Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLV: Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu

Chủ nhật - 28/11/2010 05:42
Thông tin luận văn "Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang" của HVCH Phan Anh Thi, chuyên ngành Quản lí KH&CN.
Thông tin luận văn "Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang" của HVCH Phan Anh Thi, chuyên ngành Quản lí KH&CN. 1. Họ và tên học viên: Phan Anh Thi 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 26 tháng 9 năm 1982. 4. Nơi sinh: Mĩ Bình, Long Xuyên, An Giang 5. Quyết định công nhận học viên số: 2528/2007/QĐ – XHNV – KH&SĐH, ngày 14/12/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang 8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và công nghệ; 9. Mã số: 60.34.72 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẰNG. Nơi công tác: Khoa Khoa học Quản lí – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội – Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nội dung luận văn gồm 79 trang. Bố cục thành 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và khuyến nghị. Có 4 bảng biểu, 5 sơ đồ. Phần nội dung chia thành 2 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về tiêu chí lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu Chương 2. Tiêu chí đánh giá lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu Nội dung các chương thể hiện các cơ sở lí luận và thực thiễn về tiêu chí lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu, từ đó xây dựng tiêu chí đánh giá lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu. Sau đây là tóm tắt kết quả của luận văn: Tính từ năm 2006 đến nay, Sở KH&CN đã hỗ trợ cho đề tài cho 192 đề tài, trong đó có 77 đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 88 đề tài thuộc lĩnh vực y tế và 24 đề tài thuộc các lĩnh vực khác. Hiện nay, ngày càng nhiều đề tài đã được ứng dụng ở huyện và chiếm một tỉ lệ tăng dần theo từng năm (như năm 2006 là 52,38% và đến năm 2010 là 88,23 %). Tuy có đã có nhiều cải cách nhưng hoạt động khoa học vẫn chưa phát huy hết vai trò thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kì hội nhập quốc tế. Do đó, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả nghiên cứu khoa học ở địa phương, chúng ta cần xây dựng 07 tiêu chí lựa chọn đề tài theo định hướng nhu cầu như sau: (1) Đề tài được thực hiện ở dạng nghiên cứu ứng dụng; (2) Mục tiêu nghiên cứu có thể giải quyết những vấn đề trong mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện; (3) Đề tài phải thoả mãn các tính chất như tính hợp lệ, tính pháp lí, tính mới, tính cấp thiết, tính thực tiễn, tính khoa học và tính hiệu quả; (4) Thời gian thực hiện phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở từng thời điểm cụ thể; (5) Kinh phí được dự toán phù hợp với nội dung thực hiện; (6) Tổ chức, cá nhân chủ trì phải chứng minh được năng lực nghiên cứu; (7) Tổ chức, cá nhân chủ trì được điểm ưu tiên lần đầu và duy nhất nếu vấn đề nghiên cứu do tổ chức, cá nhân chủ trì đề xuất. Trong đó, đề tài phải thực hiện theo nhu cầu thực tiễn xã hội và chủ trương của địa phương như sau: (a) Ứng dụng các thành tựu KH&CN trong sản xuất nông nghiệp; (b) Triển khai ứng dụng các thành tựu KH&CN phục vụ phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại; (c) Lựa chọn, cải tiến, ứng dụng dây chuyền công nghệ (công nghệ tự động hoá) phục vụ các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; (d) Ứng dụng công nghệ và giải pháp tiết kiệm năng lượng trong một số ngành sản xuất; (e) Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch và thân thiện môi trường; (f) Nghiên cứu giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, xã hội hoá có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục; (g) Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu KH&CN trong mọi lĩnh vực của ngành y tế, bao gồm cả y tế chuyên sâu và y tế phổ cập; (h) Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giải quyết có hiệu quả quá trình cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan quản lí nhà nước, hay hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả đề tài sẽ là cơ sở lí luận giúp Sở KH&CN An Giang có thể xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài phù hợp với điều kiện địa phương trong quy chế quản lí đề tài. Từ đó, định hướng cho hội đồng và Thủ trưởng cơ sở có thể lựa chọn đề tài một cách hiệu quả trong hội đồng xác định danh mục và hội đồng tuyển chọn và xét duyệt đề cương. Kết quả đề tài nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo và nhà chuyên môn có thể xác định cung cầu KH&CN và định hướng cho định hướng cho nghiên cứu; nhà quản lí có cơ chế quản lí chặt chẽ, thuận tiện và hiệu quả; nhà nghiên cứu có phương hướng và mục đích nghiên cứu phù hợp với điều kiện tự nhiện và xã hội của địa phương; nhà sản xuất định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học một cách hợp lí trong hoàn cảnh mới, trong thời kì hội nhập. Đồng thời, tạo mối liên hệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất, gắn kết giữa khoa học - quản lí - sản xuất kinh doanh - người tiêu dùng, từ đó có thể đưa kết quả nghiên cứu khoa học trở thành hàng hoá, mang lại hiệu quả trực tiếp cho xã hội. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các nội dung về cải cách hành chính trong hoạt động quản lí, cải cách cơ chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu một cách chính xác và khách quan, xây dựng tiêu chí chuyển giao kết quả đề tài một cách hiệu quả tại địa phương nhằm tạo cơ sở pháp lí để cơ quan quản lí và tổ chức, cá nhân thực hiện một cách đúng đắn. - Nghiên cứu đánh giá tiềm lực KH&CN địa phương nhằm tạo cơ sở lên kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ KH&CN kế thừa, đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng cung cầu về KH&CN từ các đơn vị nhận chuyển giao (các đơn vị sự nghiệp làm dịch vụ KH&CN, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất) và người hưởng lợi (người dân) để có thể dự báo nhu cầu về KH&CN trong sản xuất, từ đó có thể định hướng nghiên cứu khoa học một cách đúng đắn, tránh những lãng phí về thời gian, tiền bạc và chất xám. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lí khoa học nhằm trách các trường hợp nhiễu thông tin, tiết kiệm thời gian, giảm áp lực công việc cho người quản lí, hoạt động khoa học được quản lí công khai minh bạch. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Là thành viên trong kế hoạch: - Quy chế quản lí đề tài, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh An Giang, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang (2007). - Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang (2007).

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Phan Anh Thi , 2. Sex: Female 3. Date of birth: 26/9/1982 , 4. Place of birth: An Giang 5. Admission decision number: 2528/2007/QĐ – XHNV – KH&SĐH, dated:14/12/2007, signed by the Director of the Social & Human Science University 6. Changes in academic process: No 7. Official thesis title: “Creating eligibilities to choose projects base on social requirements to improve the research effectiveness in An Giang province” 8. Major: Science & Technology Management 9. Code: 60.34.72 10. Supervisor: Dr. PHAM XUAN HANG. Work place: University of social science and humanities – Viet Nam National university, Ha Noi. 11. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on the new findings, if any) From 2006 until now, The Science and Technology Department of An Giang province assisted with money to do 192 projects, in which 77 projects in agricultural field, 88 ones in health field and the others in various fields. In comparison with other 11 districts in An Giang province, Tan Chau held the largest number of projects while Health Deparment accounted for the most projects in compare with other departments (22 and 44 projects in respectively). Untill now, there are more and more projects applied in local areas effectively, increase regularly from 52,38% in 2006 to about 88,23% in 2010. From this fact, it can be predicted that research potential in departments will increase much more than in districts because human, finance, information and equipment conditions are better. Althought there was much innovation, science research action did not play well the role of economy-social promotion at district level in international entering period. Consequently, we need to design 06 eligibilities to choose projects base on social requirements to improve the research effectiveness in local, and to guarantee research results which will become goods and will be applied into community effectively. Such as: - Eligibility 1: Project is recognized the sort of applying research - Eligibility 2: Research target must slove the problems in order to promote economy-social ion at district level. - Eligibility 3: Project have to adapt official procedure, laws, newness, indispensableness, real, science and effect. - Eligibility 4: Time has to accord with the context of nature, economy and society. - Eligibility 5: Research expense have to suit tenor. - Eligibility 6: The research organization and person have to prove research capability. - Eligibility 7: The research organization and person, who put forward research questions, will be given award marks in the first susguest. Pay more attention to the projects relating to develop stretagies of the local. Such as: Apply the science and technology achievements into agriculture; Apply the science and technology achievements into family and farm economy; Choose, improve and apply technology processes into both heavy industry and light industry; Apply and hand over fresh technology which is friendly environment; Research solutions to improve education quality, educational socialization effectively; Apply the science and technology achievements into health field from single to specific; Apply the imformation technology to resolute the aministration procedure reform effectively in the adminitrative organ apparatus, or the producing action in the manufactorys. 12. Practical applicability: Research result will help deparment of Science and Technology of Angiang province which can design to choose project to accord with the context of district effectually. Research result will help the leader who can determine science and technology requirements and orient research; the manager who can process manager closely, comfortably effectively; the researcher have research direction and purpose appropriate to nature, economy and society condition; producers have research investment orienting in international entering period. At the same time, it created relationship between research and production, among sciencer, manager, prducer and consumer. Since then, research results which will become goods and will be applied into community effectively. 13. Further research directions: - Perpecting contents on the aministration procedure reform of office, finance reform of research to accord with the reality; creating eligibilitys on research result evaluation and conversion - Researching to evaluate research potential - Researching supply and demand on science and technology - Researching and appling imformation technology in science office 14. Thesis-related publications: (List them in chronological order) This is member of plans: - Regulation on science and technology project manager in An Giang province. - Regulation on science and technology project expenses norm from goverment budget in An Giang province.

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây