Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

Tìm kiếm hồ sơ

TS. Phan Phương Anh

Email [email protected]
Chức vụ Giảng viên
Đơn vị Khoa Nhân học

Giới thiệu / kỹ năng

I. Thông tin chung

  • Năm sinh: 1972.
  • Email: [email protected]; [email protected]
  • Đơn vị công tác: Khoa Nhân học.
  • Học vị: Tiến sĩ.                     Năm nhận: 2005.
  • Quá trình đào tạo:

         1993: Cử nhân Tiếng Pháp, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

         1997: Thạc sĩ Văn học hiện đại, Đại học Tổng hợp Provence, Cộng hòa Pháp.

         2005: Tiến sĩ Nhân học xã hội, Trường Cao học Khoa học Xã Hội Paris, Cộng hòa Pháp.

  • Trình độ ngoại ngữ: tiếng Pháp (cử nhân), tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết).
  • Hướng nghiên cứu chính: Nhân học ngôn ngữ và chữ viết; Văn tự trong tín ngưỡng và tôn giáo; Văn hóa viết thế kỷ 21; Di sản văn hóa, văn hóa và phát triển bền vững.

II. Công trình khoa học

Sách

  1. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh tư tiệu lưu trữ tại Pháp (viết chung với Christine Hemmet), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2009 (Việt-Pháp-Anh).
  2. Lịch sử văn học Pháp. Tuyển tác phẩm Trung cổ và thế kỷ XVI (viết chung với Phan Quý (CB), Đỗ Đức Thảo) (song ngữ Pháp-Việt), Nxb Thế giới, Hà Nội, 1999.

Chương sách

  1. “Nhân học chữ viết: Lịch sử, cách tiếp cận và triển vọng ở Việt Nam”, trong Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Huy, Lâm Bá Nam, Vương Xuân Tình (đồng chủ biên). Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2016, tr. 243-262.
  2. “Hội Bài chòi Bình Định(viết chung với Nguyễn Văn Ngọc), trong Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam, nhiều tác giả, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2014, tr. 1062-1079.
  3. “Chữ thiêng: văn tự trong thờ cúng tổ tiên của người Việt đương đại, trong Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Lê Hồng Lý và Nguyễn Phương Châm (tuyển chọn), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008, tr. 175-202.

Bài báo

  1. “Di sản hóa lễ hội truyền thống và tính thiêng của nghi lễ”, trong 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Nxb. KHoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2014, tr. 33-42.
  2. “Bảo tồn văn hóa phi vật thể và những thách thức trong bối cảnh Biến đổi khí hậu: nghiên cứu trường hợp Cà Mau” (viết chung với Vũ Cảnh Toàn) trong Bảo tàng và Di sản văn hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013.
  3. “Chữ quốc ngữ đi tìm bút lông. Một vài nhận xét về những tác động của việc thay đổi văn tự ở Việt Nam thông qua hiện tượng thư pháp chữ quốc ngữ”, trong Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, tập 2, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 637-648.
  4. “Les bigraphes vietnamiens : quelques remarques sur les impacts de l’usage de l’idéogramme sur leurs écrits en alphabet” [Những người dùng hai văn tự ở Việt Nam: một vài nhận xét về ảnh hưởng của việc dùng chữ biểu ý đối với những văn bản viết bằng quốc ngữ của họ]. Annales de la Fondation Fyssen [Tập san Quỹ Fyssen], n0 22, tr. 122-134. Paris, 2007.
  5. “La société vietnamienne contemporaine à travers le roman : l’exemple du Lao Khổ de Ta Duy Anh” [Xã hội Việt Nam đương đại trong tiểu thuyết: ví dụ Lão Khổ của Tạ Duy Anh], Tạp chí Moussons [Gió mùa], n° 99, tr. 97-99. Institut de Recherche du Sud-Est d'Asie, CNRS et Université de Provence, 12/1999.
  6. “L’écriture de la modernité dans le contexte vietnamien” [Viết về hiện đại trong bối cảnh Việt Nam], Annali [Tập san], volume 58, fascicolo 3-4, tr. 463-494. Napoli: Instituto Universitario Orientale [Viện nghiên cứu Phương Đông], 1998.

Công trình dịch thuật

  1. “Tính thiêng của sự vi phạm: lý thuyết và lễ hội”, dịch từ bản tiếng Pháp ["Le sacré de transgression: théorie de la fête", trong L'homme et le sacré [Con người va tính thiêng], Roger Caillois,1950 (1939). Paris: Gallimard, tr. 127-168], Tạp chí Văn hóa học, số 1(11), 2014 (dịch chung với Nguyễn Thị Nhàn).
  2. “Từ lễ hội đến di sản: một sự quy đổi chưa sáng tỏ”, dịch từ bản tiếng Pháp [“De la fête au patrimoine : une conversion ambiguë”, Daniel Fabre], trong Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại (trường hợp hội Gióng), Nxb Văn hóa-Thông tin, 2012, tr. 135-154.
  3. Nguyễn Chí Bền, Dân ca  quan họ Bắc Ninh, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Les chants populaires quan họ de Bắc Ninh, le patrimoine immatériel de l’humanité), Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2012, song ngữ (Pháp-Việt), Phan Phương Anh biên tập tiếng Pháp.
  4. Nguyễn Chí Bền và Bùi Quang Thanh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2012, Phan Phương Anh dịch Việt-Pháp.
  5. “Một lễ hội tôn giáo Việt Nam tại làng Phù Đổng”, dịch từ bản tiếng Pháp [“Une fête religieuse annamite à Phù-đổng”, Gustave Dumoutier, Revue des religions,  Paris, 1893], trong Gustave Dumoutier, Nguyễn Văn Huyên, Hội Thánh Gióng - Les Fêtes de Thánh Gióng, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội, 2009, song ngữ (Pháp-Việt).
  6. Gustave Dumoutier, Nguyễn Văn Huyên, Hội Thánh Gióng - Les Fêtes de Thánh Gióng, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội, 2009, song ngữ (Pháp-Việt), Phan Phương Anh biên tập.
  7. “Nhân học”, dịch từ bản tiếng Pháp [“Anthropologie”, Elisabeth Copet-Rouger, Encyclopoedia Universalis France [Bách khoa toàn thư Pháp], 1995. Tome 2-519], trong Thông báo khoa học, Viện Văn hóa Thông tin, số 22, tháng 11/2007, tr. 187-218.

III. Đề tài KH&CN các cấp

Thành viên

  1. To whom do the landscapes of Asia belong? Tourismification in southern Asian highlands: social dynamics and landscape patrimonialisation in ethnic minorities’ rural areas (Cảnh quan châu Á thuộc về ai? Du lịch hóa vùng cao Nam Á: động thái xã hội và di sản hóa cảnh quan ở các vùng dân tộc thiểu số (Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc), Tổ chức nghiên cứu quốc gia Pháp tài trợ, Evelyne Gauché (Đại học tổng hợp Tours) điều phối, 2013-2017.

Chủ nhiệm

  1. Nghiên cứu các luận điểm của Nghị quyết TW5 (khóa VIII) trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Đề tài cấp Bộ, 2011-2013.             
  2. Kiểm kê khoa học di sản phi vật thể Bài chòi tỉnh Bình Định, Đề tài sưu tầm PVT thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, 2011.
  3. Sưu tầm thư pháp Hán-Nôm trên địa bàn Hà Nội, Đề tài sưu tầm PVT thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, 2010.
  4. Tục giỗ họ ở làng Ngưu Trì (Nam Cường, Nam Trực, Nam Định), Đề tài sưu tầm PVT thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, 2009.
  5. Sưu tầm tư liệu thành văn và ảnh về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Cộng hòa Pháp, Đề tài sưu tầm PVT thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, 2008.
  6. Thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng người Việt ở Marseille, Vụ Di sản dân tộc học thuộc Bộ Văn hóa Pháp tài trợ, 2004-2005.
  7. Di sản chữ viết tại Việt Nam, Vụ Di sản dân tộc học thuộc Bộ Văn hóa Pháp, tài trợ, 1999-2000.

IV. Giải thư­ởng, học bổng

  1. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ do đã có nhiều đóng góp xây dựng, hoàn thiện hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, 2013.
  2. Học bổng Quỹ Fyssen (Pháp), Thực tập sau tiến sĩ tại Viện Lịch sử và Văn bản học, Viện Nghiên cứu Trung ương (Academia Sinica), Đài Loan, 2006
  3. Học bổng điền dã dân tộc học, Vụ Di sản Dân tộc học (Bộ Văn hoá Pháp), 2004-2005 và 1999-2000.
  4. Học bổng Bộ ngoại giao Pháp cho các bậc học Thạc sĩ, Tiến sĩ, 2003, 2000-2001, 1994-1999.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây