Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Quan hệ chính trị Quốc tế (1945-1955)

Thứ hai - 23/11/2020 02:09
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHÙNG CHÍ KIÊN                    2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/07/1992                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3380/2017/QĐ-XHNV ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: trong quá trình đào tạo, tên luận án đã được điều chỉnh theo Quyết định số 3939/QĐ-XHNV ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Tên đề tài luận án: Quan hệ chính trị Quốc tế (1945-1955)
8. Chuyên ngành: Chính trị học                            9. Mã số: 62 31 02 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Thọ Quang
Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TS. Phạm Quốc Thành
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Thứ nhất, luận án làm rõ hơn một số khía cạnh lý thuyết về quan hệ chính trị quốc tế (khái niệm, đặc điểm của quan hệ chính trị quốc tế; những nhân tố tác động tới quan hệ chính trị quốc tế; một số lý thuyết tiêu biểu trong nghiên cứu quan hệ chính trị quốc tế; cách tiếp cận nghiên cứu nội dung quan hệ chính trị quốc tế trong một khoảng thời gian cụ thể;…).
- Thứ hai, quan hệ chính trị quốc tế thời kỳ 1945-1955 được nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống trên cơ sở cách tiếp cận chính trị học, theo đó cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các chủ thể có liên quan là trọng tâm nghiên cứu chính.
- Thứ ba, quan hệ chính trị quốc tế 1945-1955 được nhận xét một cách tổng thể, từ đó chỉ ra những tác động chủ yếu của nó tới cách mạng Việt Nam cũng như đề xuất một số kiến nghị có giá trị lý luận và thực tiễn cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận của nghiên cứu quan hệ chính trị quốc tế dưới góc nhìn chính trị học ở Việt Nam.
- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những đề tài khác có liên quan.
- Luận án đưa ra một số nhận xét, kiến nghị chính sách có sơ sở khoa học và giá trị tham khảo cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hoàn thiện hơn nữa cách tiếp cận chính trị học trong nghiên cứu quan hệ chính trị quốc tế, từ đó xác định rõ hơn cơ sở lý thuyết và những phương pháp cụ thể để thực hiện các nghiên cứu có liên quan khác.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu cả về thời gian, không gian và nội dung để làm rõ hơn cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các chủ thể trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, đồng thời đánh giá tác động của những diễn biến đó tới Việt Nam cũng như chỉ ra những kinh nghiệm, đề xuất có giá trị cho việc hoàn thiện chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới.
- Tiếp tục nghiên cứu quan hệ chính trị quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI để có cái nhìn cập nhật và toàn diện hơn về nền chính trị thế giới nói chung cũng như vị thế, thời cơ, thách thức đối với Việt Nam nói riêng.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  1. Trần Thọ Quang, Phùng Chí Kiên (2020), “Luận bàn về khái niệm quan hệ chính trị quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (173), tr.19-27.
  2. Phùng Chí Kiên (2020), “Quan hệ giữa các cường quốc tác động đến việc giành chính quyền của Việt Nam tháng Tám năm 1945”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (306), tr.50-55.
  3. Phùng Chí Kiên (2020), “Hồ Chí Minh với công cuộc bảo vệ chính quyền cách mạng trước tác động của quan hệ chính trị quốc tế 1945-1946” (tác giả), Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh (2/2020), tr.77-83.
  4. Phùng Chí Kiên (2020), Quan hệ chính trị quốc tế giai đoạn 1945-1946 và tác động đến Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
  5. Phung Chi Kien (2020), Ho Chi Minh and the Victory of the Resistance against the French Colonialists, pp. 60-78, Chapter 5 in Institute of Asian and African Studies (Lomonosov Moscow State University) – Faculty of Political Science (VNU-University of Social Sciences and Humanities) (2020), Ho Chi Minh’ Heritage in Vietnam and Abroad, Moscow University Press, Moscow.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: PHUNG CHI KIEN            2. Sex: Male
3. Date of birth: 24/07/1992                      4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: No.3380/2017/QD-XHNV       Dated: 19/12/2017
6. Changes in academic process: During the training process, the thesis title was adjusted according to Decision No.3939/QD-XHNV dated October 11, 2019 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
7. Official thesis title: International Political Relations (1945-1955)
8. Major: Politics                            9. Code: 62 31 02 01
10. Supervisors:
Supervisor 1: Assoc. Prof., Dr. Tran Tho Quang
Supervisor 2: Assoc. Prof., Dr. Pham Quoc Thanh
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Firstly, the thesis clarifies some theoretical aspects of international political relations (the concepts and their characteristics; the factors affecting international political relations; the typical theories in research on international political relations; the approach to research the contents of international political relations in a specific period; ...).
- Secondly, international political relations 1945-1955 is scientifically and systematically explained based on the political approach, meaning that the competition for power between related actors should be seen as the main points.
- Thirdly, international political relations 1945-1955 is thoroughly commented on, thereby pointing out its major impacts on the Vietnamese revolution as well as proposing several recommendations with theoretical and practical values for Vietnam in the current period.
12. Practical applicability, if any:
- The thesis’s research results can contribute to perfecting the theoretical basis of research on international political relations from the political approach in Vietnam.
- The thesis can be used as a reference for other relevant topics.
- The thesis provides several comments and policy recommendations with scientific values for Vietnam in the current period.
13. Further research directions, if any:
- Further improving the political approach in research on international political relations, thereby defining more clearly theoretical bases and specific methods to carry out other relevant studies.
- Expanding the scope of the research in terms of time, space, and content to further clarify the power competition between actors during the Cold War; assessing the impacts of those developments on Vietnam and pointing out valuable experiences and suggestions for the improvement of Vietnam’s foreign policy in the new situation.
- Studying international political relations in the early 21st century to get a more updated and comprehensive view on world politics as well as Vietnam’s position, opportunities, and challenges in such context.
14. Thesis-related publications:
  1. Tran Tho Quang, Phung Chi Kien (2020), “Discussion on the Concept of International Political Relations”, Journal of Africa and Middle East Study (173), pp. 19-27.
  2. Phung Chi Kien (2020), International Political Relations in the Period 1945-1946 and the Impacts on Vietnam, Labor Publishing House, Hanoi.
  3. Phung Chi Kien (2020), “The Relations among Powers and Impacts on the Seizure of Public Power in Vietnam in August 1945”, Education of Theory (306), pp. 50-55.
  4. Phung Chi Kien (2020), “Ho Chi Minh with the Task of Protecting the Revolutionary Government from the Impact of International Political Relations (1945-1946)”, Review of Ho Chi Minh Study (2/2020), pp. 77-83.
  5. Phung Chi Kien (2020), Ho Chi Minh and the Victory of the Resistance against the French Colonialists, pp. 60-78, Chapter 5 in Institute of Asian and African Studies (Lomonosov Moscow State University) – Faculty of Political Science (VNU-University of Social Sciences and Humanities) (2020), Ho Chi Minh’ Heritage in Vietnam and Abroad, Moscow University Press, Moscow.

Tác giả: Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây