Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Vladimir Nabokov

Thứ tư - 04/05/2022 04:23
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bích                    2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/02/1987                                                       4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31/12/2014 của hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Điều chỉnh tên đề tài từ Kí hiệu điện ảnh trong tiểu thuyết Vladimir Nabokov thành Kí hiệu điện ảnh trong tiểu thuyết của Vladimir Nabokov, quyết định số 74/QĐ-SĐH ngày 28/10/2015 của hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN
- Kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh từ 01/01/2018 đến 31/12/2018, quyết định số 3549/QĐ-XHNV ngày 29/12/2017  của hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN
- Kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh từ 01/01/2019 đến 31/12/2019, quyết định số 3133/QĐ-XHNV ngày 30/10/2018 của hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN
- Trả về cơ quan công tác, công văn số 942/XHNV-ĐT ngày 11/6/2020 của hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN
- Điều chỉnh tên đề tài từ Kí hiệu điện ảnh trong tiểu thuyết của Vladimir Nabokov thành Chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Vladimir Nabokov, quyết định số 2378/QĐ-XHNV ngày 27/11/2020 của hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN
7. Tên đề tài luận án: Chất điện ảnh trong tiểu thuyết của Vladimir Nabokov
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài                                 9. Mã số: 62 22 02 45
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Gia Lâm
                                                   : TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định được nội hàm khái niệm chất điện ảnh: Chất điện ảnh là khái niệm để chỉ các dấu ấn của điện ảnh; được tạo nên từ việc sử dụng các thủ pháp, đặc điểm, cách thức tác động tới khán giả của điện ảnh trong văn chương cũng như các loại hình nghệ thuật khác. Một tác phẩm văn chương có chất điện ảnh không đồng nghĩa với việc tác phẩm đó có thể dễ dàng chuyển thể điện ảnh.
- Tường giải và định tính được những biểu hiện của chất điện ảnh trên các cấp độ thi pháp trong ba tiểu thuyết Phòng thủ Luzhin, Tiếng cười trong bóng tối, Lolita của V.Nabokov: Chất điện ảnh trong ba tiểu thuyết này thể hiện qua kết cấu montage, người kể chuyện và điểm nhìn kiểu máy quay phim, tạo hình không gian kiểu mise-en-scene.
- Xác định chất điện ảnh trong tiểu thuyết của V. Nabokov là một phạm trù cơ bản được chế định bởi thế giới quan của nhà văn, những tìm kiếm tích cực của ông về mặt tư tưởng-thẩm mỹ cũng như những xu hướng vận động khách quan của tiểu thuyết nửa đầu thế kỷ XX: Chất điện ảnh góp phần thể hiện quan niệm của V.Nabokov về sự thật và việc nắm bắt sự thật, về thế giới khác bên cạnh thế giới thực. Hiệu quả trò chơi do chất điện ảnh tạo ra trong các tiểu thuyết của Nabokov khiến cho chúng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến nhiều tranh luận, và do vậy đưa chúng vào hàng những tiểu thuyết hấp dẫn nhất thế kỉ XX.
- Xác lập vị trí của V. Nabokov trong quá trình đổi mới tiểu thuyết trong thế kỉ XX: V. Nabokov trở thành một trong những nhà văn đầu tiên sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ điện ảnh trong tiểu thuyết của mình. Điều đó khiến cho tiểu thuyết của ông ngoài tính chất liên văn bản (intertextuality) đã được giới Nabokov học định tính, theo tác giả luận án, còn có thêm tính chất liên phương tiện (intermediality).
- Xác định chất điện ảnh như là một tác tố kéo tiểu thuyết gần lại các thể loại của văn hóa đại chúng trong khung cảnh của nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại của thế kỉ XX: Chất điện ảnh trong tiểu thuyết của V.Nabokov đã khiến cho ranh giới thể loại bị mờ đi; mở đường cho ra đời thể loại tiểu thuyết điện ảnh (cinematic novel) – một biến thể tiểu thuyết đã và đang mời gọi các nhà Nabokov học nói riêng, giới nghiên cứu lý luận phê bình văn học nói chung
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Luận án có thể được dùng làm tài liệu cho những ai đang học tập, nghiên cứu về thể loại văn học, lịch sử văn học nghệ thuật thế kỉ XX.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu hiện tượng lai ghép trong văn học nghệ thuật từ thế kỉ XX đến nay
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Bích (2016), “Hệ thống định danh nhân vật trong tiểu thuyết Lolita (Vladimir Nabokov)”, 30 năm đổi mới nghiên cứu văn học nghệ thuật và Hán Nôm: thành tựu - vấn đề - triển vọng; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 630-641.
- Nguyễn Thị Bích (2016), “Hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov”, Giáo dục Nghệ thuật (17), tr. 102-105.
- Nguyễn Thị Bích (2019), “Cải biên tiểu thuyết Lolita (V. Nabokov) dưới góc nhìn lý thuyết tiếp nhận”, Giáo dục nghệ thuật (30), tr. 97-103.
- Nguyễn Thị Bích (2020), “Tính điện ảnh trong tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov”, Giáo dục nghệ thuật (35), tr. 100-106.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full nam: Bich Nguyen Thi                                          2. Sex: Female
3. Date of birth: February 01, 1987                                  4. Place of birth: Hung Yen
5. Admission decision number: 3216/2014/QD-XHNV-SDH, Dated 31/12/2014, Signed by the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University (Hanoi)
6. Changes in academic process:
- Adjusting the title of the thesis from Cinematic Symbols in Vladimir Nabokov Novels to Cinematic Symbols in Vladimir Nabokov's Novels, Decision No.74/QD-SĐH, Dated October 28, 2015, Signed by the Principal of game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
- Extending the studying period from January 1, 2018 to December 31, 2018, Decision No. 3549/QD-XHNV, Dated December 29, 2017, Signed by the Principal of game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
- Extending the studying period from January 1, 2019 to December 31, 2019, Decision No. 3133/QD-XHNV, Dated October 30, 2018, Signed by the Principal of game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
- Returning PhD student to the working agency, Official Letter No. 942/XHNV-DT, Dated 11/6/2020, Signed by the Principal of game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
- Adjusting the title of the thesis from Cinematic Symbols in Vladimir Nabokov's Novels to Cinematicity in Vladimir Nabokov's Novels, Decision No.2378/QD-XHNV, Dated October 11, 2020, Signed by the Principal of game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
7. Offical thesis title: Cinematicity in Vladimir Nabokov's Novels
8. Major: Foreign Literature                                             9. Code: 62 22 02 45
10. Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Lam Pham Gia
                            PhD. Thuy Nguyen Thi Thu
11. Sumary of the new findings of the thesis:
- Identifying the content of the concept of “cinematicity”: Cinematicity is a concept that refers to the imprints of cinema; is created by the use of techniques, characteristics, and ways of affecting the audience of cinema in literature as well as other art forms. Having cinematicity does not mean a literary work can be easily adapted into film.
- Explaining and qualitative analyzing of cinematicity of the three novels The Defense, Laughter in the Dark, Lolita by V. Nabokov on poetic levels: montage structure, camera-style storyteller and point of view, mise-en-scene spatial modeling...
- Determining the cinematicity of V. Nabokov's novels as a basic category established by the writer's world view, his positive ideological-aesthetic searches as well as the objective movement of novels in the first half of the twentieth century: The cinematicity contributes to the expression of Nabokov's conception of truth and the grasp of truth, of the other world besides the real world. The game effect that was created by cinematicity in Nabokov's novels makes these novels be understood in many different ways, leading to a lot of debate, and thus placing them in the ranks of the most interesting novels of the twentieth century.
- Establishing V. Nabokov's position in the process of novel innovation in the twentieth century: Nabokov becomes one of the first writers to use elements of cinematic language in his novels; that makes his novels not only have the intertextuality as defined by Nabokovian researchers; but also, according to the author of the thesis, have intermediality
- Defining cinematicity as a factor that bringing novel closer to genres of popular culture in the context of modernism and postmodernism of the twentieth century: The cinematicity of V. Nabokov's novels has made the genre boundary blurred; paving the way for the birth of the genre of cinematic novel - a variant of novel genre that has been attractive to Nabokovian researchers in particular, the literary theoretical and critical community in general.
12. Practical applicability: The thesis can be used as a reference for those who are studying and researching literary genres, history of literature and art in the twentieth century.
13. Further research direction: Researching on the phenomenon of hybridization in literature and art from the 20th century to the present
14. Thesis-related publications: 
- Bich Nguyen Thi (2016), "The System of Characters Identifying in the Novel Lolita (Vladimir Nabokov)", 30 Years of Innovation in Literary and Artistic Research and Sino-Nom: Achievements - Problems – Prospects, Hanoi National University Publishing House, pp. 630-641.
- Bich Nguyen Thi (2016), "Symbols System in Vladimir Nabokov's Lolita novel", Art Education (17), pp. 102-105.
- Bich Nguyen Thi (2019), "Adaptation of the Novel Lolita (V. Nabokov) from the Perspective of Reception Theory", Art education (30), pp. 97-103.
- Nguyen Thi Bich (2020), "Cinematicity in Vladimir Nabokov's Lolita Novel", Art education (35), pp. 100-106.

Tác giả: Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây