Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Mùa Xuân của trưởng lão làng văn Hà Minh Đức

Thứ sáu - 30/06/2023 20:15
(GD&TĐ) Ở ngưỡng tuổi 90, trưởng lão làng văn Hà Minh Đức vẫn còn làm người đọc ngạc nhiên và khâm phục bút lực khi ra mắt 'Truyện ngắn tuyển' (71 truyện).
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức là tấm gương mẫu mực về lòng kiên trì lao động, phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp trồng người; ngòi bút lý luận văn nghệ sắc bén và trung thành với sự nghiệp văn hóa dân tộc; một nhà văn dày công tìm tòi và sáng tạo, đạt được nhiều thành công góp phần xây dựng nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc.
Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng: Chủ nhiệm Khoa Báo chí (nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), game đánh chắn online đổi thưởng ; Viện trưởng Viện Văn học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam); Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; Thành viên Ủy ban Giáo dục toàn quốc. Ngoài đời, ông là người ôn hòa, khiêm nhu, chan hòa, nhân ái, lạc quan sống.

Trưởng lão làng văn
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, nhà văn Hà Minh Đức sinh ngày 3/5/1935 tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông thuộc thế hệ giảng viên đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là game đánh chắn online đổi thưởng (Đại học Quốc gia Hà Nội), khi vừa tròn 22 tuổi, cho đến nay vượt ngưỡng tuổi 90. Ông đã được tặng các phần thưởng cao quý: Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Nhất.
Với hơn 70 năm liên tục giảng dạy, nghiên cứu và sáng tác, Giáo sư Hà Minh Đức đã góp phần phát triển và mở mang nền văn hóa, văn nghệ nước nhà.
Ông vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học & Công nghệ năm 2000; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, năm 2001; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Công nghệ, năm 2010. Tên ông vinh dự ghi vào danh sách: “500 nhân vật châu Á xuất sắc đầu thế kỷ 21” (Tác giả John Pellam - Diễn đàn Tiểu sử Thế giới, xuất bản, năm 2002) và sách: “2.000 học giả nổi tiếng thế kỷ 21” (Trung tâm Tiểu sử Quốc tế, xuất bản năm 2005).
Chín mươi tác phẩm là văn sản của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, nhà văn Hà Minh Đức trình làng suốt 62 năm qua (1961 - 2023), bắt đầu sự nghiệp từ “Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc” (Nghiên cứu, 1961) đến “Truyện ngắn tuyển” (2023).
Trước đây, người đọc biết đến Giáo sư Hà Minh Đức với tư cách một nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học sắc sảo và tinh tế thì từ “Đi hết một mùa Thu” (Thơ, 1999) đến nay ông lại ghi dấu ấn là một cây bút sáng tác có độ bền đáng kính trọng khi đi giữa đôi bờ văn thơ (12 tập thơ, 10 tập ký, 4 tập truyện ngắn).
Ở ngưỡng tuổi 90, trưởng lão làng văn vẫn còn làm người đọc ngạc nhiên và khâm phục bút lực khi ra mắt “Truyện ngắn tuyển” (71 truyện). Bảy mốt, con số này có thể là ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể tất nhiên - tôi suy đoán thế - với một người cẩn trọng, kỹ lưỡng và sành (từ dùng của đồng nghiệp dạy học và viết văn) như nhà văn Hà Minh Đức.
Ngụ ý của tác giả, phải chăng 71 nếu đọc ngược là 17, như dân gian nói “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” (?!). Từ ba tập truyện “Tình yêu đầu ngọn gió” (2018), “Một tình yêu chia sẻ” (2020), “Vườn khuya trăng vẫn sáng” (2022), tác giả “gom lại” 71 truyện trong tập “Truyện ngắn tuyển” (2023).
Về phương diện nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, Giáo sư Hà Minh Đức là cây bút có “duyên văn”, “cháy đến giọt cuối cùng”. Đọc “Truyện ngắn tuyển” của Giáo sư Hà Minh Đức, tôi lại thấy cái duyên ấy, sự cháy ấy vẫn còn đầy đặn, nồng nàn ở tác phẩm thứ 90 của một đời văn.
Đọc tác phẩm của Giáo sư Hà Minh Đức, từ lĩnh vực nghiên cứu, lý luận, phê bình đến sáng tác (thơ, ký, truyện), nhận thấy sự viết của nhà văn được chắt ra từ trải nghiệm sống và trải nghiệm văn hóa dày dặn, sâu rộng. Có thể nói, đó là nền tảng căn cơ của người làm văn chương.
Cuốn hồi ký “Đi tìm cái đẹp” (NXB Văn học, 2020) của ông thêm một bằng chứng cho thấy quá trình tìm kiếm, phát hiện cái đẹp (“Cái đẹp chính là đời sống”) của tác giả gắn với sự gia tăng, giàu có về cảm xúc sáng tác, song nền tảng và cội rễ của hành động viết chính là văn hóa.
Đa đoan, đa sự, đa tình
Lối văn giàu nhịp điệu tạo cho truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức sự mềm mại, sâu lắng, tinh tế khi miêu tả những sự thật tâm hồn.
Đọc truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức, tự nhiên tôi có một liên hệ bất chợt: Hà Nội là một trong những Thủ đô trên thế giới có nhiều hồ, khoảng gần 100 hồ (theo VnExpress). Hồ (tự nhiên cũng như nhân tạo) như là những “lá phổi” điều hòa khí hậu, thời tiết, tạo nên không gian xanh cho một vùng địa linh nhân kiệt có tên Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Bảy mươi mốt truyện ngắn trong tuyển truyện của Giáo sư Hà Minh Đức, như bảy mươi mốt mặt hồ trong xanh, êm đềm, nếu có lúc nào nổi sóng thì cũng chỉ gờn gợn.
Truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức, tất nhiên, không như núi cao, sông dài, biển rộng; cũng không chực phun trào như hỏa diệm sơn hay khốc liệt như sóng thần, động đất.
Có vẻ như nó nằm trong mạch tự sự trữ tình (nhiều chất thơ), được nối dài, tiếp biến thành tựu từ Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Nguyễn Thành Long, Anh Đức, Nguyễn Bản, Đỗ Chu... Nó có cái phẩm tính của năng lực điều hòa mâu thuẫn, xoa dịu những nỗi đau, cân bằng tâm thế do sự mất mát, bù đắp những thiếu hụt của lẽ đời “nhân bất thập toàn”.
Tình yêu là khối nam châm lớn tạo nên một “từ trường” rộng mở trong truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức. Đó là kiểu “một tình yêu chia sẻ”, “tình yêu đầu ngọn gió”, “chuyện tình của người lính trẻ”, “đổi đồng nát lấy tình”, “lời tỏ tình”, “một tình yêu phòng thủ”, “một tình yêu éo le”, “tình trong rơm rạ”, “mối tình đầu”, “tình yêu đến từ bao giờ”... Kể cả những truyện nhan đề không có chữ tình thì cũng lai láng tình như “Nhịp võng xe trâu”, “Trớ trêu”, “Ai cầu tài cầu tự”, “Vợ chồng cọc cạch”, “Nỗi khổ của người có số đào hoa”, “Đào hoa không bằng đào quả”, “Chuyện O Bưởi ở thôn Na”...
Tác giả là người từng trải, bặt thiệp, tinh tế, sành điệu trong trường đời, nhưng viết về tình yêu lại rất giản dị, khẽ khàng, nâng niu, cổ vũ những gì trong sáng, thiên lương, hoàn mỹ.
Tôi cứ nghĩ, tác giả theo trường phái lãng mạn chủ nghĩa, nhằm tới cái đẹp, ánh sáng, tới “thượng thanh khí’. Cũng có cái chất hoan hỉ nhưng không đến tận hoan ca khi viết về tình yêu. Có thấp thoáng sắc dục (tình dục) nhưng không phơi bày, lộn trái phần “con” mà vẫn chăm chút phần “người”.
Đọc truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức thấy rõ sự vận động của văn chương trên tiến trình/đại lộ từ thiên vị “tập thể” đến chăm chút “cá thể” và thám hiểm vào “bản thể”. Con người/nhân vật trong truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức giống như những “mảnh vỡ”.
Cả tập truyện giống như một tổng phổ những mảnh vỡ của mảnh vỡ. Con người/nhân vật trong truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức, dù ở những lập trường chính trị, địa vị xã hội, học thức, điều kiện kinh tế, giới tính dẫu có khác nhau thì cũng đều có một “vòng đồng tâm” - tình yêu.
Trong truyện ngắn, tác giả thường viết về sự dang dở của tình yêu, có thể vì thế mà gây niềm nuối tiếc cho người đọc, giống như câu thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh: “Tình mất vui khi đã vẹn câu thề/Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở...” (Ngập ngừng).
Những nhân vật trong truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức thường đa đoan, đa sự, đa tình (có lẽ vì thế mà họ càng đáng yêu) như chính “người cha tinh thần” của mình.
Chiếu rọi những sự thật tâm hồn
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức tại Văn miếu Hàn Quốc. Ảnh: Bùi Việt Thắng - NVCC.
Phải nói ngay rằng, điểm mạnh truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức không nằm ở cốt truyện (tình tiết/chi tiết gay cấn, ly kỳ, hồi hộp, mới lạ; những kết thúc ám ảnh hay những tình huống đầy kịch tính...).
Đa phần truyện chìm lặng, từ tốn, ẩn trú trong cấu tứ và văn phong - một kiểu văn giàu nhịp điệu (rythme). Tôi nghĩ, trong trường hợp này, chưa tính đến một số ít truyện pha lẫn ký (truyện ký), hay có dáng dấp tản văn, thậm chí như là thời luận văn chương.
Phần ưu trội, hấp dẫn của truyện ngắn trong tập, theo nhiều người đọc, lại ăn nhau ở phần văn hơn phần chuyện. Tôi cũng được biết, khi viết truyện ngắn, Giáo sư Hà Minh Đức thường tin cậy trao gửi văn hữu Ma Văn Kháng và sẵn sàng lắng nghe nhận xét của đồng nghiệp.
Nếu nhà văn Ma Văn Kháng có lối viết như sóng biển “dữ dội và dịu êm” thì Giáo sư Hà Minh Đức có cách đi vào lòng người theo lối “tỷ tê”. Đôi khi có vẻ như chỉ là kể những “chuyện bao đồng” (kiểu như “Người đếm cua trong lỗ”, “Trớ trêu”, “Một đêm trên tàu Thống Nhất”, “Một chuyện bất ngờ”...).
Có vẻ như tác giả thiên về tái hiện cái “tĩnh” để nói cái “động” của đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống tâm hồn con người, nhân tâm thời đại.
Lối văn giàu nhịp điệu tạo cho truyện ngắn của Giáo sư Hà Minh Đức sự mềm mại, sâu lắng, tinh tế khi miêu tả những sự thật tâm hồn. Truyện “Nhịp võng xe trâu” là một ví dụ điển hình.
Chuyến đi nhờ xe trâu của giảng viên đại học trẻ và một nữ sinh trẻ cùng về nơi trường học sơ tán trong chiến tranh. Hầu như không có biến cố lớn, chỉ có vài sự kiện bình thường trên đường đi. Bề ngoài hoàn toàn yên tĩnh. Nhưng trong nội tâm nhân vật thầy giáo trẻ có những “sóng lòng”.
Thầy đã có gia đình, vợ con đề huề. Nhưng nay (moment) kề cạnh một cái đẹp tươi non, tinh khiết, thánh thiện hiện hữu trong cô nữ sinh viên, “chàng” không thể không xao xuyến, rung rinh trước “nàng”. Cuộc đời vốn thực tế có những giây phút xao lòng, “ngoài vợ ngoài chồng”.
Nhưng nhân vật thầy giáo trong truyện không vượt quá giới hạn cho phép, không đi tận cùng cảm xúc, vì biết tiết chế bởi danh dự của một người đàn ông mực thước, chân chính. Câu chuyện một đêm đi nhờ xe trâu của hai thầy trò được tôn lên nhờ một lối văn giàu chất thơ, giàu nhịp điệu: “Càng về gần sáng khí trời càng lạnh, sương mù từ những dãy núi xung quanh tràn về phía bản làng. Dưới ánh trăng, cây cỏ như vừa sẫm tím, lại như vừa bạc trắng ra. Ông lại giục chúng tôi lên xe. Xe trâu lại chậm chạp chuyển bánh, đều đều theo nhịp võng. Sương lạnh ùa vào trong xe. Lan nép vào tôi”.
Câu văn với nhịp chậm như tương thích với nhịp chậm của con trâu vốn cũng đã “già” và “gầy”, còn cỗ xe thì cũng đã “cũ”. Người đọc có cảm giác câu văn sau được một nhà văn lãng mạn chính hiệu viết từ ngày xưa: “Chính cỗ xe nghèo đến xơ xác này đã giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn trong đêm và ru trong tôi một giấc mộng nhỏ để thấy thêm phần nên thơ và ý nghĩa cuộc đời”.
Khi nói “Văn chương là nghệ thuật ngôn từ” là rất sát thực với trường hợp viết của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, nhà văn Hà Minh Đức.

Tác giả: Bùi Việt Thắng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây