Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Giang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/08/1986
4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 1765/2018/ QĐ-XHNV Ngày 28/06/2018 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia
Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn hai lần, mỗi lần sáu tháng.
7. Tên đề tài luận văn: Địa chính trị - tôn giáo: Trường hợp Phật giáo Việt Nam tại khu vực lục địa Đông Nam Á thế kỷ 10 – 14.
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học 9. Mã số: 60 22 90 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Minh Tuấn
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài nghiên cứu của luận văn là Phật giáo Việt Nam thế kỷ 10 - 14 trong tương quan với Phật giáo lục địa Đông Nam Á từ hệ quy chiếu địa chính trị học. Cho nên trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khảo cứu những đặc điểm nổi bật của Phật giáo trong giai đoạn này với vai trò là một tôn giáo đại diện quốc gia trong khu vực lục địa Đông Nam Á, để từ đó có mối liên hệ với Phật giáo Việt Nam đương thời. Với điểm nhìn địa chính trị học, Phật giáo Việt Nam đồng dạng mà cũng dị biệt trong bức tranh toàn cảnh Phật giáo khu vực. Từ đây, phần nào tìm được những lời lời giải đáp cho bức màn địa chính trị Phật giáo khu vực thời trung đại.
Khu vực địa lý Đông Nam Á thời kỳ này là một giai đoạn lịch sử đầy biến động với các cuộc chuyển giao quyền lực nhà nước tối cao giữa các tộc người. Tuy nhiên trong tình hình diễn biến chung đó, Việt Nam dị biệt khi là một quốc gia không xảy ra các cuộc tranh chấp lãnh thổ và quyền lực trên phương diện sắc tộc hay tôn giáo. Quốc gia này, tuy xảy ra nhiều cuộc kháng chiến nhưng tất cả đều là chống giặc ngoại xâm và sự đô hộ của những quốc gia khác. Trong điều kiện chính trị ổn định Phật giáo thuận lợi thâm nhập vào cuộc sống người dân với những vai trò và vị trí không thể thiếu trong thế giới tinh thần và tâm linh người Việt. Phật giáo tại Việt Nam, tuy rất phát triển và đạt cực thịnh ở thế kỷ 10 – 14, nhưng đó chỉ như ngôi sao vụt sáng trên bầu trời chính trị Việt Nam đương thời. Từ sau thế kỷ 14, Phật giáo không còn được đối xử với vị thế quốc giáo, mà chỉ là một tôn giáo phổ biến trong đời sống nhân dân, và sau này, do những lý do chính trị riêng, nó được nhắc đến với tư cách một tôn giáo có nhiều cảm tình tại Việt Nam.
Dù sự tồn tại của tôn giáo này có thể được gói trong những khái niệm và nội hàm khác nhau tuỳ theo mỗi thời kỳ biến thiên của lịch sử chính trị, thì giá trị phổ quát và mức độ phổ biến của Phật giáo đối với đời sống và xã hội Việt Nam vẫn là không thể thay thế. Khó có thể lấy một thước đo định lượng về số lượng tín đồ mà khẳng định tôn giáo này lớn hay nhỏ, phát triển hay không tại quốc gia bán đảo đông nam Châu Á này. Bởi tôn giáo này giống như sự sống, âm thầm tồn tại những giá trị vô hình cấu thành sự trọn vẹn cho nền văn hoá Việt Nam theo tuyến tính thời gian.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn thu hoạch được những kiến giải cho các vấn đề về Phật giáo cụ thể ở Việt Nam trong hiện tại từ góc độ địa chính trị - tôn giáo. Các kết quả nghiên cứu ban đầu của luận văn sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai có quan tâm về vấn đề Phật giáo Đông Nam Á.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
Với đề tài Địa chính trị - tôn giáo: Trường hợp Phật giáo Việt Nam tại khu vực lục địa Đông Nam Á thế kỷ 10 – 14, luận văn là tiền đề nghiên cứu quan trọng cho công trình tiếp theo của chúng tôi là nghiên cứu về Địa chính trị - Tôn giáo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thi Giang 2. Sex: female
3. Date of birth: 18/08/1986 4. Place of birth: Bac Giang
5. Admission decision number: 1765/2018/ QĐ-XHNV Dated . 28/06/2018
6. Changes in academic process: Renew twice, six months each
7. Official thesis title: Geopolitics - religion: The case of Vietnamese Buddhism in mainland Southeast Asia in the 10th-14th centuries.
8. Major: religious studies
9. Code: 60 22 90 01
10. Supervisors: Dr Vo Minh Tuan
11. Summary of the findings of the thesis:
The research topic of the thesis is Vietnamese Buddhism in the 10th-14th centuries in relation to mainland Buddhism in Southeast Asia from a geo-political frame of reference. Therefore, in this study, we focus on studying the salient features of Buddhism in this period as a national representative religion in the Southeast Asian continent. related to contemporary Vietnamese Buddhism. From a geopolitical perspective, Vietnamese Buddhism is similar but also different in the regional Buddhist panorama. From here, some answers can be found for the Buddhist geopolitics of the medieval region.
This geographical area of Southeast Asia is a period of history full of turbulence with maximum state power transfers between ethnic groups. However, in the general development of the situation, Vietnam is especially a country without territorial and power disputes in terms of ethnicity or religion. This country, although there are many resistance wars, but all are against foreigners and domination of other countries. In stable and stable conditions, Buddhism easily entered people's lives with games and indispensable positions in the spiritual and spiritual world of Vietnamese people. Buddhism in Vietnam, although very developed and reached its peak in the 10th-14th centuries, was just like a shining star in the political sky of Vietnam. Since the 14th century, Buddhism has not been treated with the status of the state religion, but only as a popular religion in people's lives, and later on, let's do the main private things, it is referred to as how a religion has a lot of affection in Vietnam.
Although the existence of this religion can be wrapped up in different concepts and connotations according to different periods of political history, the universal value and popularity of Buddhism in the world. Vietnamese life and society are still irreplaceable. It is difficult to take a quantitative measure of the number of followers that determines whether this religion is large or small, developed or not in this southeastern Asian peninsula country. Because this religion is like life, there are hidden values that make up the completeness of Vietnamese culture in linear time.
12. Practical applicability, if any:
The thesis collects knowledge for possible Buddhist issues in Vietnam in the present from a political-religious perspective. The original research findings of the text will serve as a source of reference for anyone interested in Southeast Asian Buddhist issues.
13. Further research directions, if any:
With the topic Geopolitics - religion: The case of Vietnamese Buddhism in Southeast Asia in the 10th-14th centuries, the thesis is an important research premise for our next work. on Geopolitics – Religion.
14. Thesis-related publications: no
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn