ dành cho ĐHQGHN cũng như trường ĐHKHXH&NV trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, Trường ĐHKHXH&NV tiến hành tái cấu trúc CTĐT rất mạnh, tuyển sinh đảm bảo chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sinh viên đầu vào cao. Lĩnh vực báo chí truyền thông rất được lãnh đạo ĐHQGHN quan tâm, ưu tiên đầu tư xây dựng một trung tâm thực hành nghiệp vụ báo chí hiện đại tại trường. Trong thời gian tới, Trường ĐHKHXH&NV phát huy tốt thế mạnh của mình, mở rộng các ngành mang tính ứng dụng cao, hiện đại, hội nhập đáp ứng nhu cầu của xã hội rất cần sự ủng hộ của Ban Tuyên giáo Trung ương, bộ ban ngành, đặt hàng nhiều nhiệm vụ, ưu tiên về cơ chế và nguồn lực phát triển.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân phát biểu
Kết luận tại buổi làm việc, Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định va đánh giá cao những kết quả mà Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua. Trường ĐHKHXH&NV có về dày truyền thống lịch sử, luôn giữ vị thế là một trong những đơn vị hàng đầu cả nước đào tạo về các ngành KHXH&NV, nơi đào tạo rất nhiều chính trị gia, nhà khoa học, nhà quản lí nổi tiếng cho đất nước.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh mới Nhà trường tích cực đổi mối trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, đóng góp rất lớn đối với sự nghiệp báo chí trong các thời kì. Uy tín, thương hiệu của Trường ĐHKHXH&NV được người học, các cơ quan tuyển dụng lao động đánh giá cao. Thành tựu được thể hiện trên nhiều mặt: CTĐT xây dựng khoa học, hợp lí, chủ động cập nhật bổ sung theo hướng hiện đại, cân đối giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức. Đội ngũ nhà giáo rất tâm huyết, chuyên môn nghiệp vụ trình độ cao.
Một số kiến nghị từ phía Nhà trường, Ban Tuyên giáo TƯ tiếp thu, nghiên cứu để cùng với các cơ quan chuyên môn, bộ ban ngành xây dựng, ban hành chính sách hợp lí nhằm quản lí, phát triển tốt sự nghiệp báo chí, truyền thông, trong đó có công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này.
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với định hướng phát triển VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
trở thành một trung tâm đào tạo chất lượng cao; cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, tư vấn chính sách; tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo, phóng viên, người làm công tác báo chí, truyền thông trong cả nước. Để thực hiện định hướng đó, trong thời gian tới nhà trường cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức, bản lĩnh chính trị tư tưởng cho đội ngũ làm báo chí, truyền thông ngay trong CTĐT cho sinh viên và cả khi đã ra trường, làm việc trong các cơ quan báo chí; tăng cường gắn kết với các cơ quan báo chí trong và ngoài nước tăng cường thực hành, bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
“Các bộ ban ngành liên quan cần nắm được nhu cầu nguồn nhân lực, khắc phục việc đào tạo tràn lan, chất lượng kém, nhiều người được đào tạo ngành báo chí nhưng không đủ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình. Trong bối cảnh chuyển số diễn ra mạnh mẽ, phát triển khoa học công nghệ, công tác đào tạo báo chí cần phải đổi mới để thích ứng, bắt kịp với xu thế mới” - Trưởng ban Tuyên giáo TƯ nhấn mạnh.
Sau buổi làm hôm nay, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ đề nghị các bộ ban ngành cùng chung tay để xây dựng chiến lược chung phát triển công tác báo chí truyền thông trong thời gian tới phù hợp với tình hình mới, xây dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo chí, truyền thông. Phải có khung chương trình chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đòi hỏi thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện đại chúng ta mới có được nguồn nhân lực tốt, ngang tầm nhiệm vụ.
Thay mặt Ban Lãnh đạo VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn một lần nữa bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đã luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với Nhà trường. Ý kiến phát biểu của Đồng chí đã chỉ ra những định hướng mang tính chiến lược, giải pháp căn cốt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KHXH&NV nói chung, báo chí, truyền thông nói riêng.
Ban Lãnh đạo Nhà trường nghiêm túc tiếp thu và có những điều chỉnh trong thời gian tới theo hướng: Cam kết giữ vững chất lượng, tăng cường gắn kết công tác đào tạo với các tòa soạn báo, cơ quan trong lĩnh vực báo chí để tăng đào tạo kĩ năng cho sinh viên, người học. Nhà trường là đầu mối phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác để đào tạo kĩ năng nghiệp vụ cho đội ngũ các nhà làm báo cả nước.