Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLV: Tập tục hôn nhân của một số dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung

Thứ ba - 13/05/2014 04:06

1. Họ và tên học viên: Đào Thị Huyền Trang      

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/ 10/ 1988.

4. Nơi sinh: Phú Thọ...

5.Quyết  định  công  nhận  học  viên:  số1883/ 2010/ QĐ –XHNV - SĐH  ngày: 21/10/2010  của  Hiệu  trưởng  Trường  Đại  học  Khoa  học Xã  hội  và  Nhân  văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Tập tục hôn nhân của một số dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.

8. Chuyên ngành:Châu Á học          ; Mã số:603150..

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. Nghiêm Thúy Hằng,  giảng viên  Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Đề tài " Tập tục hôn nhân của các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung" đã khái quát phần nào vấn đề hôn nhân các dân tộc thiểu số mà đại diện là các nhóm Nùng (Việt Nam) -  Choang (Trung Quốc); Dao (Việt Nam) – Dao  (Trung Quốc). Đầu tiên luận văn đã phần nào làm sáng tỏ dân tộc xuyên biên giới là gì? Tập tục hôn nhân là gì? Đặc điểm gì để xác định dân tộc xuyên biên giới  và tập tục hôn nhân? Luận văn dùng những "quy chuẩn" này làm "quy chiếu"  để tìm hiểu tập tục hôn nhân của các nhóm dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung. Phân tích tập tục hôn nhân luận văn tập trung vào hai nhóm dân tộc là Nùng – Choang và Dao – Dao với những đặc điểm về: độ tuổi kết hôn, phạm vi thông hôn, độ tuổi kết hôn, nguyên tắc cư trú trong hôn nhân và nghi thức tiến hành hôn lễ. Những phân tích này được đặt trong sự đối chiếu so sánh giữa các nhóm dân tộc với nhau đã tạo nên bức tranh tương đối đầy đủ về tập tục hôn nhân của các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung. Chính việc tìm hiểu về tập tục hôn nhân của dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung  này chúng ta thấy sự khác biệt và tương đồng về tập tục hôn nhân giữa các nhóm dân tộc. Sự tương đồng này có được là do sự kết hợp của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường sinh sống, phương thức sinh hoạt, cùng chịu sự tác động của văn hóa Hán trong lịch sử... Điều đặc biệt là do các nhóm dân tộc này có chung nguồn gốc lịch sử xa xưa mà ở đây theo phân tích chính là khối Bách Việt. Theo thời gian cũng như quá trình vận động xã hội, hạn hán, chiến tranh, tật bệnh ..mà các các dân tộc di cư, phân tách thành các nhóm dân tộc khác nhau. Chính điều này đã tạo nên vùng văn hóa biên giới Việt – Trung vừa mang những nét tinh hoa văn hóa độc đáo vốn có của từng dân tộc lại vừa có những nét văn hóa cơ bản đặc trưng theo từng nhóm cộng đồng.

Tuy nhiên thời gian gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quốc tế hóa đã tác động khá nhiều đến đời sống các dân tộc nói chung và các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung nói riêng. Chính sự tác động này đã khiến cho tập tục hôn nhân của các dân tộc thay đổi. Sự thay đổi này có nhiều điểm tích cực như nâng cao dân trí, quyền tự do hôn nhân được coi trọng, những hủ tục lạc hậu dần được giảm bớtnhưng bên song song với nó cũng cần giảm thiểu những hạn chế, bất cập như: lai cẳng văn hóa, mất đi giá trị truyền thống tốt đẹp Để làm được điều này luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị hi vọng nâng cao đời sống cấc dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và tăng cường giao lưu văn hóa để góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:  Từ những tìm hiểu về tập tục hôn nhân của các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về văn hóa một số dân tộc ít người. Đồng thời giúp hai  nước Việt Nam và Trung Quốc có những chính sách tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa các dân tộc thiểu số này nói riêng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nguồn gốc của một số dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Các học giả Việt Nam cũng tiến hành nghiên cứu vấn đề dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung. Đó là những công trình của Viện Dân tộc học, của các trường đại học, trong đó đặc biệt là game đánh chắn online đổi thưởng - Đại học Quốc gia Hà Nội: GS.TS. Đỗ Quang Hưng nghiên cứu về Tôn giáo, tín ngưỡng trong các dân tộc thiểu số dọc biên giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, GS.TS. Trần Trí Dõi với vấn đề  Khái quát bức tranh ngôn ngữ  văn hóa các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.

Về phía Trung Quốc có Luận văn tiến sĩ của Giang Nam, Tập tục hôn nhân gia đình của các dân tộc xuyên biên giới Việt- Trung, Đại học dân tộc trung ương, 2011(江南, 中国跨境民族婚姻家庭习惯法研究,中央民族大学). Tác giả có để cập đến vấn đề dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung  và đặc biệt đi sâu vào vấn đề pháp luật quy định về chế độ hôn nhân gia đình tại các dân tộc. Thông qua đó để góp phần giúp cho bộ luật về hôn nhân , gia đình tại ở các dân tộc đó ngày càng  hoàn  thiện và có hiệu quả.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : DAO THI HUYEN TRANG       2. Sex: Female

3. Date of birth:  23, October 1988                  4. Place of  birth: Phu Tho

5. Admission decision number: 1883/ 2010/ QĐ –XHNV-SĐH.. Dated 21 October, 2010 By Rector of College of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The customary marriage of boundary nationalities living along the cross - border between Vietnam and China.

8. Major: Asian Studies                           9. Code: 603150

10. Supervisors: Dr. Nghiem Thuy Hang - College of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis: The thesis of "The customary marriage of boundary nationalities living along the cross - border between VietNam and China " was the essential part of the marital problems of minorities represented the Nung (Vietnam)-Zhuang (China); Yao (Vietnamese) - Yao(China). The thesis answered clearly what cross-border peoples is? What is the marriage? What are characteristics to identify cross-border peoples and marriage customs? The thesis uses "regulation" as "reference" to learn marriage customs of cross-border ethnic groups in Vietnam. The marriage customs analysis essay focuses on the two ethnic groups are Zhuang -Nung and Yao – Yao with: love concept, basic system of marriage, the range of inter-marriage... The analysis is placed in the collation comparison between ethnic groups together creates a relative picture about marriage customs of the peoples in border between Vietnam - China. The understanding of marriage customs in cross-border Vietnam-China, we see the differences and similarities of marriage customs between ethnic groups. This similarity may be due to a combination of many factors such as natural conditions, Habitat, subsistence practices, and is subject to the impact of the Han culture in history ... especially ethnic groups are common origins the ancient history that here in the main analyses as Bach Viet blocks. From time to time as well as the process of social mobilization, drought, war, illness, disease and...that the migratory peoples, separated into different ethnic groups. This has created the culture of Vietnam-China border just brought the essence inherent unique cultures of each ethnic group have had the basic culture characterized by community groups. Recently, however, the process of industrialization and modernization, internationalization has many effects on the lives of peoples and the peoples of the Vietnam-China border in particular. The main implications of this caused the marital customs of ethnic change. This change has many advantages such as advanced, freedom of marriage be respected, these pots and continue backward slowly be reduced ... but the sides parallel to it should also minimize the limitations, shortcomings such as: lai, legs, lose value tradition ... To do this thesis put forward a number of recommendations hoped to enhance the life minorities, preserving traditional cultural identity and enhance cultural exchange to contribute to preserving and promoting the culture of the peoples of Vietnam-China cross-border.

12. Practical applicability, if any: Searching marital customs of the peoples of the Vietnam-China border will contribute to improving understanding of the culture of some minority. At the same time help the two countries of Vietnam and China have the policy strengthens the cooperation.

13. Further research directions, if any: The origins of peoples of the Vietnam-China border.

14. Thesis-related publications:

The actor also conducts research on the cross-border ethnic issues that Vietnam-China. It is the work of the Institute of Ethnology, of the universities, of which especially the University of social sciences and Humanities – Hanoi National University: Dr. Do Quang Hung studies on religion, beliefs of ethnic minorities along the northern border with China, Dr. Tran Tri Doi-  The ceiling Decoration Track with essential issues of cultural linguistic picture of the peoples of the Vietnam-China border.

The Chinese have the doctoral dissertation of Jiangnan, mores marriage the family of the cross-border ethnic-Vietnamese Central ethnic University, 2011 (江南, 中国跨境民族婚姻家庭习惯法研究, 中央民族大学). The author mention the cross-border ethnic issues Vietnam and especially going into the issue of laws regulating the marital regime of families in the nation. Through which to make laws on marriage, the family in the nation which improved and effective.

Tác giả: Đào Thị Huyền Trang

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây