Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: MAI THỊ THÙY DƯƠNG; 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/11/1988
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ Việt Nam – Australia trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1998 đến nay.
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60310206.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã nghiên cứu và làm rõ 3 nội dung: Cơ sở hình thành hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia; Hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia trên các cấp độ từ năm 1998 đến nay; Đánh giá quan hệ Việt Nam – Australia trong lĩnh vực giáo dục. Qua đó, hệ thống hóa quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Australia từ năm 1998 đến nay cũng như đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ giáo dục hai nước phát triển hơn.
Ngày nay, bên cạnh các hoạt động "ngoại giao chính thống" thì các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa, giáo dục, xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động đối ngoại của nước ta. Đặc biệt quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đã góp phần lớn giúp cải thiện dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.
Trong các quan hệ hợp tác giáo dục của Việt Nam với nước ngoài, có thể thấy, quan hệ giữa Việt Nam và Australia rất phát triển. Australia là nước có nhiều chương trình hợp tác cũng như viện trợ với quy mô lớn cho giáo dục Việt Nam. Quan hệ giáo dục là một trong những kênh "ngoại giao" được thiết lập sớm nhất và rất được hai nước quan tâm. Tuy nhiên phải đến năm 1998, mối quan hệ này mới thực sự phát triển, với cột mốc Đại học RMIT Việt Nam, đại học quốc tế đầu tiên được chính phủ Việt Nam phê duyệt, do một cơ sở đào tạo uy tín của Australia thành lập. Từ đó đến nay, quan hệ giáo dục giữa hai nước liên tục phát triển trên các cấp độ nhà nước cũng như phi nhà nước. Các hoạt động hợp tác giáo dục giữa hai nước đã góp phần tăng cường hiểu biết giữa hai nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, giáo dục trở thành dịch vụ mang lại doanh thu lớn cho Australia, hợp tác giáo dục là nền tảng của những hợp tác đa lĩnh vực giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, có thể thấy mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn tồn tại một số hạn chế và tiềm năng đẩy mạnh quan hệ trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước nói riêng, cũng như quan hệ song phương nói chung vẫn còn rất lớn. Các dự án đầu tư từ Australia cho ngành giáo dục nước ta vẫn còn chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn. Việt Nam cũng cần quan tâm hơn nữa về việc củng cố hệ thống quy định pháp lý về đầu tư/viện trợ giáo dục nhằm tạo cơ sở cho các hoạt động hợp tác giáo dục phát triển đúng hướng.
Quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia là một đề tài ít được quan tâm nghiên cứu, tác giả mong muốn những thông tin được tập hợp, trình bày một cách hệ thống kèm theo những đánh giá trong luận văn sẽ có giá trị tham khảo và nghiên cứu đối với những ai quan tâm đến vấn đề hợp tác giáo dục nói chung và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Australia nói riêng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Toàn bộ kết quả nghiên cứu của Luận văn đều có khả năng ứng dụng trong thực tiễn ngay từ thời điểm hiện tại. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia được trình bày một cách đầy đủ và hệ thống, là cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp, chính sách đẩy mạnh quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước. Đồng thời, những đánh giá, khuyến nghị mà luận văn đưa ra đều là kết quả rút ra từ nghiên cứu, khảo sát thực tế, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn nhằm cải thiện quan hệ giáo dục giữa hai nước nói riêng, cải thiện chất lượng hợp tác giáo dục nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tác giả luận văn đứng trên góc nhìn của một người nghiên cứu quan hệ quốc tế để đánh giá về mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia Việt Nam và Australia. Luận văn chưa có điều kiện đi sâu đánh giá về những vấn đề thuộc chuyên môn giáo dục để kiến nghị những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hợp tác giáo dục giữa hai nước từ góc độ này.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: MAI THỊ THÙY DƯƠNG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 22/11/1988 4. Place of birth: Thanhhoa, Vietnam.
5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 28th December 2012
6. Changes in academic process: .............................................................................................
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Relationship between Vietnam and Australia in the field of education from 1998 to present.
8. Major: International Relations ...................... 9. Code: 60310206 ...............................
10. Supervisors: Prof. Dr. Pham Quang Minh
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
Three contents were researched and clarified in this thesis: Basis of Cooperation in Education between Vietnam and Australia; Vietnam - Australia education cooperation on levels from 1998 to present; assess the relationship between Vietnam and Australia in the field of education. Thereby, the thesis ‘author systematized education cooperation between Vietnam and Australia from 1998 to present and made recommendations to promote bilateral education cooperation.
Nowadays, besides "mainstream diplomatic" activities, exchanges of culture, education and society also play an important role in our country's foreign affairs. Especially the cooperation in the field of education has greatly contributed to improve the quality of human resources, thereby contributing to boost Vietnamese economy and society.
The education cooperation between Vietnam and Australia is well developed. Many education cooperation and aid programs at large scale came from Australia. Education relationship was one of the oldest "diplomatic" channels to be set and to be interested by both countries. However, not until 1998, this relation has really been developed with the emergence of RMIT University Vietnam, the very first international university to be approved by Vietnamese government which was established by RMIT Australia. Since then, education relation between the two countries is continuously developing on the state as well as non state levels. Education cooperation has contributed to increase understanding between the two countries, improve the quality of Vietnamese human resources, and bring huge revenue to Australia and to be the basis of cooperation in other fields.
However, this relationship still remains some limitations and the potential to promote relation in the field of education in particular, as well as bilateral relations in general is very large. The Australian educational investment projects for Vietnam have not achieved desired results. Vietnam also needs to pay more attention to strengthening the legal system on investment/ aid to education to create the basis for cooperative educational activities to be developed in the right direction.
Educational partnerships between Vietnam and Australia is a neglected topic of research, the authors hope that the information was arranged and presented in a systematic way together with the evaluation in this thesis will be a valuable reference for those who interested in the issue of education cooperation in general and education cooperation between Vietnam and Australia in particular.
12. Practical applicability, if any:
The relationship between Vietnam and Australia are shown thoroughly and systematically, as a basis for in-depth research on solutions and policies to promote education cooperation between the two countries. Also, the assessment and recommendations the thesis made are all the results conducted from researches and field survey, which can be immediately applied in practice to improve relations between the two countries' education cooperation in particular, improve the quality of education cooperation in general.
13. Further research directions, if any:
Thesis ‘author stands on one's perspective of international relations research to assess the educational cooperation between the two countries Vietnam and Australia. This thesis has not be conducted in depth assessment of the educational expertise issues to propose solutions that help improve the efficiency of educational cooperation between the two countries from this perspective. So it is needed to have the further researches on the above contents.
14. Thesis-related publications: ..............................................................................................
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn