Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLV: Vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê

Thứ năm - 04/04/2013 10:20
Thông tin luận văn "Vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê ở khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư" của HVCH Nguyễn Cao Tấn, chuyên ngành Khảo cổ học.
Thông tin luận văn "Vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê ở khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư" của HVCH Nguyễn Cao Tấn, chuyên ngành Khảo cổ học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Cao Tấn 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 02/02/1975 4. Nơi sinh: Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày: 24/10/2008của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê ở khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư 8. Chuyên ngành: Khảo cổ học ; Mã số: 60 22 60 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quốc Hiền, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn hệ thống những loại vật liệu kiến trúc tham gia vào xây dựng kiến trúc ở kinh đô Hoa Lư thế kỉ 10 bao gồm các loại chất liệu gạch, ngói, đất nung, đá và gỗ. Gạch là loại hình hiện vật có số lượng nhiều nhất, tham gia vào nhiều vị trí kiến trúc từ chân móng thành, tường thành, tường bao kiến trúc, lát nền hoặc lát thềm sân kiến trúc. Về loại hình, phổ biến nhất là loại gạch hình chữ nhật xây tường có chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” hoặc không có chữ và gạch lát nền hình vuông có trang trí hoa sen, chim phượng. Ngói có hai loại, ngói ống và ngói phẳng, trong đó nhóm ngói ống có chức năng lợp diềm mái phần đầu có trang trí các mô típ hoa văn hình cánh sen đẹp, tinh tế. Sự xuất hiện phổ biến của nhóm vật liệu gạch, ngói cùng với một số đồ đất nung, đồ gỗ và đồ đá nằm trong các di tích kiến trúc đã phát hiện qua các đợt khai quật, điều tra khảo cổ, cho biết Hoa Lư xưa đã có những công trình kiến trúc quy mô, bề thế. Nghiên cứu về vật liệu kiến trúc ở Hoa Lư ghi nhận kĩ thuật xây dựng ở Hoa Lư vào thế kỉ X có những khác biệt nhất định so với thời kì trước đó. Người Việt bên cạnh việc tiếp thu những kĩ thuật kiến trúc mới từ Trung Quốc đã biến nó thành những kĩ thuật riêng của mình để từ những phong cách kiến trúc và trang trí kiến trúc dù mang phương thức chung giống các nước láng giềng như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản nhưng lại tô đậm dấu ấn văn hoá, mĩ thuật của người Việt, văn hoá Việt. Tóm lại, nghiên cứu vật liệu kiến trúc cố đô Hoa Lư ở thế kỉ X có thể nhận thấy sự vươn lên làm chủ kĩ thuật sản xuất vật liệu kiến trúc và nắm bắt nghệ thuật kiến trúc của người Việt. Đó là một quá trình vừa duy trì và phát triển truyền thống kiến trúc cổ truyền, vừa tiếp thu những tinh hoa kĩ thuật mới và hoà tan nó vào truyền thống kiến trúc cổ Việt Nam, từ đó tạo nên một phong cách kiến trúc riêng của Việt Nam ở thế kỉ X. Một lần nữa khảng định niên đại của kinh đô Hoa Lư thế kỉ 10, khảng định về sự độc lập, tự chủ của nước Việt, khảng định là nền tảng cho cho Văn minh Đại Việt thời Lí-Trần. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Phục dựng Kinh đô hoa Lư TK 10 trong tương lai 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiền đề vật chất hun đúc nên kinh đô Hoa Lư. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có) Nguyễn Cao Tấn (2011), Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê trên đất Ninh Bình, Phật giáo thời Đinh - Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước, tr 250. Ryan Rabett, Christopher Stimpson, Nguyễn Văn Son, Nguyễn Cao Tấn, Đỗ Văn Cường, Ngô Thi Huy, Nguyễn Văn Thái and Đỗ Thị Tuyển (2009), Archaelogical survey in the Tràng An eco-resort, Ninh Bình, north Vietnam: A brief report. Archaelogical heritage of Maylayxia journal, Vol. 2/April 2009, Chapter 8, pp. 117-127. Nguyễn Văn Lữ, Hoàng Thanh Quý, Nguyễn Cao Tấn (2001), Hai dị vật lạ bên sông Hoàng Long (Ninh Bình). NPHMVKCH năm 2001, Nxb KHXH, tr 726. Nguyễn Cao Tấn, Hoàng Thanh Quý (2010), Phát hiện dấu tích kiến trúc thời Trần ở chùa Hành Cung (Ninh Bình). NPHMVKCH, Nxb KHXH, tr 320-321.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Cao Tan 2. Sex: Male 3. Date of birth: 02/02/1975 4. Place of birth: Truong Yen Commune, Hoa Lu district, Ninh Binh province 5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated: 24/10/2008. 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Building Material of Dinh and Early Le Dynasty in the centre of Hoa Lu Ancient Capital relic. 8. Major: Archaeology Code: 60 22 60 9. Supervisor: Dr. Vu Quoc Hien, Vice Director of National Museum of History. 11. Summary of the findings of the thesis: The Thesis sytemizes the types of building material being used for construction in Hoa Lu Ancient Citedal in the 10th Century consisting of brick, tile, terra cotta, stone and wood. Brick is the artifacts with the largest quantity, being used for many places of architecture from the bottom of the citedal wall, walls, the surrounding wall of building, floor or tiling of building. The most popular type is the square brick used for constructing wall which contains the old character “Special used for Great Viet’s Millitary Citedal” or without character and the floor tile decorated with lotus flowers, phoenix There are two type of roof tile including Tube-tile and flat tile. The tube tile was used for covering the roof with the beautiful and subtle decoration of lotus petal. The popular presence of material type of brick, tile together with several terra cotta, wood and stone in the architectural relics which have been found in the excavations, investigation shows that the old Hoa Lu used to have large scale architectural buildings. The research of building material in Hoa Lu discovers that technique of construction in Hoa Lu in the 10th century has a certain difference in comparision with the previous period. The Viet people, besides learnt the new building techniques from China, then turnt them into their own techniques. Therefore, the architectural styles and decorations though have similar method as its neighbouring contries such as China, Korea, Japan, but those style have a deep imprint of Vietnames culture and fine art or Viet culture. In brief, the research of building material of Hoa Lu Ancient capital in the 10th century can show that the rise of being the master of production technique of building material and development of Vietnamese architectural art. That is both a process of maintaining and developing old traditional achitecture, and acquiring the new technique quitessance and dissolve it in the old Vietnamese traditional architecture. As the result, a typical architectural style of Vietnam in the 10th century had been created. The age of Hoa Lu Ancient capital in the 10th century has been again confirmed for its independence, self control of Vietnamese people and foundation for Great Viet’s Civilization under the Li – Tran Dynasties. 12. Practical applicability, if any: Restoring the Hoa Lu Ancient Citadel in the 10th century in the future. 13. Further research directions, if any: Phisical Premise of develoment of Hoa Lu Citadel. 14. Thesis-related publications: Nguyễn Cao Tấn (2011), Buhhdism under Dinh and Early Dynastie in Ninh Binh, Buddhism under Dinh and Early Le Dynasties in the construction and protection of the country, page 250. Ryan Rabett, Christopher Stimpson, Nguyễn Văn Son, Nguyễn Cao Tấn, Đỗ Văn Cường, Ngô Thi Huy, Nguyễn Văn Thái and Đỗ Thị Tuyển (2009), Archaelogical survey in the Tràng An eco-resort, Ninh Bình, north Vietnam: A brief report. Archaelogical heritage of Maylayxia journal, Vol. 2/April 2009, Chapter 8, pp. 117-127. Nguyễn Văn Lữ, Hoàng Thanh Quý, Nguyễn Cao Tấn (2001), two strange artifacts by Hoang Long river (Ninh Bình). NPHMVKCH năm 2001, Nxb KHXH, tr 726. Nguyễn Cao Tấn, Hoàng Thanh Quý (2010), Finding of evidence of Tran Dynasty ‘s Architecture in Hanh Cung pagoda (Ninh Bình). NPHMVKCH, Nxb KHXH, tr 320-321.

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây