Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Ngành học Hàn Quốc có gì "hot" mà tới 35 trường đại học tham gia đào tạo?

Thứ năm - 18/03/2021 22:54
Dân trí - Hiện có tới 35 trường đại học của Việt Nam chính thức đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học - tốc độ và quy mô đào tạo này được đánh giá là lớn nhất trong khu vực.
Ngành học Hàn Quốc có gì hot mà tới 35 trường đại học tham gia đào tạo? - 1
Ngành Hàn Quốc học luôn thu hút thí sinh trong mấy năm trở lại đây (Ảnh minh họa)

Mở ngành học đáp ứng nhu cầu

Trong hơn  25 năm  qua, Hàn Quốc đã nỗ lực và thành công trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia tại Việt Nam, nhờ đó, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc chỉ trong thời gian ngắn đã được nâng tầm lên thành mối quan hệ "Đối tác hợp tác chiến lược".

Hàn Quốc cũng vươn lên trở thành  nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam... Cùng với tốc độ phát triển của quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa giữa hai nước, hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Hàn Quốc được đông  đảo người dân Việt Nam biết đến và yêu mến.

Ngành đào tạo về Hàn Quốc tại Việt Nam, theo đó cũng phát  triển nhanh  chóng  trên quy mô cả nước. Hiện có tới 35 trường đại học của Việt Nam chính thức đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học - tốc độ và quy mô đào tạo này được đánh giá là lớn nhất trong khu vực như trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH QGHN, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH QGTP.HCM, ĐH Ngoại ngữ- ĐH QGHN, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ- tin học Tp.HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Bà Rịa Vũng Tài, ĐH Lạc Hồng, ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Kinh tế Tài chính, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Sư phạm Tp.HCM...

Nói về nguyên nhân khiến nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và học tập các ngành  liên quan đến Hàn Quốc ở Việt Nam ngày càng tăng, TS. Lưu Tuấn Anh - Trưởng Bộ môn Hàn Quốc học, Khoa Đông phương học cho biết: "Kỳ tích sông Hàn" trong những năm 1960 - 1980 chính là nguồn cảm hứng cho các quốc gia vừa và nhỏ đang tìm kiếm kinh nghiệm để phát triển đất nước trong bối cảnh mới.

Sau khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, mối quan  hệ của hai nước ngày càng khởi sắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, giáo dục và giao lưu văn hóa... Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam liên tục tăng về quy mô và số lượng.

Bên cạnh đó còn phải kể đến thành  công của việc quảng bá văn hóa Hàn Quốc thông  qua làn sóng Hallyu tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. Tất cả những điều này đã nhanh chóng vun đắp nên một mối quan hệ phát triển vượt bậc khiến nhu cầu tìm hiểu về Hàn Quốc của người Việt tăng cao.

 Đáp ứng  nhu  cầu  này, Hàn Quốc học  ra đời, là ngành  khoa học đào tạo và nghiên  cứu về đất nước, con người Hàn Quốc, cung cấp cho Việt Nam những chuyên gia không những thành thạo tiếng Hàn mà còn nắm vững kiến thức tổng hợp về Hàn Quốc, có các kỹ năng cần thiết để nghiên cứu, giải quyết công việc liên quan đến Hàn Quốc".

Là một trong những đơn vị đào tạo Hàn Quốc học đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1993, ngay sau khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Bộ môn Hàn Quốc học thuộc Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội  được coi là đơn vị đi đầu và có uy tín cao trong đào tạo Hàn Quốc học với tư cách là một ngành khoa học về đất nước học và khu vực học.

Chương trình  đào  tạo  Hàn Quốc học  tại Trường ĐHKHXH&NV cung cấp những kiến thức cơ bản về khu vực học và Hàn Quốc học, trong đó tập trung trang bị cho sinh viên trình độ tiếng Hàn cao cấp (tương đương trình độ cấp 5 theo bảng đánh giá năng lực tiếng Hàn 6 cấp hiện nay) và hệ thống các kiến thức chuyên ngành Hàn Quốc học: lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội... của Hàn Quốc.

