Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

Trường ĐHKHXH&NV đóng góp 7 đề tài trong Chương trình trọng điểm Quốc gia

Thứ ba - 19/10/2021 23:05
Ngày 19/10/2021, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Vụ Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ  tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình KX.01/16-20 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối với các điểm cầu tại một số viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước. Trường ĐHKHXH&NV là một trong các điểm cầu tại Hội nghị với sự chủ trì của PGS.TS Đào Thanh Trường (Phó Hiệu trưởng Nhà trường).

Hội nghị nhằm mục đích tổng kết, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được của Chương trình KX.01/16-20 trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và con người Việt Nam cũng như công tác quản lý, tổ chức thực hiện trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời nhằm trao đổi, thảo luận ý kiến chuyên gia về phương hướng hoạt động cho Chương trình giai đoạn tới.

MG 7425

Quang cảnh tại điểm cầu Trường ĐHKHXH&NV

Chương trình KX.01/16-20 là chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội nhân văn phục vụ phát triển kinh tế- xã hội” do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, được thực hiện từ 2016 đến 2020. Chương trình tích hợp 4 trụ cột nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH&NV về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người. Qua 5 năm thực hiện, 52 đề tài của Chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về các sản phẩm ứng dụng, phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các công bố trong nước và quốc tế, góp phần đào tạo hàng trăm nghiên cứu sinh, học viên cao học, nâng cao năng lực nghiên cứu cho hàng nghìn cán bộ nghiên cứu trên cả nước.

MG 7424

Hội nghị được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến

Là một thành viên trong Chương trình, Trường ĐHKHXH&NV đóng góp 07 đề tài nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao và đạt được kết quả đáng khích lệ. 03 đề tài đạt loại Xuất sắc, 04 đề tài xếp lại Đạt, 63 báo cáo khoa học các loại, 05 bài báo quốc tế, 39 bài báo trong nước, 08 cuốn sách chuyên khảo (trong đó có 01 sách chuyên khảo được xuất bản tại NXB có uy tín cao SPRINGER), đồng thời hỗ trợ đào tạo 35 thạc sĩ và 11 tiến sĩ đã thể hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo.

Đặc biệt, 07 nhiệm vụ của Nhà trường đã có 10 khuyến nghị chính sách được gửi đến các cơ quan TW, Bộ, Ban, ngành như Quốc hội, Hội đồng lý luận TW, Bộ KH&CN, Bộ GD&ĐT cũng như làm căn cứ trong xay dựng chiến lược phát triển nhiều địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu.

MG 7431

PGS.TS Đào Thanh Trường (Phó Hiệu trưởng) chủ trì điểm cầu Trường ĐHKHXH&NV

Phát biểu tại điểm cầu Trường ĐHKHXH&NV, PGS.TS Đào Thanh Trường tái nhấn mạnh nhu cầu nâng cao hơn nữa vai trò của KHXH&NV trong việc tạo dựng cơ sở khoa học, luận cứ cho các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để lĩnh vực KHXH&NV phát triển cần có sự đổi mới trong tư duy trong đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực này. Ở góc độ quốc tế, hai nhà nghiên cứu Eric Neumayer và Charles Joly đã nhận định về sự thiết yếu của KHXH, NV và nghệ thuật trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Những thách thức chính đặt ra khi chuyển đổi sang “nền kinh tế không carbon” chính là khía cạnh xã hội của công nghệ.

MG 7436

PGS.TS Đào Thanh Trường phát biểu đại diện cho Nhà trường

   Qua đó, Phó Hiệu trưởng bày tỏ kỳ vọng Trường ĐHKHXH&NV trở thành đầu mối, hình thành môi trường cho các cá nhân, tổ chức nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH&NV được kết nối và phát triển. Hiện, Nhà trường có 08 nhóm nghiên cứu mạnh đóng vai trò nền tảng để tạo ra sự kết nối, phát triển bền vững, lâu dài trong KHXH&NV. Sắp tới, Nhà trường sẽ triển khai một số ý tưởng nghiên cứu trọng tâm liên quan tới “Nghiên cứu phát triển KHXH&NV Việt Nam trong kỷ nguyên chuyển đổi số phục vụ hội nhập quốc tế, phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030” gồm:
  1. phát triển nền KHXH&NV số Việt Nam thích ứng với công cuộc chuyển đổi số phục vụ mục tiêu quốc gia gắn với tư vấn chính sách và hội nhập quốc tế;
  2. nghiên cứu phát huy các nguồn lực XHNV tương ứng với nguồn lực kinh tế tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm nâng tầm giá trị văn hóa, sức mạnh của người Việt Nam trong sự nghiệp phát triển toàn diện và bền vững;
  3. nghiên cứu xây dựng hệ sinh thái cho công bố quốc tế, tạo ra tăng trưởng đột phá về số lượng và chất lượng công bố quốc tế trong KHXH&NV, đưa Việt Nam nằm trong top 3 về công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV của khu vực ASEAN và top 10 của Châu Á vào năm 2030.

Các đề tài của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN thuộc Chương trình KX.01/16-20

1.KX.01.47/16-20, Vấn đề hiệu ứng đám đông trong quản lý phát triển xã hội Việt Nam hiện nay, PGS.TS Ngyễn Mạnh Dũng, Viện Chính sách và Quản lý

2. KX.01.48/16-20, Ứng xử của người Việt Nam hiện nay trong các không gian công cộng, Trịnh Văn Tùng, Xã hội học

3. KX.01.37/16-20, Truyền thông đại chúng với phát triển con người dựa trên quyền con người, PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông

4. KX.01.36/16-20, Thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân thông qua hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay, PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, Xã hội học

5. KX.01.09/16-20, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo (innovation) của doanh nghiệp Việt Nam, TS. Trịnh Ngọc Thạch, Viện Chính sách và Quản lý

6. KX.01.01/16-20, Chính sách quản lý di động xã hội đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế, PGS.TS Đào Thanh Trường, Khoa học Quản lý

7. Mã số: KX 01.12/16-20, Cấu trúc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025 và chính sách của Việt Nam, GS.TS. Hoàng Khắc Nam, Khoa Quốc tế học

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây