Thông tin luận văn "Vấn đề phổ biến văn hoá qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay" của HVCH Phan Thị Anh Thư, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
1. Họ và tên học viên: Phan Thị Anh Thư
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/03/1985
4. Nơi sinh: TP.HCM
5. Quyết định công nhận học viên số: 1376/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 29/10/2008 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề phổ biến văn hoá qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 603197
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Thị Huệ - Viện Ngiên cứu Trung Quốc
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Truyền thông và phổ biến văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận “sức mạnh mềm” tại Việt Nam. Văn hoá là một nền tảng quan trong giúp Trung Quốc xây dựng “sức mạnh mềm” trên thế giới. Tại Việt Nam, truyền thông được sử dụng là phương tiện chính giúp Trung Quốc thực hiện việc phổ biến văn hoá một cách rộng rãi. Các kênh truyền thông được sử dụng linh hoạt với nhiều phương tiện phổ biến như: Internet, truyền hình, phát thanh, báo giấy, sách, tạp chí…. Nội dung truyền tải phong phú, hấp dẫn, và phù hợp với tâm lí, thị hiếu của người địa phương. Thông qua việc phổ biến văn hoá và tăng cường các hoạt động truyền thông tại Việt Nam, Trung Quốc đã đạt được một số thành công nhất định trong việc gia tăng “sức mạnh mềm” của mình tại đây qua việc cải thiện nhận thức của người Việt Nam đối với vai trò quốc tế của Trung Quốc ngày càng cao. Thái độ tiếp nhận của một số lượng không nhỏ người Việt Nam đối với vị thế đang lên của Trung Quốc là khá thân thiện.
Với mục tiêu tăng cường sự cuốn hút văn hoá và đẩy mạnh tư tưởng ủng hộ Trung Quốc tại Việt Nam, thông qua trao đổi và phổ biến văn hoá, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn giới thiệu một Trung Quốc văn minh, có trách nhiệm, và đáng tin cậy. Trao đổi văn hoá, lễ hội, phim ảnh, âm nhạc, tôn giáo, thể thao, và du lịch là các nền tảng cho Trung Quốc xây dựng hình ảnh “trỗi dậy hoà bình” của mình.
Các nội dung văn hoá của Trung Quốc được truyền tải một cách linh động và uyển chuyển bằng cách sử dụng tổng hợp các kênh truyền thông với tần suất lớn và nội dung phong phú. Kênh truyền thông được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất là kênh phim ảnh – truyền hình. Sách, báo, tiểu thuyết Trung Quốc rất phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải hình ảnh về đất nước, tư tưởng, con người Trung Quốc.
Việc phổ biến ngôn ngữ Trung Quốc đã đạt được một kết quả nhất định. Hiện nay, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ phổ biến thứ hai tại Việt Nam, sau tiếng Anh.
Du lịch là thành quả rõ ràng nhất từ việc quảng bá hình ảnh về đất nước, tư tưởng, con người Trung Quốc tại Việt Nam. Phim ảnh là một tác nhân lớn giúp thúc đẩy du lịch Trung Quốc phát triển.
Nhận thức của người Việt Nam đối với vai trò quốc tế của Trung Quốc ngày càng cao. Thái độ tiếp nhận của người Việt Nam đối với vị thế đang lên của Trung Quốc là thân thiện và có một phần không nhỏ trong số họ cho rằng không cảm thấy bị đe doạ.
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về vai trò quốc tế của Trung Quốc. Thông qua hàng loạt các hoạt động truyền thông, Trung Quốc luôn thể hiện một thông điệp nhất quán về hình ảnh một nước lớn Trung Quốc đầy thiện chí và trách nhiệm.
Văn hoá Trung Quốc rất đặc sắc và cách người Trung Quốc sử dụng những giá trị văn hoá của họ rất khéo léo và đạt được nhiều thành công đáng ngưỡng mộ. Đó là điều mà chúng ta rất nên học tập. Việc tiếp nhận văn hoá nước bạn giúp con người mở rộng tầm mắt và tích luỹ được vốn sống cho bản thân. Tuy nhiên, việc tiếp nhận một nền văn hoá khác ẩn chứa nhiều mối nguy có thể đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc.
Thông qua các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phổ biến văn hoá và triển khai “sức mạnh mềm”, Việt Nam có thể lựa chọn vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá cần được đặc biệt chú trọng phát triển bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước. Để làm tốt điều này, các nguồn lực cấu thành cơ bản của sức mạnh mềm là văn hoá quốc gia, hệ giá trị quốc gia và chính sách quốc gia rất cần được bồi đắp, trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thế kỉ 21 được thể hiện trong nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, quan hệ quốc tế… Trong đó, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh đến việc phổ biến văn hoá như một phương tiện để phổ biến hình ảnh và sức hấp dẫn của mình đến khắp nơi trên thế giới. Việt Nam, với đặc điểm vừa là quốc gia láng giềng, vừa là một phần của Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đặc biệt quan tâm và mở rộng ảnh hưởng, có mối quan hệ văn hoá lâu đời với Trung Quốc, và chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hoá đó.
Việc nhận thức đúng và đầy đủ được những tác động với các hình thức, phương pháp, đối tượng cụ thể của các yếu tố văn hoá đó, Việt Nam sẽ có những biện pháp ứng xử hợp lí sao cho hài hoà giữa việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá nước bạn, đồng thời giữ vững và phát huy văn hoá dân tộc. Những đề xuất được trình bày trong đề tài có thể góp phần hữu ích trong công tác ngoại giao - ứng xử văn hoá với Trung Quốc và đồng thời mở ra các hướng nghiên cứu mới liên quan đến chủ đề này.
Đề tài có ý nghĩa đối với việc phát triển ngoại giao văn hoá và phổ biến hình ảnh Việt Nam ra thế giới mà Việt Nam đang tiến hành. Đối ngoại văn hoá của Trung Quốc là một bài học kinh nghiệm lớn, một điển hình thành công và bài bản mà Việt Nam có rất nhiều điều có thể học tập và ứng dụng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đề tài nghiên cứu của tác giả còn khá mới và hiện chưa phổ biến rộng rãi trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Do đó, để phát triển thêm từ những kết quả đã đạt được của luận văn, tác giả xin được đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện:
Một là, hướng nghiên cứu về ứng dụng của truyền thông trong ngoại giao văn hoá và phổ biến “sức mạnh mềm” của một quốc gia
Hai là, hướng nghiên cứu về các yếu tố khác của “sức mạnh mềm” của một quốc gia
Ba là, hướng nghiên cứu về “sức mạnh mềm” hoặc ngoại giao văn hoá của một số quốc gia khác có ảnh hưởng tại Việt Nam như: Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Bốn là, hướng nghiên cứu về các giải pháp giúp phát huy “sức mạnh mềm” của Việt Nam
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
* Lai Hongyi, Chính sách văn hoá của Trung Quốc: Phát triển vì “sức mạnh mềm”, Viện nghiên cứu Đông Á, 10/2006
* Vũ Hồng Anh, Chiến lược triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Đông Nam Á và kiến nghị chính sách với Việt Nam, Học Viện ngoại giao Việt Nam, 2008
* Hội đồng Chicago phối hợp với Viện nghiên cứu Đông Á, Khảo sát “sức mạnh mềm” tại Châu Á, 2008
* Báo cáo Quốc hội Hoa Kì, “Sức mạnh mềm” của Trung Quốc tại Đông Nam Á, 2008
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Phan Thi Anh Thu 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02 March 1985 4. Place of birth: HCMC
5. Admission decision number: 1376/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 29 Oct 2008
6. Changes in academic process: N/A
7. Official thesis title: The using of means of communications for China’s cultural popularization in Vietnam in recent times.
8. Major: International Relations 9. Code: 603197
10. Supervisors: Associate Professor Phung Thi Hue, PhD
11. Summary of the findings of the thesis:
Means of communications and cultural popularization play important roles in the expansion of China’s “soft power” in Vietnam. Culture is an important resource of China’s “soft power” while communications are used as a key vehicle to widely promote its culture. Key public outlets are used flexibly with many different communication channels, such as internet, televisions, radios, newspapers, magazines, books... The sending information is plentiful, attractive, and appropriate to the taste of mass receivers. By means of cultural popularization and intensifying communication in Vietnam, China has gained a number of successes in promoting “soft power” here at altering the Vietnamese public’s perception toward China’s rising international status, which is positively recognized by a somewhat remarkable amount of Vietnamese citizens.
With the aim to enhance the cultural attractiveness and improve pro-Chinese spirit in Vietnam, through cultural exchange and popularization, China’s leaders want to introduce China as a civilized, responsible, and reliable country. Cultural exchanges, festivals, movies, music, religion, sport, and tourism are resources for China to build its “peaceful rise”. The cultural contents are delivered flexibly by using high rate mass communication channels. The most common and effective channel to be used is television. Chinese books, newspapers, novels are very popular in Vietnam, playing important roles in delivering images of Chinese country, people, and philosophy.
Tourism is the most obvious achievement from popularizing images of Chinese country, people, and philosophy in Vietnam. Movies are main factors help impulse the development of China’s tourism.
Besides, the Chinese language popularization is getting good results as Chinese is the second most popular foreign language in Vietnam, right after English.
Vietnamese public’s perception toward China’s international role has altered positively. A somewhat remarkable amount of Vietnamese citizens said that they do not feel threatened by China’s rising international status.
Public communication plays an important role in increasing public’s perception toward China’s international role. Through a mass of communication means, China is sending a consistent message of a goodwill and responsible power.
China has a featured culture and Chinese people use those cultural values wisely and they get lots of praiseworthy achievements. Receiving other culture helps people enrich their knowledge and experience, yet may bring perils against the benefit of their own nation.
Through experiences of China in popularizing their culture and expanding “soft power”, Vietnam can selectively learn and apply appropriately with the country’s realistic condition. Along with political diplomacy and economic diplomacy, cultural diplomacy needs to be developed as its important role in popularizing the nation’s images. To do so, resources that make a nation’s soft power such as nation’s culture, nation’s value, nation’s policy, need to be strengthened.
12. Practical applicability, if any:
The rise of China in 21st century is reflected in many fields: politics, economics, culture, international relations… Among them, Chinese are especially interested in popularizing their culture as a vehicle to deliver their images and attractiveness into the world. As a neighbor and a part of South East Asia – where China is spreading their influence – as well, Vietnam has a cultural tie with China and is somehow influenced by that tie.
Being aware of those cultural effections, Vietnam would be able to have appropriate reactions, which help well acquire other country’s values and bring into play national values. Proposals mentioned in the thesis are possible to implement in cultural relations with China and can open for further research directions.
The thesis is practically useful for the development of cultural diplomacy and popularizing Vietnamese images into the world. China’s cultural diplomacy is a good example and a case study, from which Vietnam can learn and apply many things.
13. Further research directions, if any:
The thesis is dealing with a new subject which has not been popularly researched on in Vietnam. Hence, to enhance results of the thesis, we propose to have some further research directions as follow:
Firstly, directions of communication application in cultural diplomacy and “soft power” promotion of a country
Secondly, directions of other resources of “soft power” of a country
Thirdly, directions of “soft power” or cultural diplomacy of some other countries which have relations to Vietnam, such as The United States, Japan, Korea...
Fourthly, directions of methods to deploy “soft power” of Vietnam
14. Thesis-related publications:
* Lai Hongyi, China’s cultural diplomacy: Going for soft power, East Asia Institute, October 2006
* Vũ Hồng Anh, China’s “Soft power” strategy in South East Asia and suggestions for Vietnam, Diplomatic Academy of Vietnam, 2008
* The Chicago Council on Global Affairs and the East Asia Institute, Report “Soft Power in Asia”, 2008
* CRS report for congress, China’s “Soft power” in South East Asia. CRS report for congress, 2008