Sinh viên cũng được trang bị kiến thức theo nhóm ngành  đào  tạo  về Hàn Quốc, cơ bản  xoay quanh ngôn ngữ - tiếng Hàn. Khối kiến thức này giúp người học hiểu được tiếng Hàn với các vấn đề về lí thuyết chuyên  sâu, từ đó mở rộng ra các kiến thức về học thuật; vận dụng được kiến thức tiếng Hàn học thuật đó vào trong công việc chuyên môn, nâng cao trình độ tiếng Hàn, khai thác tài liệu ở các lĩnh vực chuyên ngành  lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, các lĩnh vực mang  tính hướng  nghiệp  để phục  vụ cho công việc sau này.

"Về kiến thức ngành, sinh viên sẽ phân tích được các kiến thức cơ bản, tổng  quan  chung  mang  tính đa ngành  và liên ngành  về Hàn Quốc như địa lí, lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế trong lịch sử và hiện tại, đối chiếu với trường hợp của Việt Nam, của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; xây dựng, quản lí và điều hành được các hoạt động chuyên  môn liên quan  đến  Hàn Quốc học như đào tạo, xây dựng  chương  trình tọa đàm, đề án nghiên cứu cho các mảng  ngôn  ngữ, văn hóa, các chương trình quảng bá, phân tích chiến lược kinh doanh, điều tra xã hội có liên quan đến Hàn Quốc", TS. Lưu Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị các kĩ năng về chuyên môn, nghiệp  vụ liên quan đến Hàn Quốc học cùng các kĩ năng mềm khác như kĩ năng tư duy và giải quyết vấn đề; kĩ năng tổng hợp và phân tích dữ liệu, thông tin; kỹ năng thích nghi với sự thay đổi môi trường  sống và làm việc; kỹ năng  sắp xếp kế hoạch, công việc khoa học và hợp lí; kĩ năng hoàn thành công việc dưới áp lực về tâm lí, áp lực thời gian; kỹ năng làm việc theo nhóm...

 

Ngành học Hàn Quốc có gì hot mà tới 35 trường đại học tham gia đào tạo? - 2

Những bộ phim lãng mạn của Hàn Quốc luôn được giới trẻ yêu thích (Ảnh minh họa)

Tương lai nghề nghiệp rộng mở

Theo TS. Lưu Tuấn Anh, vị trí việc làm mà sinh viên có thể  đảm  nhiệm  sau khi tốt  nghiệp  rất đa dạng: nghiên  cứu viên, giảng  viên, chuyên  viên hay biên  -  phiên  dịch viên của các cơ quan  chính phủ, viện nghiên cứu, tổ chức về văn hóa, giáo dục, ngoại giao, thương  mại; thư kí văn phòng/trợ lí đối ngoại tại các cơ quan Nhà nước, văn phòng các công ty Hàn Quốc, công ty liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc có liên quan đến Hàn Quốc hay tiếng Hàn; biên tập viên tại các nhà xuất bản có ấn phẩm tiếng Hàn...

Những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng sinh viên học Hàn Quốc học và biết tiếng Hàn ngày càng cao do có nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam như Samsung, LG, Hyundai... Tiêu chí để các doanh nghiệp tuyển chọn nhân sự không chỉ là ngoại ngữ - tiếng Hàn mà còn là tri thức tổng  hợp về Hàn Quốc, đó lại là thế mạnh của sinh viên tốt nghiệp Hàn Quốc học của Trường ĐHKHXH&NV.

"Thực tế từ nhiều năm  qua  cho  thấy, ngay  từ năm  thứ  3, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã nhận sinh viên của Khoa vào làm việc part time; đến năm thứ 4 và khi tốt nghiệp, hầu như 100% sinh viên đều nhanh chóng có việc làm", TS. Lưu Tuấn Anh cho biết.

Nhận định về tương lai của sinh viên ngành  Hàn Quốc học, TS. Lưu Tuấn Anh cho rằng: "Năm 2017, với chính sách "Phương Nam mới" của chính quyền tổng thống Moon Jae-in, Hàn Quốc đã tăng cường hợp tác với các quốc gia ASEAN, lấy Việt Nam làm trung tâm, trở thành cánh cửa đưa Hàn Quốc đến với các quốc gia Đông Nam Á. Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước hơn bao giờ hết càng trở nên phát triển. Điều này là minh chứng cho thấy sự ổn định và gắn bó lâu dài trong mối quan  hệ giữa hai quốc gia. Do đó, chọn ngành Hàn Quốc học là sinh viên đã lựa chọn cho mình một tương lai nghề nghiệp phát triển và bền vững".

Tác giả: Lâm Tùng

Nguồn tin: dantri.com.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây