Trong không khí ấm cúng, trang trọng của Lễ kỉ niệm, Bộ môn Hán Nôm vinh dự được đón PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh (Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội), PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Thượng toạ Thích Đức Thiện (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam); PGS.TS Nguyễn Hiệu (Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng các vị khách quý đại diện cho các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học; các cán bộ, giảng viên lão thành; gần 400 cựu sinh viên, sinh viên các khóa đã và đang học tập tại trường.
Thay mặt các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên đang học tập tại Bộ môn Hán Nôm, TS. Đinh Thanh Hiếu (Trưởng bộ môn Hán Nôm) trong diễn văn điểm lại quá trình 50 năm hình thành và phát triển của ngành, bày tỏ niềm tự hào về sứ mệnh của ngành Hán Nôm là đào tạo đội ngũ những người làm công tác Hán Nôm vừa tinh thông chữ Hán, chữ Nôm, vừa nắm vững các phương pháp nghiên cứu Hán Nôm chuyên ngành và liên ngành hiện đại; có khả năng khai thác và giới thiệu các giá trị của văn hoá truyền thống, trực tiếp góp phần đảm bảo sự liên tục về văn hoá giữa truyền thống và hiện đại. Lễ kỉ niệm là dịp để thầy và trò cùng nhìn lại những thành tựu của ngành là rất đáng ghi nhận, rất đỗi tự hào và có cơ sở để tin tưởng vào triển vọng của ngành trong tương lai, nhưng cũng cần nhận thấy những bất cập và những thách thức của ngành trong bối cảnh và điều kiện mới, để phấn đấu, tiếp tục phát triển ngành cho xứng đáng với sự tin cậy của xã hội và công lao triệu bồi của các thế hệ tiền bối. Có thể nói với gốc rễ vững bền là tri thức hàng nghìn năm của cha ông, thành tựu 50 xây dựng và trưởng thành, cùng với quan tâm, ưu ái của các cấp lãnh đạo, sự tâm huyết của các thầy cô và sự trân trọng của các thế hệ sinh viên, ngành Hán Nôm của trường ĐHKHXH&NV sẽ ngày càng phát triển.
TS Đinh Thanh Hiếu (Trưởng Bộ môn Hán Nôm) rất xúc động khi được chứng kiến sự quan tâm của đông đảo các vị lãnh đạo, các thầy cô giáo, cựu sinh viên và sinh viên của Nhà trường về chung vui trong ngày Lễ kỉ niệm thành lập ngành
TS Đinh Thanh Hiếu thay mặt Bộ môn Hán Nôm tặng thư pháp (do chính thầy và trò của Bộ môn thực hiện) cho Nhà trường
Đại diện Ban Lãnh đạo Nhà trường, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chúng tôi ý thức được rằng: Hán Nôm là một trong những ngành học mang tính “đặc sản” của Nhà trường. Chúng tôi tự hào, trân quý những thành tựu đã gây dựng trong suốt nửa thế kỉ qua và xác định rằng: Việc phát triển ngành học này, đưa ngành học đến gần hơn với đời sống xã hội đương đại để góp phần kết nối các giá trị văn hóa truyền thống với con người hiện tại, không chỉ là trách nhiệm nhìn từ phương diện quản lý đào tạo của Nhà trường, mà hơn hết còn thể hiện trách nhiệm quốc gia của một đơn vị đào tạo hàng đầu lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước.
Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn khẳng định Nhà trường sẽ luôn quan tâm và có đầu tư tương xứng để ngành Hán Nôm tiếp tục duy trì và hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đi đầu trong hệ thống các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Hán Nôm tại Việt Nam
Là một trong những nhà giáo lão thành, thế hệ khai mở ngành Hán Nôm thuộc trường Đại học Tổng hợp, khi chia sẻ tại Lễ kỉ niệm PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh thể hiện vui mừng trước sự phát triển của ngành và trưởng thành của các thế hệ giảng viên và những người làm công tác nghiên cứu Hán Nôm niện nay. Thầy cũng mong muốn rằng, trong thời gian tới Bộ môn Hán Nôm sẽ lớn mạnh hơn nữa, số sinh viên đăng kí học ngành này đông hơn nữa. Và sau khi tốt nghiệp từ ngôi trường này, các em có thể tham gia vào việc sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật, lan tỏa giá trị văn hóa hàng nghìn đời của cha ông ẩn chứa trong kho tàng Hán Nôm đồ sộ đang lưu trữ ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.
PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh (nguyên chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm) bày tỏ niềm tin và kỳ vọng vào sự phát triển của ngành với tinh thần “Văn hóa Hán Nôm”
TS Đinh Thanh Hiếu tặng bó hoa tươi thắm cũng là lời tri ân gửi tới Thầy Nguyễn Văn Thịnh và các nhà giáo lão thành đã dày công vun đắp cho những thành tựu của ngành Hán Nôm trong suốt hành trình 50 năm qua
Phát Biểu tại Lễ kỉ niệm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ niềm vui mừng khi được trở lại ngôi nhà Nhân văn, trở lại bộ môn, nơi Thầy đã từng học tập, giảng dạy và gắn bó trong nhiều năm. Bộ trưởng cũng chúc mừng những thành tựu mà ngành Hán Nôm đã đạt được trong suốt chặng đường nửa thế kỉ hình thành và phát triển, đồng thời nhấn mạnh vai trò “đặc biệt” của ngành khoa học đặc biệt – ngành Hán Nôm. Bởi đây chính là ngành đào tạo và nghiên cứu về di sản kí ức đồ sộ, giá trị văn hóa tốt đẹp được hun đúc trong hàng nghìn năm của cha ông, cầu nối văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Vì vậy cần có một một tầm nhìn chiến lược, một sự đầu tư thích đáng cho sự phát triển của ngành Hán Nôm, không chỉ vì bản thân ngành học này, không phải vì những người đang làm trong ngành này, mà vì công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) phát biểu tại Lễ kỉ niệm
Ban Giám hiệu trường ĐHKHXH&NV, Ban Lãnh đạo Khoa Văn học trao quà và chụp ảnh kỉ niệm cùng với các đồng chí lãnh đạo, các nhà giáo lão thành
Cũng tại Lễ kỉ niệm, Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học đã được nhận Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về những thành tích trong đào tạo và nghiên cứu.
PGS.TS Nguyễn Hiệu (Phó Giám đốc ĐHQGHN) trao Bằng khen của DDHQHHN cho Bộ môn Hán Nôm
Thay mặt các thế hệ cựu sinh viên của trường, PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) xúc động chia sẻ: Lựa chọn theo học và sau đó công tác trong ngành Hán Nôm với em như một mối “lương duyên tiền định”. Tại ngôi trường ĐHKHXH&NV chúng em không chỉ được các thầy cô truyền thụ những bài học quý báu, kiến thức học thuật uyên thâm, kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học mà còn là một tinh thần tận hiến, sự ân tình và cả bài học về tình người. Chúng em luôn tự hào vì đã được truyền thụ tri thức Hán Nôm, được gợi dẫn để đào sâu suy nghĩ từ các thế hệ Thầy Cô dưới mái trường này.
PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường (cựu sinh viên K44, hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm) chia sẻ: các thế hệ học trò ngành Hán Nôm nửa thế kỉ qua đã “tầm sư học đạo”, đã theo đuổi học vấn với niềm đam mê tri thức cổ điển để phát huy giá trị trong xã hội đương đại.
Nhân dịp Lễ kỉ niệm, trường ĐHKHXH&NV cũng trao 5 suất học bổng từ Học bổng Thu hút tài năng dành cho các ngành khoa học cơ bản cho sinh viên K67 (vừa mới nhập học).
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương trao Học bổng Thu hút tài năng cho các em sinh viên Khóa K67 của ngành Hán Nôm vừa mới nhập học. Đây là năm học đầu tiên Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng Học bổng này nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển các ngành khoa học cơ bản.
Hành trình 50 năm qua cũng chính là điểm tựa vững chắc, để Thầy và trò ngành Hán nôm trường ĐHKHXH&NV tiếp bước trên chặng đường hướng tới tương lai, đạt được nhiều thành công hơn nữa, khẳng định vị thế hàng đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực về ngành Hán Nôm trong cả nước.
Ngành Hán Nôm của nền đại học Việt Nam được thành lập tại Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học - game đánh chắn online đổi thưởng
- Đại học Quốc gia Hà Nội) vào năm 1972, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt nhất, với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ những người làm công tác sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, phiên dịch, khai thác di sản Hán Nôm, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hiến của dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Sự ra đời của ngành Hán Nôm ở thời điểm đó đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt và thể hiện tầm nhìn xa rộng của Đảng và Nhà nước, vì tương lai lâu dài của văn hóa và học thuật nước nhà, để tương lai không bị gián đoạn với mạch nguồn nghìn năm văn hiến của tổ tiên.
Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, Ngành Hán Nôm, thuộc Đại học KHXH & Nhân Văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội đã trở thành một trong những địa chỉ uy tín, quan trọng trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Hán nôm của cả nước, ở cả 3 cấp học: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc được định hình bởi những giá trị cốt lõi mang tính bản sắc. Ngành Hán Nôm, trường ĐHKHXH&NV tự hào góp phần giữ gìn giá trị văn hóa cốt lõi và là nhịp cầu văn hóa kết nối truyền thống và hiện đại, để mạch nguồn văn hóa dân tộc mãi mãi được lưu truyền và phát triển.
|
Các tin liên quan
-
-
-
-
-
-
-