Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo và giảng viên hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học trong toàn quốc (ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Fulbright Việt Nam, Trường ĐH Phenikaa, Trường ĐH Gia Định, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông, Trường ĐH Hải Dương, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM…). Đây là diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất sáng kiến, đổi mới trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của các bộ tiêu chuẩn kiểm định trong nước và quốc tế
Hội thảo đảm bảo chất lượng hoạt động đào tạo được chia làm 04 phiên, gồm:
- Phiên tổng thể
- Phiên song song 1: Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo
- Phiên song song 2: Dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Phiên song song 3: Tự chủ đại học, văn hóa chất lượng
Nâng cao chất lượng hoạt động đối sánh trước yêu cầu ngày càng cao về đảm bảo chất lượng giáo dục
Nghiên cứu về chính sách và thực tiễn trong việc đối sánh chất lượng giữa các cơ sở giáo dục tại Việt Nam, TS. Phạm Huy Cường (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) tổng quan các tiếp cận đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đã được áp dụng trong giáo dục đại học trên thế giới cũng như Việt Nam, nhấn mạnh bên cạnh các mô hình đảm bảo chất lượng như kiểm định (accreditation), đánh giá (assessment), kiểm toán (auditing), xếp hạng (ranking), đánh giá chất lượng qua phản hồi các bên liên quan (survey), chứng nhận (licensing) thì so chuẩn, đối sánh (benchmarking) là một trong các tiếp cận được vận dụng phổ biến và cho thấy hiệu quả cụ thể đối với các cơ sở giáo dục.
Thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam phản ánh cơ chế kiểm định chất lượng đang là công cụ đảm bảo chất lượng chủ yếu (Nguyễn Hữu Cương và cộng sự, 2019), các tiếp cận khác, bao gồm chứng nhận, đánh giá chất lượng qua phản hồi của các bên liên quan, xếp hạng đại học cũng như so chuẩn, đối sánh cũng đã được từng bước triển khai từ cấp độ chính sách đến thực tiễn, tuy nhiên tính hệ thống, sự thống nhất và tính hiệu quả còn đặt ra yêu cầu xem xét, thảo luận cải tiến một cách cấp thiết.
Từ các phân tích chính sách, bản tham luận của nhóm tác giả thuộc Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN (Phạm Huy Cường, Đặng Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Hồng) đã đánh giá thực tiễn kinh nghiệm đối sánh trong và giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam nói chung và giữa hai cơ sở giáo dục hàng đầu về khoa học xã hội và nhân văn nói riêng từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đối sánh trước yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ngày càng cao trong bối cảnh tự chủ đại học.
TS. Phạm Huy Cường (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) trình bày tham luận tại hội thảo
Tại phiên thảo luận với chủ đề “Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo”, các nhà khoa học đã trình bày tham luận về vấn đề nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo (CTĐT) tại các trường đại học, vấn đề giám sát CTĐT trong hoạt động rà soát, cải tiến CTĐT; mối quan hệ giữa điểm số các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động đào tạo trong kết quả đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn MOET với thứ hạng trên VNUR 2024 của các trường đại học Việt Nam.
Theo PGS.TS. Bùi Thành Nam - Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, hệ thống đảm bảo chất lượng của CTĐT đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học. Đề cập đến các hoạt động đang thực hiện về xây dựng, rà soát, điều chỉnh, cải tiến chất lượng CTĐT và đề xuất xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các CTĐT tạo tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, PGS.TS. Bùi Thành Nam nhấn mạnh, hệ thống này được xây dựng dựa trên sứ mệnh, chiến lược, mục tiêu phát triển và yêu cầu của các bên liên quan để đảm bảo chất lượng đầu vào, quy trình đào tạo, chất lượng đầu ra và quy trình cải tiến chất lượng sau đánh giá. Ngoài ra, hệ thống này hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo chu trình PDCA phát huy tác dụng trong việc quản lý chất lượng.
Sự cần thiết của hoạt động giám sát CTĐT và chuyển đổi số trong giáo dục đại học
Theo TS. Cao Thị Châu Thủy (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HCM), rà soát, cải tiến CTĐT là hoạt động cần phải được thực hiện để đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hiện nay, các trường Đại học có những công cụ như: các quy định, quy trình, chính sách, phần mềm ... để thực hiện quản lý đảm bảo chất lượng CTĐT. Tuy nhiên, thực trạng trong đào tạo Sau đại học, Trường Đại học A cho thấy, công cụ là điều kiện tất yếu nhưng chưa đủ để hoàn thiện hoạt động rà soát, cải tiến CTĐT, còn nhiều khía cạnh cần được quan tâm và làm rõ như: năng lực phát triển chương trình đào tạo của quản lý cấp khoa; vai trò, nhiệm vụ của các bên liên quan đến phát triển CTĐT...
Dựa trên các kết quả nghiên cứu thực trạng, các nhà khoa học nhận thấy “Hoạt động giám sát CTĐT” cần được đề xuất để hỗ trợ việc đạt được mục tiêu rà soát, cải tiến CTĐT; hỗ trợ cho việc quản lý đảm bảo chất lượng CTĐT. “Hoạt động giám sát CTĐT không chỉ đơn thuần là một công việc quản lý hành chính mà cần được xem như một công cụ đắc lực để cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan và phù hợp với sự phát triển của giáo dục đại học” - TS. Cao Thị Châu Thủy nhấn mạnh.
Nghiên cứu về lựa chọn phương pháp kiểm tra kết quả học tập và mô hình đo lường mức đạt chuẩn đầu ra của CTĐT, nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Phenikaa (TS. Nguyễn Văn Hùng, TS. Mai Xuân Tráng, TS. Phạm Tiến Lâm, ThS. Nguyễn Hải Anh) cho biết, thông qua việc phân tích phương pháp kiểm tra kết quả học tập phù hợp với thang đo Bloom cho thấy sự đa dạng và linh hoạt trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập đáp ứng chuẩn đầu ra.
Ngoài ra, nhóm tác giả đã giới thiệu bài học thực tế về kết quả đo lường mức đạt chuẩn đầu ra thỏa mãn yêu cầu của các bộ kiểm định chất lượng cấp trình trình của quốc tế như ABET, FIBAA, AUN-QA; đưa ra mô hình đo lường mức đạt chuẩn đầu ra đã được sử dụng thành công trong kiểm định chất lượng CTĐT theo bộ tiêu chuẩn quốc tế để các cơ sở giáo dục có thể tham khảo.
Từ các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đề xuất: việc lựa chọn phương pháp đo lường mức đạt chuẩn đầu ra cần phù hợp với thang đo Bloom. Cải tiến CTĐT là quá trình liên tục và khép kín với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan của chương trình. Quy trình 4 giai đoạn trong việc đánh giá, đo lường và cải tiến cho thấy mức đạt chuẩn đầu ra của người học được cải thiện đáng kể.
Nhóm tác giả Nguyễn Văn Hồng, Đào Minh Quân (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) nhấn mạnh, trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giáo dục đại học với nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực, triển khai nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hợp tác quốc tế, sẽ giữ vai trò tiên phong trong việc chuyển đổi số (CĐS) để góp phần thực hiện thành công chiến lược CĐS quốc gia.
Để triển khai thành công quá trình chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động đào tạo thì rất cần các cơ sở giáo dục đại học nói chung xác định được các điều kiện đảm bảo cho quá trình này diễn ra cũng như cân nhắc, lựa chọn các giải pháp phù hợp với đặc thù của mỗi cơ sở đào tạo.
TS Hoàng Mai Khanh (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM) trình bày báo cáo tại Hội thảo
Các diễn giả đã đề xuất một số định hướng và giải pháp để triển khai hiệu quả hoạt động CĐS, trong đó các trường ĐH cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết cho CĐS, đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số, nền tảng và dữ liệu số và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số cho cán bộ, giảng viên và sinh viên, tập trung vào kết nối, tương tác và an toàn bảo mật thông tin.
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Phó Hiệu trưởng trường Đại học KHKHXH&NV) phát biểu tổng kết phiên thảo luận
Đoàn công tác của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN tham dự hội thảo tại TP.HCM
Tin bài liên quan:
Cải tiến chất lượng liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội
Kiểm định chất lượng 03 CTĐT chuẩn trình độ đại học: Văn hóa chất lượng là giá trị cốt lõi của VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
Tập huấn nâng cao năng lực triển khai công tác xếp hạng đại học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN