Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLV: Thực trạng hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình (Nghiên cứu tại Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình)

Thứ sáu - 09/10/2020 03:10

1. Họ và Tên: Nguyễn Thị Thu Hoài

2. Giới tính: Nữ                                                                                            

3. Ngày Sinh: 05/06/1996                                

4. Nơi Sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/QĐ-XHNV ngày 4/12/2018

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng): Không thay đổi

7. Tên đề tài luận văn: Thực trạng hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình (Nghiên cứu tại Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội            

9. Mã số: 8760101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học (ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác): PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

11. Tóm tắt kết quả luận văn: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Thực trạng hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình (Nghiên cứu tại Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình)” tác giả đã điều tra được thực trạng triển khai các hoạt động về đào tạo và tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số trên địa bàn, kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện dẫn đến tỷ lệ được đào tạo nghề và tìm kiếm được việc làm của thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số trên địa bàn là còn rất thấp. Nhu cầu học nghề và tìm kiếm việc làm của thanh niên khuyết tật trên địa bàn là rất cấp bách nhưng còn có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật dân tộc thiểu số huyện Mai Châu. Họ gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận các nguồn lực, các chính sách ở địa phương còn chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chưa phát huy hết tác dụng cũng như sự gắn kết từ các nguồn lực còn hạn chế, vì vậy thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu cần có thêm sự hỗ trợ từ các nguồn lực, đặc biệt là sự phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các đối tượng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Kết quả của đề tài “Thực trạng hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình (Nghiên cứu tại Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình)” có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số tại địa phương (đặc biệt tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình). Ngoài ra đề tài sẽ cung cấp tài liệu cho địa phương và quốc gia trong việc xây dựng các chính sách trong việc hỗ trợ cho thanh niên khuyết tật các dân tộc thiểu số về vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cũng như đề xuất các giải pháp và phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): không có

14. Các công trình công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê theo thứ tự thời gian, nếu có): không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Thu Hoai                         2. Sex: Felman

3. Date of birth: 05/06/1996                                      4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number: 3617/QĐ-XHNV date 04/12/2018

6. Changes in academic process: No

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: “The status quo of job training and support seeking for young people with disabilities in Hoa Binh province (Research in Mai Chau district, Hoa Binh province)”

8. Major: Social Work

9. Code: 8760101.01

10. Supervisors: Assoc Prof – PhD. Nguyen Thi Thai Lan, University of Social Sciences and Humanities (Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis: From the research results of the topic “The status quo of job training and support seeking for young people with disabilities in Hoa Binh province (Research in Mai Chau district, Hoa Binh province)”, the author has investigated the status of implementing job training and support seeking activities for young people with disabilities of ethnic minorities in the area, the research results show that there are still many difficulties in the implementation, which leads to the fact that the rate of young people with disabilities forom ethnic minorities to receive vocational training and job seeking is very low. The need for vocational traning and job seeking in the area is very urgent, but there are still many factors negatively affecting vocational training and job seeking for young people with disabilities in Mai Chau district. Young people with disabilities of ethnic minorities face many barriers in accessing resources. Local policies have not been fully and timely implementing, and not brought into full play their effects and cohesion. Resources are limited, so young people with disabilities of ethnic minorities in the study area need more support from resources, especially promoting the role of social workers.

12. Practical applicability, if any:

The result of the topic “The status quo of job training and support seeking for young people with disabilities in Hoa Binh province (Research in Mai Chau district, Hoa Binh province)” can be used as reference material for  vocational training and job seeking support for local ethnic minority youth with disabilities  (especially in Mai Chau district, Hoa Binh province). In addition, the topic will provide documents for local and the state’s government for the development of policies to support young people with disabilities of ethnic minorities on vacational training and job seeking support, as well as proposing solutions and promoting the role of social workers in support.

13. Further research directions, if any: No

14. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây