Thông tin luận văn "Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng Trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam" của HVCH Nguyễn Thị Thanh Thanh, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Thanh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/5/1986.
4. Nơi sinh: Trạm y tế xã Tiên Hiệp.
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài luận văn: Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng Trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam.
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thanh Trường.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề tài đã thu được những kết quả nhất định:
Luận văn đã trình bày thực trạng xung đột môi trường tại làng Đọi Tam, từ đó đưa ra những biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lí xung đột môi trường.
Xung đột môi trường ở làng Đọi Tam thể hiện ở ba dạng xung đột về mục tiêu, xung đột lợi ích và xung đột nhận thức. Xung đột về nhận thức là làng Đọi Tam diễn ra khá mờ nhạt vì cả bên làm nghề và không làm nghề đều nhận thức rõ nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Xung đột mục tiêu và xung đột lợi ích là hai nguyên nhân chính, chủ yếu diễn ra trong làng nghề. Các nhóm xã hội trong làng có những mục tiêu và lợi ích khác nhau đối với việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nên dẫn đến xung đột môi trường (vấn đề mục tiêu, lợi ích kinh tế, thu nhập xung đột với mục tiêu lợi ích về bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường giữa các nhóm xã hội). Các đương sự trong xung đột môi trường tại làng nghề Đọi Tam bao gồm các hộ làm nghề truyền thống, các hộ không làm nghề, chính quyền quản lí môi trường địa phương. Ô nhiễm môi trường tại làng nghề hiện tại được ghi nhận là ô nhiễm về nguồn nước, tiếng ồn, không khí. Ô nhiễm môi trường nguyên nhân chính dẫn đến xung đột môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Trong luận văn của mình tác giả đã phân tích mức độ, các hình thức biểu hiện và các biện pháp để giải quyết xung đột môi trường đã và đang thực hiện ở địa phương.
Các biện pháp giải quyết xung đột môi trường mà người dân chọn là dàn xếp hoà giải, né tránh có sự can thiệp với vai trò trung gian của chính quyền địa phương. Khi xảy ra mâu thuẫn phần lớn người dân tỏ thái độ gay gắt, phản ánh với cán bộ thôn, thông báo và đề nghị xã giải quyết. Khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột chính quyền đứng ra hoà giải giữa các hộ là chủ yếu, sau đến các hộ tự hoà giải với nhau.
Để giải quyết những xung đột đang tồn tại trong làng nghề, phải giải quyết tận gốc nguyên nhân của của xung đột. Giải pháp đầu tiên, và có vai trò chủ đạo trong việc giải quyết xung đột môi trường là vấn đề ô nhiễm môi trường. Để giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường này chính quyền địa phương đã có biện pháp di chuyển các hộ làm nghề ra khỏi khu dân cư, xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp, gom rác thải sản xuất, sinh hoạt vào nơi tập trung, xử lí nước thải sản xuất. Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin, kiến thức về tác hại của ô nhiễm do sản xuất đến sức khoẻ người dân và cách thức xử lí ô nhiễm. Biện pháp quan trọng nhất để đạt được hiệu quả và quyết định thành công của hai biện pháp trên là tăng cường sự tham gia của cộng đồng, của các nhóm xã hội cộng tác để đạt được sự đồng thuận trong việc bảo vệ môi trường. Trước khi quyết định một vấn đề, hay đưa ra những quy định, chính sách phải đưa ra trước dân để dân biết, đóng góp thêm những thông tin và những biện pháp thực hiện để cho những quy định đó đi từ thực tiễn và áp dụng vào trọng thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài đã đưa lại một nghiên cứu trường về vấn đề ô nhiễm, xung đột môi trường tại làng nghề truyền thống hiện nay. Đóng góp về mặt thực tiễn quan trọng nhất là đề xuất các giải pháp xử lí ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lí các xung đột môi trường. Các giải pháp và đề xuất đưa ra không phải là giải pháp thích hợp cho mọi làng nghề tuy nhiên nó là nguồn thông tin tham khảo dành cho quá trình ra quyết định về quản lí xung đột môi trường tại làng nghề các nghiên cứu về sau.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Name: Nguyen Thi Thanh Thanh. 2. Sex: Female.
3. Date of Birth: 23/5/1986.
4. Place of Birth: Tien Hiep commune Health Center.
5. Student recognition Decision No.: 1528/QD-XHNV-KH&SDH, October 14th 2009 by Principal of Social Sciences and Humanities University, National University.
6. Changes in training process: None.
7. Thesis title: Environmental conflicts among social groups in Trong Doi village, Doi Son commune, Duy Tien district, Ha Nam province.
8. Specialization: Sociology; Code no.: 60 31 30
9. Supervisor: Dr. Dao Thanh Truong.
10. Thesis result summary:
The thesis has displayed actual situation of environmental conflicts in Doi Tam village; basing on that proposing the solutions for solving environmental pollution by recognizing and processing environmental conflicts.
Environmental conflicts in Doi Tam village were expressed in three kinds: goal conflict, interest conflict, and cognition conflict. Cognition conflict in Doi Tam village in fact was quite faint since both handicraft-side and non-handicraft-side were aware of the cause of environmental pollution. Goal conflict and interest conflict were the two principle causes, mainly taking place inside the handicraft village. The social groups of the village had different goals and interests from the exploitation, use and preservation of the natural resources which led to environmental conflicts (goal, economic interest, and income issues in conflict with health caring and environmental protection among social groups). The stakeholders in environmental conflicts in Doi Tam village included handicraft households, non-handicraft household, and local environmental management authority. Environmental pollutions recognized in the village were water resource pollution, noise pollution, and air pollution. Environmental pollution was the main problem leading to environmental conflicts and affecting the health of villagers.
In this thesis, the author analysed the levels, forms of expression, and solutions for environmental conflicts used or being used at the local village.
The solutions for environmental conflicts used by villagers were mediation arrangement, avoiding along with the interference as intermediary role of local authority. When conflicts happened, the majority of villagers showed acute attitude (52.3%), reflecting to village cadres (48.2%), informing and suggesting resolution from the commune (52.8%). When solving the conflicts, mainly the authority stood as mediation agency among househoulds (74.3%); coming in the second rank was that households reconciled among themselves (67.9%).
In order to resolve the conflicts existing in the village, the causes of conflicts must be solved thoroughly. The first and leading role solution in resolving the environmental conflicts was environmental pollution. To solve this thoroughly, the local authority had moved the handicraft households out of residential area, constructing small-scale industry and handicraft area, collecting garbage from production and living activities into concentrated area, processing waste water from production. Enhancing the dissemination of information and knowledges about the harm of pollution from production to people’s health and ways of handling pollution. The most important measure to achieve the efficiency and success of the two solutions above was to increase the participation of community and social groups to reach the consensus in environmental protection. Before deciding one issue, or making regulation and policy, the issue must be brought to the citizens so that they know, contributing more information and measures for the regulation to go into reality and apply into reality in the most effective way.
11. Capacity of pragmatic application:
This topic has brought about a case study of environmental conflicts in traditional handicraft village today. The most important pragmatic contribution is to recommend the resolutions for environmental pollution by recognizing and solving environmental conflicts in Doi Tam drum-handicraft village. The solutions and reommendations suggested are not appropriate for all handicraft village; however it is the reference information for the decision-making process in environmental conflict management inhandicraft villages and studies on environmental conflicts in the future.
12. Future research direction: None
13. Published works related to thesis: None